Vấn đề chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến xã hội hóa cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 89 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác

4.3.5. Vấn đề chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến xã hội hóa cơng tác

tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đã nêu một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ mơi trường, đó là: Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, qui ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mơ hình tự quản về bảo vệ mơi trường của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện các mơ hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thay thế cho Luật BVMT năm 2005 đã cụ thể hóa các chủ trương nêu trong Nghị quyết 41/NQ-TW bằng các qui định cụ thể: Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, thành lập tổ chức dịch vụ môi trường trong khu dân cư. Khuyến khích phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và qui định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác Bảo vệ môi trường.

Tại Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chương trình hành động số 51/CTr-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên và Chương trình hành động số 17/CTr-HU ngày 16/4/2013 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Văn Giang về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ơ nhiễm môi

trường cũng đã đề ra những chủ trương theo hướng XHH công tác vệ sinh mơi trường nói chung và cơng trác XHH trong thu gom và xử lý rác thải nói riêng.

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện vẫn đang thiếu, chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ các cơ chế, chính sách trong cơng tác vệ sinh mơi trường nói chung và xã hội hóa công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của cá c cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia xã hội hóa. Kết quả điều tra cho thấy một vài khó khăn trong thực tiễn do chưa ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách là:

Thứ nhất là, việc quy hoạch, xác định điểm tập kết rác, tập kết xe gom, xe vận chuyển rác ở các địa phương chưa được chính quyền các cấp quan tâm, dẫn đến việc tập kết tự phát, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.

Thứ hai là, rác thải còn nhiều tạp chất (40-50% là đất, cát, đá, gạch, vỏ chai, lọ…), mặc dù việc phân loại rác tại nguồn đã bước đầu thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả.

Thứ ba là, việc định hướng công nghệ và tiêu chuẩn xử lý rác thải; việc ban hành chính sách khuyến khích kêu gọi xã hội hóa cơng tác xử lý rác thải thực hiện chậm, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa. Vẫn chỉ có một đơn vị cung cấp dịch vụ này nên mang tính độc quyền, thiếu cạnh tranh khơng mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)