Các nội dung chủ yếu để tăng cường xã hội hoá công tác thu gom và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 27 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Các nội dung chủ yếu để tăng cường xã hội hoá công tác thu gom và

việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia các hoạt động BVMT, là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp BVMT và của đất nước. Nói cách khác, xã hội hóa cơng tác BVMT là phải biến các chủ trương, chính sách, các bộ luật về BVMT thành nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý cho tới mọi người dân ở mọi lứa tuổi trong xã hội. Mục đích của xã hội hóa cơng tác BVMT là nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động BVMT, nhằm giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, đảm bảo hiệu quả về kinh tế - xã hội. Riêng hiệu quả về kinh tế chính là tiết giảm được nguồn vốn trong ngân sách quốc gia chi trả cho công tác bảo vệ mơi trường; tức là sẽ có nhiều lĩnh vực khác sẽ được đầu tư nhiều hơn, phúc lợi công cộng sẽ được lớn hơn.

2.1.2. Các nội dung chủ yếu để tăng cường xã hội hố cơng tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải sinh hoạt

Phát triển kinh tế – xã hội gắn kết với BVMT là mục tiêu và cũng là đường hướng cơ bản để đạt tới sự phát triển bền vững. Do tầm quan trọng ngang nhau của mơi trường và phát triển nên khơng thể có sự đánh đổi của môi trường cho phát triển hay ngược lại. BVMT theo đó trở thành một vấn đề mang tính tất yếu khách

quan trong thời đại phát triển ngày nay. Việt Nam đang trên con đường phát triển hội nhập, nền kinh tế đang chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Cùng với việc đề ra nhiều văn bản để thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, Đảng và nhà nước ta luôn nhấn mạnh BVMT là một trong những vấn đề sống còn, là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bảo đảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống nhân dân; BVMT vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản để đạt được sự phát triển bền vững ở nước ta. BVMT được xác định là một nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách, do đó cần có sự tham gia của tồn xã hội. Nói cách khác, cơng tác xã hội hóa BVMT là cần thiết và cần được đẩy mạnh thực hiện. Xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải là một nhiệm vụ trong tổng thể các nhiệm vụ phức tạp và cấp bách đó, làm tốt được điều này nó sẽ giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước (Trần Thanh Lâm, 2003). Chính vì đó, một số những nội dung chủ yếu để tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt như sau:

2.1.2.1. Cơng tác ban hành các văn bản, chính sách của huyện để tăng cường xã hội hoá thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Công tác xây dựng văn bản, chính sách để tăng cường xã hội hoá thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt phải được xác định từ yêu cầu nhiệm vụ của việc quản lý nhà nước tại địa phương, xuất phát từ thực trạng sự cấp thiết để xây dựng văn bản.

Rà sốt tồn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ mơi trường trong đó trọng tâm là vấn đề xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; từ đó đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản về bảo vệ môi trường để phù hợp và sát với tình hình thực tế của địa phương.

Phải có sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ban hành văn bản, chính sách liên quan đến BVMT. Phải coi văn bản, chính sách đó như là một phương tiện, công cụ để các cấp chính quyền địa phương thực hiện chức năng, quyết định những vấn đề liên quan đến công tác xã hội hóa thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương trong từng giai đoạn.

Ban hành văn bản, chính sách phải đúng quy trình thủ tục của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; xác đinh rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu soạn thảo (Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Văn Giang, 2015).

2.1.2.2. Tăng cường và đổi mới công tác truyền thông về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt chính là “sản phẩm” từ các hoạt động sống của con người, do đó muốn hạn chế rác thải cần phải thay đổi nhận thức của mỗi người và dần thay đổi đến hành vi của họ. Mà một trong những biện pháp hiệu quả hơn cả để nâng cao nhận thức của người dân là công tác giáo dục và truyền thông.

“Muốn thay đổi nhận thức của người dân thì cần phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường của toàn xã hội. Phải khai thác triệt để các lợi thế này theo hướng tổ chức biên soạn chương trình phát thanh truyền thơng để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm vệ sinh môi trường đến người công dân, phổ cập và nâng cao hiểu biết, cung cấp thông tin về vệ sinh môi trường; cổ động liên tục cho các phong trào tồn dân vệ sinh mơi trường, nêu gương điển hình trong việc vệ sinh mơi trường. Công tác truyền thông phải nhằm vào các đối tượng là chính quyền địa phương, các tổ vệ sinh của các thôn, khu phố, cộng đồng dân cư và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện việc đổi mới và đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị, xã hội và mỗi người dân trong việc tham gia vào xã hội hố cơng tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.

Tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp các cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

Nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các ban ngành, đoàn thể cơ sở, các đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện Văn Giang bằng những hành động cụ thể thiết thực.

Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường học. Việc cung cấp đầy đủ tri thức và xây dựng ý thức tự giác vệ sinh môi trường của các công dân phải được bắt đầu từ lứa tuổi học đường. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học và hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác vệ sinh mơi trường, thấm sâu tình u thiên nhiên đất nước cho học sinh, đặc biệt là ở các trường mầm non, tiểu học” (Diêm Quốc Dũng, 2014).

2.1.2.3. Đầu tư, huy động tối đa nguồn lực phục vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Môi trường là tài sản chung của mọi người và mang tính cơng hữu rõ rệt. Mơi trường tốt mọi người có quyền được hưởng, môi trường xấu đi thì mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Huy động lực lượng cộng đồng tham gia bảo vệ mơi trường là nói đến tồn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, làm cho hoạt động này mang tính xã hội, vì lợi ích chung của xã hội và được mọi người trong xã hội tham gia. Khi các cộng đồng tham gia vào các hoạt động giữ gìn mơi trường thì đó là “Tồn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Môi trường và các hoạt động về mơi trường tự nó đã mang tính xã hội cao, nên cơng tác bảo vệ mơi trường được tồn dân tham gia là một việc làm phù hợp.

Chủ trương “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” được nêu rõ trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết 41NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15-11-2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đã nêu rõ cần phải tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường đã khẳng định bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Trong Chiến lược quốc gia về bảo vệ mơi trường (giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030) cũng đã nêu những luận điểm quan trọng là: Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa bảo vệ mơi trường bằng luật pháp, bằng các văn bản pháp lý để huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý mơi trường các cấp.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia một cách tích cực nhất nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề mơi trường. Họ có thể tham gia dưới những hình thức như: tham gia giữ gìn vệ sinh mơi trường nhằm cải thiện tình hình mơi trường tại khu dân cư; thành lập các công ty, hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường…đảm bảo khâu thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

Đa dạng hoá các kênh đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường để bảo đảm có đủ nguồn lực giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường, chú trọng phát huy mọi nguồn lực trong toàn xã hội để đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện; nhằm từng bước giảm

chi cho công tác vệ sinh môi trường từ ngân sách Nhà nước; chuyển từ tư duy bao cấp sang cơ chế tự chủ, theo đúng định hướng của nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu và xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của huyện để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngồi huyện đầu tư cho cơng tác vệ sinh mơi trường. Trong đó có nội dung tăng mức thu phí vệ sinh mơi trường đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Có cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến khích về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực vệ sinh môi trường đặc biệt trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

2.1.2.4. Tổ chức tham quan học tập các mơ hình thí điểm về thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Hiện nay, Tại một số Tỉnh, Thành phố trong cả nước đã triển khai một số mơ hình xã hội hóa trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đã đạt được những kết quả nhất định và đã khẳng định được tính ưu việt của những mơ hình này. Cơng tác học tập, trao đổi kinh nghiệm với những địa phương kể trên là những cơ sở thực tiễn rất quan trọng làm nền tảng để nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm nhằm tăng cường xã hội hố cơng tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên đại bàn huyện (Phòng Tài nguyên và mơi trường huyện Văn Giang, 2015).

2.1.2.5. Khuyến khích các thành phần tham gia và tăng cường thành lập các tổ đội vệ sinh mơi trường tự quản ở thơn, xóm, khu phố (mơ hình xã hội hố)

Để khuyến khích các thành phần tham gia và tăng cường thành lập các tổ đội vệ sinh mơi trường tự quản ở thơn, xóm, khu phố thì cần tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm như sau:

Xây dựng chương trình, kế hoạch xã hội hố cơng tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý, giao cho các khu phố, thơn, xóm tổ chức thực hiện; tổ chức thành lập các tổ độ vệ sinh mơi trường tự quản, nhóm người lao động, trang bị công cụ, dụng cụ, phương tiện cho công tác vệ sinh môi trường;

Ban hành hướng dẫn các tuyến thu gom tập kết rác thải sinh hoạt về các địa điểm tập kết đã quy hoạch trên địa bàn; Thực hiện việc tự quản lý trên các tuyến đường, ngõ xóm; động viên nhân dân giữ gìn vệ sinh mơi trường, chấp hành các quy định về quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Thường xuyên phát động các ngành, các cấp, các lực lượng tham gia tổng vệ sinh hàng tuần vào một ngày cố định trong tuần (thứ 7 hoặc Chủ nhật), các

ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm với lực lượng nòng cốt là Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cơng đồn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân...

“Xây dựng phong trào tồn dân vệ sinh mơi trường, chú trọng xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, cam kết vệ sinh mơi trường, trong đó đưa mức thu phí vệ sinh môi trường phù hợp với thực tiễn địa phương để bàn, thống nhất và tổ chức thực hiện. Đưa tiêu chí vệ sinh mơi trường gắn với gia đình văn hố; phát triển các mơ hình cụm, tổ dân cư văn hóa, cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động xã hội hố cơng tác vệ sinh mơi trường trên địa bàn” (Diêm Quốc Dũng, 2014).

Khen thưởng, động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với các cá nhân có thành tích trong cơng tác vệ sinh môi trường tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)