Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường xã hội hoá trong thu
4.4.2. Giải pháp chủ yếu để tăng cường xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác
rác thải sinh hoạt tại huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên
Để xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đi đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và mơi trường thì cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và quan trọng là sự tham gia nhiệt tình, rộng rãi của nhân dân... Muốn xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng và cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung có được thành cơng ở huyện Văn Giang thì cần đến sự kết hợp hài hòa và tổng thể của những giải pháp như sau:
4.4.2.1. Giải pháp về tăng cường công tác truyền thông
Người dân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động từ môi trường. Đồng thời họ cũng là chủ thể chính tác động lên mơi trường. Họ
có vai trị quyết định thành cơng hay thất bại trong việc thực hiện xã hội hố cơng tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người dân khơng phải tự nhiên mà có, đó là một phản xạ có điều kiện muốn có được phải thông qua giáo dục (ở nhà trường, ngồi xã hội và ngay ở gia đình), các phong trào đồn thể có định hướng, thơng qua các buổi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quần chúng, thơng qua các các buổi họp Chi bộ, họp dân…Truyền thông giúp thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi. Hiện nay, Trong bối cảnh kinh tế thị trường thì thơng tin đóng vai trị hết sức quan trọng và là một phần tất yếu của cuộc sống của mỗi người dân, ai có nhiều thơng tin người đó sẽ chiến thắng trong mọi lĩnh vực. Thơng thường chúng ta vẫn thường xuyên tiếp cận với các thơng tin về mơi trường nói riêng và các thơng tin khác nói chung qua các phương tiện thơng tin đại chúng như: sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, internet… cùng các phương tiện khác.
Chương trình truyền thơng thiết kế phải phù hợp cho mỗi nhóm đối tượng, nghĩa là phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu và bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng kiểu tiếp cận đa chiều, đa phương diện, lồng ghép, bao gồm các phương tiện truyền thơng có ảnh hưởng sâu rộng như:
Đài phát thanh địa phương, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu kết hợp tổ chức làm vệ sinh công cộng vào các ngày cuối tuần, phát động phong trào vệ sinh mơi trường, qt dọn đường làng, ngõ xóm; tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp dân trong thơn, xóm; đưa cơng tác giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép vào trong chương học để giáo dục cho học sinh. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường. Phối kết hợp với các cơ quan đoàn thể triển khai thực hiện tổ chức các lớp tập huấn trong các cơ quan, trường học nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân.
Các ban ngành đoàn thể trong của huyện như Đồn Thanh niên, phịng Tài nguyên và Mơi trường, phịng Văn hóa Thơng tin, phòng Kinh tế, phòng Giáo dục- Đào tạo, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn… cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong chương trình giáo dục, phổ cập sâu rộng các kiến thức bảo vệ môi trường cho dân cư. Đưa bài học về bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo của học sinh, giúp cho các em có ý thức bảo vệ mơi trường ngay từ khi còn nhỏ.
Xây dựng các phong trào thi đua “Xanh, Sạch, Đẹp” tại các trường học và tại các khu dân cư, để từ đó giáo dục ý thức người dân về bảo vệ môi trường.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo vệ môi trường tại các trường học, hoặc các hộ dân cư. Các cuộc thi này được xây dựng như một chương thường niên theo năm hoặc theo quý và được phát song trên đài phát thanh địa phương, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường.
Đoàn thanh niên kết hợp với các trường học, cơ quan tổ chức các buổi dã ngoại, kết hợp thu gom chất thải rắn tại các khu vực dân cư, từ đó phát động sâu rộng phong trào thi đua về bảo vệ mơi trường.
Đồn thanh niên và chính quyền địa phương cần kết hợp xây dựng các tổ, nhóm tình nguyện viên thu gom chất thải rắn tại các khu vực dân cư.
Như vậy, có thể khẳng định rằng các vấn đề liên quan đến rác thải sẽ được giải quyết khi có sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, rác thải sinh hoạt là một vấn đề xã hội hoàn toàn bắt nguồn từ các hoạt động sống của con người, mà cụ thể hơn vấn đề này hoàn toàn quyết định bởi ý thức của mỗi người dân. Vì vậy, cơng tác quản lý rác thải nói chung và cơng tác xã hội hóa vệ sinh mơi trường nói riêng có hiệu quả thì bằng cách nào đó cần phải thay đổi nhận thức của mỗi người và dần thay đổi đến hành vi của họ, mà biện pháp hiệu quả cao nhất để nâng cao nhận thức của cộng đồng đó là thực hiện tốt cơng tác truyền thông.
4.4.2.2. Giải pháp về tăng cường công tác tổ chức và quản lý nhà nước
Vấn quản lý nhà nước trong bảo vệ mơi trường nói chung và xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng có vai trị hết sức quan trọng. Để có một bộ máy tổ chức hoạt động khoa học và hiệu quả cần có sự đồng bộ của hệ thống văn bản pháp lý và con người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ. Qua việc tìm hiểu thực trạng, phân tích những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa huyện Văn Giang, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, cụ thể:
Cần rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ mơi trường; đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, các quy chế cụ thể trong lĩnh vực quản lý môi trường, trong tất cả các giai đoạn của hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt là như khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý và phải nhanh chóng nghiên cứu và lập được “Đề án xã hội hóa cơng tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Văn Giang”. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý về vệ sinh môi trường của cấp thị trấn, xã; các phòng, ban, ngành; tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc vệ sinh mơi trường. Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hóa về quản lý, xử lý chất thải rắn. Khuyến khích cộng đồng xây dựng hương ước của địa phương về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn. Hàng năm tổ chức tập huấn các nội dung về xã hội hố vệ sinh mơi trường cho chính quyền các cấp, các phịng, ban, trong huyện.
Cần làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành để xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng do không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các quy định về bảo vệ môi trường trong phê duyệt, cấp phép các dự án đầu tư. Gắn xem xét ý thức trách nhiệm và kết quả bảo vệ mơi trường trong việc đánh giá, bình bầu thi đua, khen thưởng tập thể và cá nhân người đứng đầu.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, quản lý chất thải rắn, đảm bảo đủ năng lực để hoạt động, có kế hoạch bố trí cán bộ có năng lực chun mơn về môi trường trong các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp từ tỉnh, huyện đến xã, thị trấn để đảm nhận tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. Hiện nay bộ phận quản lý mơi trường nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng của huyện đang trong tình trạng quá tải do khối lượng và tính chất phức tạp của công tác quản lý, do thiếu kiến thức chuyên môn trong quản lý mơi trường. Việc hồn thiện bộ máy về cả số lượng và chất lượng chuyên môn là rất cần thiết. Từ thực tế tại một số địa phương ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, mơ hình quản lý cần được tổ chức như sau:
- Ở cấp tỉnh: Hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của tỉnh, trong đó Sở Tài ngun và mơi trường cần đẩy mạnh quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường.
- Ở Cấp huyện: cần có ít nhất từ 03 đến 04 cán bộ có trình độ chun môn về môi trường làm công tác chuyên trách về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn.
- Ở xã, Thị trấn: cần quan tâm và tập trung đầu tư hơn vì đây là cơ quan trực tiếp triển khai các văn bản chính sách của cấp trên đến với người dân. Phó chủ tịch UBND và cán bộ chuyên trách quản lý môi trường phải có trình độ chun mơn về mơi trường.
Xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện quản rác thải sinh hoạt. Đề cao và phát huy vai trò của các tổ chức Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các Đoàn thể nhân dân, Tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ mơi trường.
Có chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sạch và cơ sở sản xuất thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn. Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào cơng tác bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhằm nâng cao ý thức của mọi người và đưa cơng tác xã hội hóa trong cơng tác bảo vệ môi trường đi vào thực tế. Xử lý nghiêm khắc và kịp đối với các cá nhân và tổ chức có dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm công tác bảo vệ môi trường.
4.4.2.3. Giải pháp tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho công tác vệ sinh mơi trường
Đa dạng hóa các nguồn đầu tư vốn bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn cũng là tinh thần tại Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị và Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu, Quyết định số: 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Chính phủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 , tầm nhìn đến năm 2030.
Trong những năm qua, ở tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Giang nói riêng đã và đang dành nguồn chi thường xuyên cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do là nguồn chi thường xuyên, dựa vào Nhà nước nên kinh phí từ nguồn này khơng thể bố trí để đầu tư, giải quyết triệt để các vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải đang bức xúc ngày một gia tăng. Chính vì vây, nguồn kinh phí để bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu xã hội hoá trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ nguồn huy động các thành phần kinh tế, các hộ gia đình là chủ yếu. Và sau đây là một sô giải pháp cụ thể:
Chú trọng huy động mọi nguồn lực trong tồn xã hội để đầu tư cơng tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Tăng cường nguồn đóng góp từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và từ cộng đồng dân cư. Coi đây là nguồn đóng góp chủ yếu để thực hiện việc xã hội hố trong cơng tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Huyện cân đối, bố trí các nguồn vốn chi thường xuyên hằng năm cho sự nghiệp môi trường, phấn đấu đạt 2% tổng thu ngân sách của huyện để thực hiện các mục tiêu về bảo vệ mơi trường, trong đó có cơng tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các tổ chức, cá nhân tham gia vào các loại hình xã hội hóa trong cơng tác bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu và xây dựng hoặc đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện của huyện để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường.
Tổ chức tốt việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến khích về thuế, về đất đai... các biện pháp cấp bách đối với công tác vệ sinh môi trường cho các xã, thị trấn cũng như các cơ sở kinh doanh. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào dưới các hình thức hỗ trợ về trang thiết bị, cho vay với mức lãi suất ưu đãi thấp…
Tăng mức thu phí vệ sinh mơi trường nhằm tăng nguồn thu từ sự đóng góp của cộng đồng để từng bước giảm bớt gánh nặng kính phí của ngân sách Nhà nước và tiến tới xố bỏ hồn tồn việc trợ cấp của Nhà nước về vấn đề xử lý rác thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt.
Sử dụng các công cụ kinh tế (Thuế và phí mơi trường; Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ơ nhiễm"; Ký quỹ môi trường; Trợ cấp môi trường; Nhãn sinh thái): Đây là một trong những cơng cụ quản lý có hiệu quả trong việc quản lý mơi trường, giúp huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, ngân sách của các Bộ, ngành, nguồn tài trợ Quốc tế, nguồn vốn từ ODA, triển khai mạnh mẽ mơ hình hợp tác cơng – tư(PPP); Sử dụng có hiệu quả các nguồn từ các công cụ kinh tế như: thu phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn, thuế môi trường, thuế tài nguyên, giấy phép xả thải, trợ cấp môi trường…
4.4.2.4. Giải pháp về tăng cường khoa học công nghệ
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học về quản lý bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn nói chung và xã hội hố cơng tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Những nội dung chính cần triển khai bao gồm:
Đối với lĩnh vực sản xuất: Đẩy mạnh tiến độ đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ xây dựng theo hướng ứng dụng công nghệ sản xuất, xây dựng tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu, ít chất thải, các-bon thấp, thân thiện với môi trường.
Đối với sinh hoạt của các hộ dân: Tăng cường phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Sử dụng công nghệ sinh học (chế phẩm EM) để xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ ngay tại các hộ gia đình, đặc biệt các hộ gia đình làm nơng nghiệp vì đây sẽ là một nguồn bổ sung phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Hướng dẫn, khuyến khích tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt vô cơ tại các hộ vào việc làm vật dụng gia đình, đồ chơi…
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường:
- Triển khai nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học về công nghệ xử lý chất thải rắn, dự báo mơi trường, phịng chống sự cố môi trường.
- Lập dự án khảo sát hiện trạng chất thải rắn, theo dõi diễn biến chất thải rắn, lập ngân hàng dữ liệu về chất thải rắn.
- Lập danh mục các vấn đề ô nhiễm môi trường ưu tiên giải quyết.
- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo chuyển biến căn bản cho công tác môi trường. Quan tâm xây dựng các địa điểm thu gom rác chung từ các tổ dân, thôn, khu phố đến xã, thị trấn.