Xã hội hóa trong huy động nguồn lực phục vụ thu gom và xử lý rác thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 73 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá tình hình xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

4.2.3. Xã hội hóa trong huy động nguồn lực phục vụ thu gom và xử lý rác thả

thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay do Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý (từ các bãi tập kết rác của các xã và thị trấn) và một phần lớn trong thu gom là do các tổ, đội vệ sinh môi trường của các xã, thị trấn thu gom từ các hộ dân đến bãi tập kết rác thải theo quy định. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện rất được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển như hiện nay (chỉ đáp ứng khoảng 65% - 70% yêu cầu). Khối lượng rác thải phát sinh khoảng 50 tấn/ngày. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như: giấy vụn, kim loại, nhựa, rác tải hữu cơ… còn rất thấp và chủ yếu là tự phát, manh mún, không được quản lý. Hiện nay các xã, thị trấn triển khai tích cực xã hội

hóa cơng tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Công tác trên đã cải thiện đáng kể điều kiện VSMT, đồng thời tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi, giảm chi phí của ngân sách nhà nước cho công tác VSMT.

a. Công tác huy động nguồn nhân lực:

Trong những năm qua, Huyện đã quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác huy động nhân lực để thực hiện xã hội hoá trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hàng tuần, hàng tháng huyện đã phát động các ngành, các cấp, các lực lượng tham gia tổng vệ sinh vào chiều thứ 7, các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước với lực lượng nòng cốt là Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Cơng đồn, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân… Căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện của cụ thể của địa phương, các xã, thị trấn đã lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức thích hợp và phát huy hiệu quả. Một số xã, thị trấn đã thực hiện tổ chức mít tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường trên địa bàn khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại đơn vị mình.

Bảng 4.7. Tình hình huy động nguồn nhân lực trong tổ chức thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt

Đơn vị tính: Lần

Nội dung

Năm Tốc độ phát triển

(%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

1. Tổ chức đội thanh niên tình nguyện xanh để thu gom rác tại nơi công cộng vào ngày Thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của đất nước.

10 15 25 150 166,67

2. Tổ chức các tổ/đội vệ sinh môi trường tự quản tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt tại các thơn, xóm, khu phố.

50 75 121 150 161,33

3. Huy động doanh nghiệp ngoài tham gia đấu thầu và ký hợp đồng với từng xã, thị trấn thực hiện dịch vụ t h u g o m , vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

0 0 0 0 0

Công tác xã hội hóa trong tổ chức thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt những năm qua, bước đầu đã đạt được một số thành quả nhất định. Phong trào thanh niên tình nguyện xanh được duy trì và thực hiện với số lần tăng dần qua các năm 2013-2015. Tuy nhiên công tác xã hội hóa trong việc vận chuyển rác thải sinh hoạt chưa được thực hiện. Đặc biệt là việc huy động các cơng ty ngồi quốc doanh tham gia đấu thầu và ký hợp đồng với từng xã, thị trấn thực hiện dịch vụ vận chuyển rác thải sinh hoạt (Công ty URENCO – 11 vẫn là doanh nghiệp duy nhất cung cấp dịch vụ này).

Bảng 4.8. Mức thu phí vệ sinh mơi trường trên địa bàn huyện Văn Giang

TT Đối tượng nộp phí vệ sinh Đơn vị tính Mức thu phí

1 Hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn Văn Giang

Đồng/khẩu/tháng 5.000

2 Hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã còn lại trên địa bàn các huyện

Đồng/khẩu/tháng 3.000

3 Đối với khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

Đồng/khẩu/tháng Bằng 50% mức thu của từng khu

vực tương ứng 4 Hộ kinh doanh nhà nghỉ, hàng ăn uống bán

cả ngày

Đồng/hộ/tháng 150.000

5 Hộ kinh doanh hàng ăn uống bán buổi sáng, buổi tối, hàng tạp phẩm - bách hoá, làm biển hiệu quảng cáo.

Đồng/hộ/tháng 120.000

6 Hộ giết mổ gia súc, gia cầm Đồng/hộ/tháng 105.000

7 Hộ kinh doanh hoa tươi Đồng/hộ/tháng 90.000

8 Hộ kinh doanh sửa chữa ôtô, xe máy Đồng/hộ/tháng 75.000

9 Hộ kinh doanh phế liệu Đồng/hộ/tháng 60.000

10 Các hộ kinh doanh còn lại Đồng/hộ/tháng 45.000

11 Các cơ quan, tổ chức của Nhà nước (Thực hiện ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị dịch vụ môi trường)

Đồng/hộ/tháng 2.000

12 Rác thải từ các khu công cộng 100% Ngân sách Nhà nước Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Văn Giang (2015)

Bảng 4.9. Tình hình huy động kinh phí để thực hiện cơng tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang năm 2014

Nội dung Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Khối lượng rác thải Tấn 13.125 100,00

2. Tổng kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng

10.469 100,00

a. Kinh phí từ ngân sách Nhà nước 6.618 63,22

b. Kinh phí từ nguồn xã hội hóa 3.851 36,78

- Thị trấn Văn Giang 471 12,23 - Xã Xuân Quan 311 8,08 - Xã Phụng Công 452 11,74 - Xã Cửu Cao 285 7,40 - Xã Long Hưng 236 6,13 - Xã Tân Tiến 480 12,46 - Xã Nghĩa Trụ 361 9,37 - Xã Vĩnh Khúc 249 6,47 - Xã Mễ Sở 501 13,01 - Xã Thắng Lợi 299 7,76 - Xã Liên Nghĩa 251 6,52

Nguồn: Phịng Tài ngun mơi trường huyện Văn Giang (2015)

b. Cơng tác huy động kinh phí

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của người dân tại 4 xã thị trấn điều tra về công tác huy động nguồn lực phục vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

Nội dung Thị trấn Văn Giang ( 20 người) Xã Phụng Công (20 người) Xã Mễ Sở (20 người) Xã Tân Tiến (20 người) 1. Về hình thức huy động kinh phí (%) - Phù hợp 50 75 60 35 - Không phù hợp 50 25 40 65 2. Về mức kinh phí huy động (%) - Rất cao 0 5 0 0 - Cao 50 25 30 35 - Vừa phải 50 50 30 35 - Thấp 0 20 40 30

Nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân chỉ để trả lương cho công nhân trong các tổ, đội VSMT tự quản và mua sắm công cụ, dụng cụ, phương tiện cho công tác vệ sinh môi trường mặc dù đã được xây dựng cụ thể nhưng quá trình triển khai cịn manh mún, nhỏ lẻ và chưa mang tính đồng bộ. Ngân sách của huyện vẫn phải chi một phần để hỗ trợ mua sắm những công cụ, dụng cu và phương tiện kể trên và một phần lớn chi cho công tác vận chuyển và xử lý rác thải. Chính vì vậy nguồn kinh phí huy động được từ nguồn xã hội hố khơng cao, khơng đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thu nhập của người lao động thuộc các tổ đội vệ sinh mội trường tự quản còn thấp so với mặt bằng chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)