Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
4.1.2. Khái quát tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và mô hình thu
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
4.1.2.1. Công tác thu gom
Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay do Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý (từ các bãi tập kết rác của các xã và thị trấn) và một phần lớn trong thu gom là do các tổ, đội vệ sinh môi trường của các xã, thị trấn thu gom từ các hộ dân đến bãi tập kết rác thải theo quy định. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện rất được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển như hiện nay. Khối lượng rác thải phát sinh khoảng 50 tấn/ngày. Khối lượng ước tính của mỗi loại rác theo nguồn phát sinh là:
- Rác thải từ các hộ gia đình: 35 tấn/ngày. - Rác thải từ các chợ: 7 tấn/ngày.
- Rác thải từ các nhà hàng, quán ăn: 5 tấn/ngày.
- Rác thải từ các hoạt động thương mại khác: 2 tấn/ngày. - Rác thải từ các khu vui chơi công cộng: 01 tấn/ngày.
Rác thải sinh hoạt sinh hoạt từ các hộ gia đình được thu gom bằng các xe đẩy tay, xe cải tiến, xe gia súc kéo (xe ngựa) hoặc xe thu gom của Huyện chạy theo các tuyến đã định sẵn.
Thời gian thu gom rác thải tại huyện Văn Giang:
- Đối với các xã: công nhân tại các tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản thu gom rác từ các hộ gia đình vào các xe đẩy tay, xe công nông, xe gia súc kéo sau đó đẩy tới tập kết tại các bãi của địa phương, theo lịch vận chuyển hợp đồng với Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 trong ngày sẽ được xe chuyên dụng vận chuyển đi xử lý.
- Đối với Thị trấn Văn Giang: công nhân của các tổ đội thu gom rác vào xe đẩy tay sau đó đẩy tới khu trung chuyển đã được quy định. Xe chuyên dụng của UBND Huyện sẽ thu gom một ngày hai lần vào buổi sáng và chiều theo quy định và chở đi xử lý tại bãi xử lý rác Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên.
- Hầu hết rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn cả rác thải hữu cơ và vô cơ; tỷ lệ rác thải sinh hoạt toàn huyện được thu gom đạt 65% - 70%, với khối lượng từ 45- 50 tấn/ngày (lượng phát thải trung bình 0,4 kg/người/ngày). Phần còn lại, chưa được thu gom đang trôi nổi ở địa bàn
các thôn, khu phố, ở các tuyến đường giao thông, ở các ao hồ… gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị (UBND huyện Văn Giang, 2014).
Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như nilon, giấy vụn, kim loại, nhựa, thuỷ tinh còn rất thấp và chủ yếu là tự phát, manh mún, không được quản lý.
Bảng 4.3. Khối lượng phát sinh, hiệu suất thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt
STT Nội dung
Năm So sánh
2014/2013 (%)
2013 2014
1 Lượng rác thải phát sinh (tấn) 11.238 19.350 72,18
2 Lượng rác thải thu gom và xử lý (tấn) 7.283 13.125 80,21
3 Hiệu suất thu gom và xử lý (%) 64,8 67,8 4,61
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Văn Giang (2014)
4.1.2.2. Công tác xử lý
Trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay có 9 điểm tập kết rác thải sinh hoạt nằm trên các xã, thị trấn: Thị trấn Văn Giang, Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao, Long Hưng, Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Tân Tiến, Mễ Sở. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt sau khi thu gom được tập kết về các điểm trung chuyển kế trên. Trong ngày, toàn bộ số lượng rác thải sẽ được xe chở rác của UBND Huyện và công ty Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 vận chuyển về khu xử lý tại bãi rác Đại Đồng. Cụ thể:
- Xe chở rác của UBND huyện Văn Giang sẽ đảm nhiệm vận chuyển rác từ điểm tập kết về khu xử lý tại bãi rác Đại Đồng của các địa phương: Thị trấn Văn Giang, một số thôn của xã Phụng Công và Tân Tiến
- Những điểm tập kết rác còn lại do công ty Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 đảm nhiệm vận chuyển về khu xử lý tại bãi rác Đại Đồng.
- Đặc biệt, Hai xã là Thắng Lợi và Liên Nghĩa chưa cõ bải tập kết rác thải sinh hoạt nên xử lý bằng cách chôn lấp tại chỗ.
Hiện nay, công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11(URENCO 11) là đơn vị duy nhất tổ chức xử lý rác thải trên địa bàn 11/11 xã, thị trấn của toàn
huyện với diện tích đất tự nhiên là 71,81 km2. Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) cũngđã ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải rắn với trên 100 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn (khoảng 70%) (Phòng Tài nguyên môi trường huyện Văn Giang, 2014).
* Biện pháp xử lý chất thải rắn đang áp dụng: sử dụng phương pháp chôn
lấp hợp vệ sinh theo quy trình sau (Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công
nghiệp 11, 2012):
a) Thu hồi những vật chất có thể tái sử dụng: trong quá trình thu gom, công nhân đã tiến hành lựa chọn để thu hồi những chất có thể tái chế, tái sử dụng được. Khi về đến bãi, rác thải lại được đội quân “đồng nát” lựa chọn để tái thu hồi một lần nữa. Các vật chất có thể thu hồi là: chai, lọ, đồ hộp, giấy bìa, đồ nhựa, thuỷ tinh, kim loại, nylon, polyme..., phần rác còn lại chủ yếu là vật chất hữu cơ, vật liệu xây dựng và các vật chất không còn tận dụng được nữa sẽ được đưa vào bước xử lý tiếp theo.
b) Xử lý sinh - hoá: dùng chế phẩm EM phun trực tiếp vào rác thải, nhờ
có các vi sinh vật trong dung dịch EM nên rác thải được phân huỷ rất nhanh chóng, hạn chế mùi hôi thối. Ngoài chế phẩm EM, công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) còn sử dụng thuốc diệt côn trùng (Crack Down,Terex), vôi bột...để xử lý, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
c) San ủi, đầm nén: rác được san ủi, đầm nén kỹ, có bề mặt dốc nghiêng 150 - 300 để đảm bảo thoát nước bề mặt. công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 đang sử dụng máy ủi bánh xích DT 75 và máy xúc đào để san ủi, đầm nén rác thải.
d) Phủ, lấp đất: sau khi qua xử lý cơ học, sinh - hoá, mỗi lớp rác dày từ 1 -1,5m sẽ được phủ một lớp đất dày 10-15 cm. Đất phủ có hàm lượng sét lớn hơn 30% để hạn chế mùi bốc và sự thấm nước...
Theo số liệu của UBND huyện Văn Giang từ năm 2013 đến hết tháng 8/2014 công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) đã vận chuyển và xử lý đươc 17.426 tấn rác thải, cụ thể như sau:
- Năm 2013: 7.283 tấn rác thải
Biểu đồ 4.2. Khối lượng rác thải được xử lý trên địa bàn huyện Văn Giang qua 2 năm 2013, 2014
Nguồn: Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (2014)
4.1.2.3. Mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Nước ta đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đó là một thực tế và thách thức to lớn…Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp thiết thực nhằm khôi phục và cải thiện tình trạng môi trường hiện nay. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Nhưng Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, ngân sách nhà nước còn hạn chế, phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực, nợ công, nợ chính phủ đã đến mức báo động nên công tác BVMT vẫn chưa được thỏa đáng. Vì vậy việc huy động sự đóng góp của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường là rất cần thiết, phải coi bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của cả cộng đồng.
Khi chuyển sang nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) và chính thức từ những năm đầu của thập niên 1990. Nhà nước đã chuyển dần vai trò của mình từ quản lý và điều hành trực tiếp hoạt động phát triển đất nước sang chức năng hoạch định, giám sát và điều phối chính sách phát triển và đặc biệt là phát triển một nền kinh tế có nhiều thành phần.
Trong công tác BVMT cụ thể là t r o n g thu gom và xử lý rác thải, thì có thể áp dụng ba mô hình: mô hình doanh nghiệp quốc doanh, mô hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh và mô hình cộng đồng tự quản trong công tác thu gom và xử lý rác thải (mô hình XHH). Tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường…của từng địa phương để lựa chọn mô hình tổ chức quản lý cho phù hợp, việc xây dựng một mô hình tổ chức quản lý thích hợp sẽ quyết định đến hiệu quả của công tác vệ sinh môi trường. Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên, được thực hiện theo các mô hình sau:
a) Mô hình 1: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (đảm nhiệm công tác vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt)
Theo thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên, ngày 01 tháng 2 năm 2013, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định số:300/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2015. Trong Quyết định đã nêu rõ trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 2 đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTR là Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11- thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt và công nghiệp) và Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên (thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên). Như vậy, Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11(URENCO 11) đóng trên địa bàn xã Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên là doanh nghiệp duy nhất được UBND tỉnh giao đảm nhận phần lớn công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Công ty cổ phần URENCO-11 là công ty con của công ty TNHH Nhà nước một thành viên môi trường đô thị Hà Nội. Công ty được UBND tỉnh Hưng Yên cấp phép đầu tư theo giấy phép đầu tư số: 05101000017 ngày 09 tháng 2 năm 2007 với những nội dung cụ thể như sau:
- Mục tiêu của Dự án: Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh khác
- Quy mô: xử lý chất thải sinh hoạt 200 tấn/ngày, xử lý chất thải công nghiệp 150 tấn/ngày.
- Vốn đầu tư thực hiện dự án: 80.736 triệu đồng (gồm vốn vay ngân hàng, vốn tự có và góp bổ sung để thực hiện dự án.
Đây là mô hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh và được tỉnh Hưng Yên cho thuê đất cấp phép đầu tư và được ưu đãi về: Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất, nhập khẩu...
Quy trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Văn Giang thì do Phòng Tài nguyên môi trường huyện và công ty URENCO-11 ký kết và thể hiện bằng những điều khoản trong hợp đồng, cụ thể là:
- Rác từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức để tại vỉa hè. Công nhân của các tổ đội vệ sinh sử dụng xe đẩy tay thu gom rác theo tuyến; đẩy xe về tập kết tại điểm trung chuyển. Tại những bải tập kết rác thải này, công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 đã đặt sẵn những thùng Contener chứa rác ở đó và các công nhân đổ rác vào thùng.
- Các xe ô tô chuyên dụng của công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 sẽ đến các bãi tập kết rác thải và vận chuyển rác thải về bãi rác của công ty tại xã Đại Đồng – Văn Lâm và xử lý. Việc thu gom rác của Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11được thực hiện 02 lần/ngày (từ 4h00 - 8h00 và 14h30-19h00).
Sơ đồ 4.1. Công tác vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Văn Giang (2014) Điểm tấp kết, chung chuyển chất
thải rắn sinh hoạt
Bãi xử lý chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Đại Đồng – Văn Lâm
Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 Xe chở, ép chất thải rắn
sinh hoạt chuyên dụng của UBND huyện Văn Giang(chỉ vận chuyển một
* Ưu điểm:
Do hoạt động theo hình thức hợp đồng giao khoán, nghiệm thu, giám sát chất lượng, thanh quyết toán theo khối lượng công việc cho một đơn vị nên có sự phối hợp tương đối chặt chẽ giữa các khâu vận chuyển và xử rác thải, khi có sự cố xảy ra dễ dàng huy động sự giúp đỡ của các đơn vị khác.
* Nhược điểm:
Thu gom, xử lý rác thải cần vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm khiến cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không muốn hoặc không có khả năng tham gia vào để thực hiện các hoạt động này.
Cho đến nay, Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11vẫn là đơn vị cung ứng sản phẩm dịch vụ kể trên duy nhất nên yếu tố cạnh tranh gần như không có. Doanh nghiệp không chú ý tới việc giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả hoạt động. Xét về mặt kinh tế là vẫn chưa hiệu quả, chưa tiết kiệm được nhiều cho ngân sách Nhà nước.
b) Mô hình 2: UBND Các xã, thị trấn trấn thành lập Tổ, đội vệ sinh môi
trường (mô hình XHH)
Sơ đồ 4.2. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt của Tổ đội vệ sinh môi trường tự quản trên địa bàn huyện
Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Văn Giang (2014) Điểm tập kết, trung chuyển chất
thải rắn sinh hoạt
Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 Nguồn chất thải rắn sinh hoạt từ
các hộ gia đình, tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh... địa bàn huyện
Bãi xử lý chôn lấp rác thải sinh hoạt tại Đại Đồng – Văn Lâm Tổ đội vệ sinh môi trường
tự quản của các xã, thị trấn thu gom
Các tổ vệ sinh môi trường được triển khai tại các xã, thị trấn, thôn, xóm, chợ… trong khu vực 10 xã và 01 thị trấn của huyện. Các tổ thu gom có quy chế hoạt động riêng, được trang bị xe chở rác, cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi, ... để thực hiện công việc thu gom. Các tổ này chịu sự quản lý của UBND xã, thị trấn hoặc lãnh đạo các thôn, xóm, khu phố, kinh phí hoạt động chủ yếu được lấy từ việc thu phí của các hộ dân và một phần ít hỗ trợ từ địa phương.
Theo số liệu của UBND huyện Văn Giang, đến hết năm 2014 trên địa bàn huyện với 11 xã, thị trấn với 92 thôn đã thành lập được 108 tổ đội vệ sinh môi trường tự quản. Số người tham gia tổ đội vệ sinh môi trường là 267 người (trung bình mỗi tổ đội vệ sinh môi trường có từ 2-3 người, mỗi tuần thực hiện thu gom rác thải từ 2-3 lần).
* Ưu điểm:
Sử dụng và tạo việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phương, nguồn kinh phí hoạt động của các tổ, đội VSMT tự quản do người dân đóng góp trên cơ sở UBND tỉnh Hưng Yên ban hành khung giá dịch vụ vệ sinh môi trường theo tình hình thực tế của từng địa phương vì thế góp phần vào việc tiết kiệm