Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá tình hình xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
4.2.2. Xã hội hóa trong công tác truyền thông về thu gom và xử lý rác thải sinh
sinh hoạt
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đến cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện và các tầng lớp nhân dân luôn được quan tâm, chú trọng. UBND huyện giao phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong huyện tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và cả cộng đồng về việc bảo vệ môi trường từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ về lợi ích và trách nhiệm, tự giác và tích cực trong việc tham gia bảo vệ môi trường.
Huyện đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền hưởng ứng các sự kiện, chiến dịch về bảo vệ môi trường như. Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường, Ngày môi trường thế giới 05/6, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn... phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong huyện (Hội CCB, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ) tổ chức lễ ra quân hưởng ứng chiến dịch, tổ chức tập huấn cho trên 1.000 cán bộ, hội viên về kiến thức bảo vệ môi trường, phân loại rác thải, hướng dẫn 50 hộ dân tại thôn 11, xã Xuân Quan thực hiện mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình theo Chương trình hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên nhằm góp phần giảm thiểu lượng rác thải phát sinh ra môi trường đồng thời tạo nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Huyện đã chỉ đạo Đài truyền thanh huyện và các xã, thị trấn tăng cường thời lượng phát sóng và đưa các tin bài tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Vận động các hộ gia đình, cá nhân ký cam kết bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.
Từ năm 2013 đến nay, UBND huyện trích kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường mua trên 800 lít chế phẩm EM để hỗ trợ các xã, thị trấn xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp, điểm tập kết và chất thải trong chăn nuôi nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.
Ý thức tự giác của người dân đã được nâng cao hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường như: đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra đường, tự giác đóng tiền dịch vụ vệ sinh thu rác đầy đủ, nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm trong việc kiểm tra, nhắc nhở lực lượng thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt làm tốt công tác vệ sinh môi trường.
Động viên khuyến khích, tạo niềm tin cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế khác tham gia tích cực trong việc đầu tư thực hiện xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường.
Tạo dựng phong trào quần chúng rộng rãi tham gia vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan làng xóm, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng làng, xã xứng đáng là địa phương văn hóa mới, nông thôn mới.
Tạo ra một số việc làm nhất định cho lao động địa phương và từng bước thu hút được các nguồn lực xã hội tham gia xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường và giảm chi ngân sách nhà nước cho công tác thu gom rác thải sinh hoạt.
58
Bảng 4.5. Tình hình xã hội hóa công tác truyền thông
Hình thức tuyên truyền vị tính Đơn Năm So sánh giữa các năm
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
1. Thông qua băng rôn, khẩu hiệu
- Tổng số xã, thị trấn tự tổ chức tuyên truyền Xã/Thị trấn 8 11 11 +3 0
- Tỷ lệ xã, thị trấn tự tổ chức tuyên truyền % 73 100 100 +27 0
- Số lần/năm/xã, thị trấn Lần 3 4 6 +1 +2
2.Tuyên truyền bằng tờ rơi, pano, băngzôn Tờ 0 0 0 0 0
3.Tuyên truyền trên hệ thống Đài phát thanhHuyện và
Đài truyền thanh các xã, thị trấn
- Số xã, thị trấn tự xây dựng chương trình tuyên truyền Xã/Thị trấn 3 5 9 +2 +4
- Số xã, thị trấn phát thanh theo chỉ đạo của huyện Xã/Thị trấn 8 6 2 -2 -4
- Số lần phát thanh/tháng Lần 2 4 4 +2 0
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Văn Giang (2015)
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về công tác truyền thông
Nội dung Người dân
đánh giá (80 người) Cán bộ đánh giá (24 người) 1. Về hình thức tuyên truyền (%) - Đa dạng 37,5 25 - Không đa dạng 56,25 75 - Không đánh giá 6,25 0
2. Các tổ chức tham gia tuyên truyền vận động vệ sinh môi trường:
- Hội nông dân Có tham gia Có tham gia - Hội Phụ nữ Có tham gia Có tham gia - Đoàn thành niên Có tham gia Có tham gia - Mặt trận tổ quốc Có tham gia Có tham gia - Các cá nhân, tổ chức khác Có tham gia Có tham gia
3. Về huy động kinh phí tuyên truyền (%)
- Tỷ lệ kinh phí do nhà nước hỗ trợ 60
- Tỷ lệ kinh phí tự đóng góp của các tổ chức,cá nhân (huy động từ nguồn XHH)
40
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường Huyện Văn Giang và Tác giả tự điều tra (2015)