Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN
4.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm và thành phần rác thải sinh hoạt
4.1.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là một phần tất yếu của cuộc sống thải ra từ các hoạt động của con người. Rác với tác động tiêu cực đã ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ quan đô thị, chất lượng cuộc sống của con người.
Bảng 4.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên
STT Nguồn phát sinh Thành phần
1
Hộ gia đình, các biệt thự, các căn hộ chung Cư (Khu đô thị Ecopark).
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, ghỗ, carton, plastic, thiếc, nhôm, thủy tinh….), đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…), chất thải độc hại như: chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng…, cao su, gỗ.
2
Nhà kho, cửa hàng ăn uống, chợ, cửa hàng in, photo, trạm phục vụ, nơi sửa chữa ô tô, xe máy.
Giấy, bìa carton, nhựa gỗ, CTR thực phẩm đồ ăn thải bỏ, thuỷ tinh, kim loại, CTR nguy hại (dầu thải, mực in thải, pin, ắc quy hỏng…)
3 Trường học, nhà trẻ, văn phòng, cơ quan chức năng của nhà nước, địa phương... Giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, mực in thải, linh kiện điện tử hỏng….. 4 Hoạt động xây dựng, tháo dỡ cơng tình xây dựng, xây dựng các cơng trình giao
thơng vận tải.
Gỗ, sắt thép, bê tơng, gạch ngói, đất đá, cát, xi măng rơi vãi…
5
Sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất cơng nghiệp (sản xuất gạch xây, nhà máy in, nhà máy chế biến thực phẩm…)
Khơng độc hại có thể đổ chung vào rác sinh hoạt, rác công nghiệp nguy hại phải được quản lý và xử lý riêng.
6
Đồng ruộng, ao vườn, chuồng trại, thu hoạch nông sản.
Vỏ lọ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón thừa, rơm rác, bao bì (đóng gói, bảo quản…), thức ăn gia súc, gia cầm thừa… Nguồn: Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (2012)
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước trong những năm gần đây huyện Văn Giang đã có những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều mặt khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn kéo theo lượng chất thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày một nhiều. Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải. Mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Từ đó, con người cần có ý thức tự giác trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường hiện nay (bảng 4.1).
4.1.1.2. Đặc điểm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ và vơ cơ. Các chất hữu cơ thì dễ phân hủy như các loại thịt, cá, rau, củ, quả, thực phẩm thừa,…Chất thải rắn vơ cơ thì có loại vật liệu dễ cháy: sao su, nhựa, nilon, giấy, cacton, vải, gỗ; các chất không cháy: thủy tinh, kim loại, đất đá, vật liệu xây dựng…Đặc biệt trong rác thải sinh hoạt vơ cơ có các loại chất thải rắn nguy hại như: Vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,chất dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, ắc quy, bóng đèn hỏng và nhiệt kế hỏng có chứa thủy ngân…Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên so với tổng khối lượng được thể hiện tại biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Văn Giang năm 2014 năm 2014
Qua bảng số liệu trên ta thấy thành phần rác hữu cơ có thể dùng để xử lý làm phân vi sinh rất cao 52,1%. Nếu có biện pháp phân loại tại nguồn, xử lý bằng chế phẩm sinh học EM thì việc sử dụng chất thải sinh hoạt này làm phân vi sinh sẽ mang lại hiệu quả lớn về mặt môi trường cũng như kinh tế.
Nguồn rác thải phát sinh của huyện Văn Giang chủ yếu là ở chợ, hộ gia đình và các cơng trình xây dựng. Tùy thuộc vào khu vực, mức sống của người dân mà lượng rác thải tăng hay giảm về trọng lượng và thành phần.
4.1.1.3. Thành phần chính của rác thải sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt khác nhau thì thành phần và tính chất của chúng cũng khác, và được thể hiện trong bảng (4.3).
Bảng 4.2. Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần Ví dụ minh họa 1. Các chất cháy được a) Giấy b) Hàng dệt c) Thực phẩm d) Cỏ, gỗ củi, rơm rạ… e) Chất dẻo f) Da và cao su g) Nilon
- Các túi giấy, các mảnh bìa, tạp chí, sách vở… - Quần, áo, chăn, màn, rèm, ga, thảm…
- Vỏ quả, thân cây, lõi ngô, rau xanh…
- Đồ dùng bằng gỗ: bàn ghế, thang, giường, tủ, đồ chơi…
- Đồ dùng bằng nhựa, phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện…
- Lốp, xăm xe, bóng, giầy, ví, băng cao su… - Túi đựng thức ăn, vỏ bánh kẹo…
2. Các chất không cháy
a) Các kim loại sắt b) Các kim loại phi sắt c) Thủy tinh
d) Đá và sành sứ
- Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ - Vỏ hộp nhơm, giấy bao gói, đồ đựng, chai lọ - Đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn…
- Vỏ trai ốc, xương, gạch đá, gốm…
3. Các chất hỗn hợp Đá cuội, cát, đất,….
4.1.2. Khái quát tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và mơ hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Văn Giang, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
4.1.2.1. Công tác thu gom
Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay do Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý (từ các bãi tập kết rác của các xã và thị trấn) và một phần lớn trong thu gom là do các tổ, đội vệ sinh môi trường của các xã, thị trấn thu gom từ các hộ dân đến bãi tập kết rác thải theo quy định. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện rất được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển như hiện nay. Khối lượng rác thải phát sinh khoảng 50 tấn/ngày. Khối lượng ước tính của mỗi loại rác theo nguồn phát sinh là:
- Rác thải từ các hộ gia đình: 35 tấn/ngày. - Rác thải từ các chợ: 7 tấn/ngày.
- Rác thải từ các nhà hàng, quán ăn: 5 tấn/ngày.
- Rác thải từ các hoạt động thương mại khác: 2 tấn/ngày. - Rác thải từ các khu vui chơi công cộng: 01 tấn/ngày.
Rác thải sinh hoạt sinh hoạt từ các hộ gia đình được thu gom bằng các xe đẩy tay, xe cải tiến, xe gia súc kéo (xe ngựa) hoặc xe thu gom của Huyện chạy theo các tuyến đã định sẵn.
Thời gian thu gom rác thải tại huyện Văn Giang:
- Đối với các xã: công nhân tại các tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản thu gom rác từ các hộ gia đình vào các xe đẩy tay, xe công nông, xe gia súc kéo sau đó đẩy tới tập kết tại các bãi của địa phương, theo lịch vận chuyển hợp đồng với Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 trong ngày sẽ được xe chuyên dụng vận chuyển đi xử lý.
- Đối với Thị trấn Văn Giang: công nhân của các tổ đội thu gom rác vào xe đẩy tay sau đó đẩy tới khu trung chuyển đã được quy định. Xe chuyên dụng của UBND Huyện sẽ thu gom một ngày hai lần vào buổi sáng và chiều theo quy định và chở đi xử lý tại bãi xử lý rác Đại Đồng – Văn Lâm – Hưng Yên.
- Hầu hết rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn cả rác thải hữu cơ và vô cơ; tỷ lệ rác thải sinh hoạt toàn huyện được thu gom đạt 65% - 70%, với khối lượng từ 45- 50 tấn/ngày (lượng phát thải trung bình 0,4 kg/người/ngày). Phần cịn lại, chưa được thu gom đang trôi nổi ở địa bàn
các thôn, khu phố, ở các tuyến đường giao thông, ở các ao hồ… gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị (UBND huyện Văn Giang, 2014).
Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như nilon, giấy vụn, kim loại, nhựa, thuỷ tinh còn rất thấp và chủ yếu là tự phát, manh mún, không được quản lý.
Bảng 4.3. Khối lượng phát sinh, hiệu suất thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt
STT Nội dung
Năm So sánh
2014/2013 (%) 2013 2014
1 Lượng rác thải phát sinh (tấn) 11.238 19.350 72,18
2 Lượng rác thải thu gom và xử lý (tấn) 7.283 13.125 80,21
3 Hiệu suất thu gom và xử lý (%) 64,8 67,8 4,61
Nguồn: Phịng Tài ngun mơi trường huyện Văn Giang (2014)
4.1.2.2. Công tác xử lý
Trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay có 9 điểm tập kết rác thải sinh hoạt nằm trên các xã, thị trấn: Thị trấn Văn Giang, Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao, Long Hưng, Nghĩa Trụ, Vĩnh Khúc, Tân Tiến, Mễ Sở. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt sau khi thu gom được tập kết về các điểm trung chuyển kế trên. Trong ngày, toàn bộ số lượng rác thải sẽ được xe chở rác của UBND Huyện và công ty Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 vận chuyển về khu xử lý tại bãi rác Đại Đồng. Cụ thể:
- Xe chở rác của UBND huyện Văn Giang sẽ đảm nhiệm vận chuyển rác từ điểm tập kết về khu xử lý tại bãi rác Đại Đồng của các địa phương: Thị trấn Văn Giang, một số thôn của xã Phụng Công và Tân Tiến
- Những điểm tập kết rác cịn lại do cơng ty Cơng ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 đảm nhiệm vận chuyển về khu xử lý tại bãi rác Đại Đồng.
- Đặc biệt, Hai xã là Thắng Lợi và Liên Nghĩa chưa cõ bải tập kết rác thải sinh hoạt nên xử lý bằng cách chôn lấp tại chỗ.
Hiện nay, công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11(URENCO 11) là đơn vị duy nhất tổ chức xử lý rác thải trên địa bàn 11/11 xã, thị trấn của tồn
huyện với diện tích đất tự nhiên là 71,81 km2. Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) cũngđã ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải rắn với trên 100 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn (khoảng 70%) (Phịng Tài ngun mơi trường huyện Văn Giang, 2014).
* Biện pháp xử lý chất thải rắn đang áp dụng: sử dụng phương pháp chơn
lấp hợp vệ sinh theo quy trình sau (Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công
nghiệp 11, 2012):
a) Thu hồi những vật chất có thể tái sử dụng: trong quá trình thu gom, cơng nhân đã tiến hành lựa chọn để thu hồi những chất có thể tái chế, tái sử dụng được. Khi về đến bãi, rác thải lại được đội quân “đồng nát” lựa chọn để tái thu hồi một lần nữa. Các vật chất có thể thu hồi là: chai, lọ, đồ hộp, giấy bìa, đồ nhựa, thuỷ tinh, kim loại, nylon, polyme..., phần rác còn lại chủ yếu là vật chất hữu cơ, vật liệu xây dựng và các vật chất khơng cịn tận dụng được nữa sẽ được đưa vào bước xử lý tiếp theo.
b) Xử lý sinh - hoá: dùng chế phẩm EM phun trực tiếp vào rác thải, nhờ
có các vi sinh vật trong dung dịch EM nên rác thải được phân huỷ rất nhanh chóng, hạn chế mùi hơi thối. Ngồi chế phẩm EM, công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) còn sử dụng thuốc diệt côn trùng (Crack Down,Terex), vôi bột...để xử lý, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
c) San ủi, đầm nén: rác được san ủi, đầm nén kỹ, có bề mặt dốc nghiêng 150 - 300 để đảm bảo thốt nước bề mặt. cơng ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 đang sử dụng máy ủi bánh xích DT 75 và máy xúc đào để san ủi, đầm nén rác thải.
d) Phủ, lấp đất: sau khi qua xử lý cơ học, sinh - hoá, mỗi lớp rác dày từ 1 -1,5m sẽ được phủ một lớp đất dày 10-15 cm. Đất phủ có hàm lượng sét lớn hơn 30% để hạn chế mùi bốc và sự thấm nước...
Theo số liệu của UBND huyện Văn Giang từ năm 2013 đến hết tháng 8/2014 công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) đã vận chuyển và xử lý đươc 17.426 tấn rác thải, cụ thể như sau:
- Năm 2013: 7.283 tấn rác thải
Biểu đồ 4.2. Khối lượng rác thải được xử lý trên địa bàn huyện Văn Giang qua 2 năm 2013, 2014
Nguồn: Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (2014)
4.1.2.3. Mơ hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Nước ta đang ngày càng bị ơ nhiễm nghiêm trọng, đó là một thực tế và thách thức to lớn…Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp thiết thực nhằm khơi phục và cải thiện tình trạng mơi trường hiện nay. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Nhưng Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, ngân sách nhà nước còn hạn chế, phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực, nợ cơng, nợ chính phủ đã đến mức báo động nên cơng tác BVMT vẫn chưa được thỏa đáng. Vì vậy việc huy động sự đóng góp của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường là rất cần thiết, phải coi bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của cả cộng đồng.
Khi chuyển sang nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) và chính thức từ những năm đầu của thập niên 1990. Nhà nước đã chuyển dần vai trị của mình từ quản lý và điều hành trực tiếp hoạt động phát triển đất nước sang chức năng hoạch định, giám sát và điều phối chính sách phát triển và đặc biệt là phát triển một nền kinh tế có nhiều thành phần.
Trong cơng tác BVMT cụ thể là t r o n g thu gom và xử lý rác thải, thì có thể áp dụng ba mơ hình: mơ hình doanh nghiệp quốc doanh, mơ hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh và mơ hình cộng đồng tự quản trong cơng tác thu gom và xử lý rác thải (mơ hình XHH). Tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường…của từng địa phương để lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý cho phù hợp, việc xây dựng một mơ hình tổ chức quản lý thích hợp sẽ quyết định đến hiệu quả của công tác vệ sinh môi trường. Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Giang – tỉnh Hưng n, được thực hiện theo các mơ hình sau:
a) Mơ hình 1: Doanh nghiệp ngồi quốc doanh (đảm nhiệm công tác vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt)
Theo thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên, ngày 01 tháng 2 năm 2013, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành quyết định số:300/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2015. Trong Quyết định đã nêu rõ trên địa bàn tồn tỉnh hiện có 2 đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTR là Công ty CP Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11- thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt và công nghiệp) và