Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 54)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Từ thực tế triển khai xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu quá trình triển khai công tác thực hiện xã hội hoá tại thị trấn Văn Giang và 03 xã Phụng Công, Mễ Sở, Tân Tiến với lý do: Thị trấn Văn Giang là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của huyện, đại diện cho các đơn vị đã triển khai và thực hiện tương đối có hiệu quả mô hình xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Xã Phụng Công, Mễ Sở, Tân Tiến sẽ đại diện cho các xã có mật đô dân cư lớn, có làng nghề thủ công truyền thống, có khu công nghiệp, khu đô thị, hoạt động kinh doanh buôn bán sầm uất… và bước đầu mới triển khai xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Toàn bộ số liệu thứ cấp trong quá trình thực hiện đề tài được thu thập tại các báo cáo về: tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Giang năm 2012, 2013, 2014; về quy mô dân số, tốc độ phát triển, cơ cấu dân số; công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện; tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Văn Giang các năm 2012, 2013, 2014; tình hình thực tiễn triển khai công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện các năm 2012, 2013, 2014 và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường đang có hiệu lực thi hành.

Nguồn số liệu thứ cấp được chúng tôi thu thập tại Phòng Thống kê huyện Văn Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Giang , Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện Văn Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, UBND các xã, thị trấn; Website của Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên và của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp sẽ được điều tra bằng Bảng câu hỏi được chuẩn bị trước để phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp từ các đối tượng điều tra về thực trạng công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và đánh giá của cán bộ, lãnh đạo quản lý môi trường của địa phương về hiệu quả, hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện cũng như định hướng của huyện Văn Giang trong việc triển khai mô hình xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Số liệu điều tra đối với các hộ dân được thực hiện tại các 4 thị trấn, xã đã chọn điểm nghiên cứu như trên nhằm so sánh và đánh giá quá trình triển khai thực hiện các mô hình xã hội hoá.

a. Điều tra các hộ dân:

Để thu thập các số liệu sơ cấp phục vụ đề tài, tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá 80 hộ gia đình thuộc 04 xã, thị trấn chọn điểm nghiên cứu (20 hộ/xã, thị trấn) và phân các hộ ra thành 03 nhóm đối tượng cơ bản: Nhóm các Hộ sản xuất nông nghiệp (nông dân); Nhóm các Hộ công nhân, công chức, viên chức nhà

nước; Nhóm các Hộ sản xuất kinh doanh buôn bán.

Nội dung điều tra các nhóm hộ chủ yếu tập chung vào những vấn đề: Thông tin cơ bản về hộ (số lượng nhân khẩu, độ tuổi, giới tính…); Tình hình sản xuất, kinh doanh của hộ; Sự hiểu biết về các chính sách bảo vệ môi trường trong đó có công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của hộ; Quá trình chấp hành và thực hiện chính sách và mức độ tham gia của hộ gia đình vào công tác xã hội hoá tại địa phương (đóng tiền thu gom rác thải, tham gia vận động nhân dân thực hiện công tác vệ sinh môi trường, trực tiếp tham gia vào các hoạt động do chính quyền địa phương phát động…); Ý kiến đánh giá của hộ về việc triển khai và thực hiện chính sách của cấp chính quyền địa phương; Điều tra một số nội dung cơ bản khác có liên quan.

b. Điều tra các cán bộ quản lý

Việc điều tra sẽ tập trung vào các cán bộ, các nhân viên chuyên trách về quản lý môi trường tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Giang, UBND các xã thị trấn trong toàn huyện; các cán bộ quản lý và nhân viên chuyên trách này đã có kinh nghiệm trong quản lý môi trường trên địa bàn huyện nói chung và với công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Số lượng cán bộ điều tra 24 người, cụ thể: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện điều tra 02 người (01 lãnh đạo + 01 nhân viên); Mỗi xã thị trấn điều tra 02 người (01 lãnh đạo + 01 nhân viên);

Nội dung điều tra cán bộ quản lý chủ yếu tập chung vào những vấn đề: Thực trạng việc triển khai xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương; Số địa bàn và số người tham gia trực tiếp ào việc xã hội hoá; Số lượng thu gom rác thải sinh hoạt của 01 người/ ngày; Số lượng rác thải được vận chuyển về khu xử lý; Sự đóng góp của nhân dân vào việc xã hội hoá, đặc biệt là vấn đề kinh phí; Sự hỗ trợ của địa phương ( hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí, về cơ chế chính sách…); Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện xã hội hoá (về cơ chế chính sách, sự nhận thức và ủng hộ của nhân dân, sự tham gia vào của chính quyền địa phương các cấp và những yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến

quá trình thực hiện); Định hướng của địa phương về vấn đề xã hội hoá trong tương lai; Những kiến nghị đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu quả của xã hội hoá công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; Những nội dung khác có liên quan đến công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất, …nhằm mô tả quy mô và tác động của các nhân tố về điều kiện sinh hoạt của các hộ dân, quy mô dân số, sự gia tăng dân số, các chính sách pháp luật có liên quan đến xã hội hoá công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

- Phương pháp phân tích so sánh: sử dụng để so sánh làm rõ sự khác nhau về kết quả và hiệu quả đạt được giữa các nhóm hộ, các địa phương tham gia quá trình xã hội hoá.

- Phương pháp SWOT(Strengths- Weaknesses- Opportunities- Threats): Phương pháp này được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của huyện những năm qua, từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường trong thời gian tiếp theo.

3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với cán bộ phòng tài nguyên môi trường, các vị lãnh đão xã, thị trấn và Người hướng dẫn khoa học nhằm tháo gỡ những thắc mắc và những điều chưa rõ của đề tài nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung cuối cùng của đề tài.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số hộ tham gia công tác xã hội hoá;

- Số tiền các hộ phải đóng góp khi thực hiện xã hội hoá; - Số ngày công của khi tham gia xã hội hoá;

- Số tiền doanh nghiệp đóng góp cho công tác xã hội hoá, tỷ lệ đạt bao nhiêu %;

- Số tiền ngân sách nhà nước phải chi cho công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt;

- Số thành phần tham gia công tác xã hội hoá; - Các chế tài trong công tác xử lý vi phạm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN

4.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm và thành phần rác thải sinh hoạt

4.1.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt là một phần tất yếu của cuộc sống thải ra từ các hoạt động của con người. Rác với tác động tiêu cực đã ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ quan đô thị, chất lượng cuộc sống của con người.

Bảng 4.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên

STT Nguồn phát sinh Thành phần

1

Hộ gia đình, các biệt thự, các căn hộ chung Cư (Khu đô thị Ecopark).

Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, ghỗ, carton, plastic, thiếc, nhôm, thủy tinh….), đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…), chất thải độc hại như: chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng…, cao su, gỗ.

2

Nhà kho, cửa hàng ăn uống, chợ, cửa hàng in, photo, trạm phục vụ, nơi sửa chữa ô tô, xe máy.

Giấy, bìa carton, nhựa gỗ, CTR thực phẩm đồ ăn thải bỏ, thuỷ tinh, kim loại, CTR nguy hại (dầu thải, mực in thải, pin, ắc quy hỏng…)

3 Trường học, nhà trẻ, văn phòng, cơ quan chức năng của nhà nước, địa phương... Giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, mực in thải, linh kiện điện tử hỏng….. 4 Hoạt động xây dựng, tháo dỡ công tình xây dựng, xây dựng các công trình giao

thông vận tải.

Gỗ, sắt thép, bê tông, gạch ngói, đất đá, cát, xi măng rơi vãi…

5

Sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất gạch xây, nhà máy in, nhà máy chế biến thực phẩm…)

Không độc hại có thể đổ chung vào rác sinh hoạt, rác công nghiệp nguy hại phải được quản lý và xử lý riêng.

6

Đồng ruộng, ao vườn, chuồng trại, thu hoạch nông sản.

Vỏ lọ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón thừa, rơm rác, bao bì (đóng gói, bảo quản…), thức ăn gia súc, gia cầm thừa… Nguồn: Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (2012)

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước trong những năm gần đây huyện Văn Giang đã có những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều mặt khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn kéo theo lượng chất thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày một nhiều. Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải. Mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Từ đó, con người cần có ý thức tự giác trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường hiện nay (bảng 4.1).

4.1.1.2. Đặc điểm rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ. Các chất hữu cơ thì dễ phân hủy như các loại thịt, cá, rau, củ, quả, thực phẩm thừa,…Chất thải rắn vô cơ thì có loại vật liệu dễ cháy: sao su, nhựa, nilon, giấy, cacton, vải, gỗ; các chất không cháy: thủy tinh, kim loại, đất đá, vật liệu xây dựng…Đặc biệt trong rác thải sinh hoạt vô cơ có các loại chất thải rắn nguy hại như: Vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,chất dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, ắc quy, bóng đèn hỏng và nhiệt kế hỏng có chứa thủy ngân…Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên so với tổng khối lượng được thể hiện tại biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Văn Giang năm 2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy thành phần rác hữu cơ có thể dùng để xử lý làm phân vi sinh rất cao 52,1%. Nếu có biện pháp phân loại tại nguồn, xử lý bằng chế phẩm sinh học EM thì việc sử dụng chất thải sinh hoạt này làm phân vi sinh sẽ mang lại hiệu quả lớn về mặt môi trường cũng như kinh tế.

Nguồn rác thải phát sinh của huyện Văn Giang chủ yếu là ở chợ, hộ gia đình và các công trình xây dựng. Tùy thuộc vào khu vực, mức sống của người dân mà lượng rác thải tăng hay giảm về trọng lượng và thành phần.

4.1.1.3. Thành phần chính của rác thải sinh hoạt

Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt khác nhau thì thành phần và tính chất của chúng cũng khác, và được thể hiện trong bảng (4.3).

Bảng 4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt

Thành phần Ví dụ minh họa 1. Các chất cháy được a) Giấy b) Hàng dệt c) Thực phẩm d) Cỏ, gỗ củi, rơm rạ… e) Chất dẻo f) Da và cao su g) Nilon

- Các túi giấy, các mảnh bìa, tạp chí, sách vở… - Quần, áo, chăn, màn, rèm, ga, thảm…

- Vỏ quả, thân cây, lõi ngô, rau xanh…

- Đồ dùng bằng gỗ: bàn ghế, thang, giường, tủ, đồ chơi…

- Đồ dùng bằng nhựa, phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện…

- Lốp, xăm xe, bóng, giầy, ví, băng cao su… - Túi đựng thức ăn, vỏ bánh kẹo…

2. Các chất không cháy

a) Các kim loại sắt b) Các kim loại phi sắt c) Thủy tinh

d) Đá và sành sứ

- Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ - Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng, chai lọ - Đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn…

- Vỏ trai ốc, xương, gạch đá, gốm…

3. Các chất hỗn hợp Đá cuội, cát, đất,….

4.1.2. Khái quát tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Văn Giang, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

4.1.2.1. Công tác thu gom

Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay do Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý (từ các bãi tập kết rác của các xã và thị trấn) và một phần lớn trong thu gom là do các tổ, đội vệ sinh môi trường của các xã, thị trấn thu gom từ các hộ dân đến bãi tập kết rác thải theo quy định. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện rất được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển như hiện nay. Khối lượng rác thải phát sinh khoảng 50 tấn/ngày. Khối lượng ước tính của mỗi loại rác theo nguồn phát sinh là:

- Rác thải từ các hộ gia đình: 35 tấn/ngày. - Rác thải từ các chợ: 7 tấn/ngày.

- Rác thải từ các nhà hàng, quán ăn: 5 tấn/ngày.

- Rác thải từ các hoạt động thương mại khác: 2 tấn/ngày. - Rác thải từ các khu vui chơi công cộng: 01 tấn/ngày.

Rác thải sinh hoạt sinh hoạt từ các hộ gia đình được thu gom bằng các xe đẩy tay, xe cải tiến, xe gia súc kéo (xe ngựa) hoặc xe thu gom của Huyện chạy theo các tuyến đã định sẵn.

Thời gian thu gom rác thải tại huyện Văn Giang:

- Đối với các xã: công nhân tại các tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản thu gom rác từ các hộ gia đình vào các xe đẩy tay, xe công nông, xe gia súc kéo sau đó đẩy tới tập kết tại các bãi của địa phương, theo lịch vận chuyển hợp đồng với Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 trong ngày sẽ được xe chuyên dụng vận chuyển đi xử lý.

- Đối với Thị trấn Văn Giang: công nhân của các tổ đội thu gom rác vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)