Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV 76
Bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV 76 bao gồm hai khối:
- Khối hành chính bao gồm: Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng. - Khối sản xuất bao gồm các phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ 3.2. Mô hình bộ máy quản lý Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
* Ban giám đốc:
+ Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên về việc tổ chức mọi hoạt động của công ty cũng như nhiệm vụ do cấp trên giao. Giám đốc công ty thực hiện chức trách của người chỉ huy, chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều hành chung mọi hoạt động công tác thuộc
Ban giám đốc
Cty CP nhựa xốp 76 (Hạch toán độc lập)
Các phòng ban từ B1-B8
Các phân xưởng sản xuất
Xí nghiệp 76.1 (H.toán phụ thuộc) Phân xưởng sx A12 A11 A8 A7 A6 A4 A3 A2 A1
lĩnh vực của công ty theo quy định của cấp trên, quy định chức năng quyền hạn, mối quan hệ, cơ cấu tổ chức của công ty và trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực:
- Quy hoạch và kế hoạch chung về xây dựng phát triển công ty.
- Công tác tổ chức lực lượng và cùng các phòng ban liên quan xem xét về công tác đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ, công nhân viên.
- Công tác đầu tư phát triển, tài chính, tiền lương, vật tư, kinh doanh, giá thành sản phẩm.
- Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng.
+ Các phó giám đốc : Trực tiếp giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác sau:
- Công tác kỹ thuật, điều độ sản xuất, kinh doanh chung của Công ty và trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
- Xem xét điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. - Giám sát việc thực hiện các quy trình công nghệ.
- Các dự án về tiến độ khoa học kỹ thuật và tổ chức triển khai các dự án về đầu tư mở rộng sản xuất theo sự phân công của Giám đốc.
- Công tác huấn luyện và đào tạo cho công nhân viên. - Công tác thanh xử lý vật tư, thiết bị của Công ty. - Công tác an toàn trong quá trình sản xuất.
- Công tác hành chính hậu cần.
- Điều độ kỹ thuật sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. - Công tác huấn luyện quân sự.
- Công tác kho tàng, vệ sinh công nghiệp. - Phụ trách về mặt văn hóa, văn nghệ, thể thao. - Chỉ đạo chung về vấn đề an ninh, trật tự. * Khối phòng ban:
+ Phòng B1 - Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh từng giai đoạn và Chủ trì lập kế hoạch SXKD của DN theo yêu cầu của lãnh đạo; Công tác chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế và phối hợp
cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán; Công tác chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty; Công tác xuất nhập khẩu; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
+ Phòng B2 - Phòng Tổ chức - Lao động: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác tổ chức; Công tác cán bộ; Công tác lao động, tiền lương; Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; Công tác quản trị đời sống, y tế; Công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
+ Phòng B3 – Phòng Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác khai thác, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất theo lệnh của Giám đốc; Quản lý, bảo quản vật tư, nguyên nhiên vật liệu; Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và cung cấp vật tư NVL phục vụ sản xuất cho các đơn vị trong Công ty; Cung cấp thông tin giá cả thị trường các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho phòng phục vụ cho công tác hạch toán kế toán; Thống kê chi phí vật tư cho từng sản phẩm; Xây dựng định mức vật tư để không ngừng tiết kiệm trong việc sử dụng vật tư, nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh…
+ Phòng B4 – Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: Công tác tài chính; Công tác kế toán tài vụ; Công tác kiểm toán nội bộ; Công tác quản lý tài sản; Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; Kiểm soát các chi phí hoạt động; Quản lý vốn, tài sản của DN, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn DN; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
+ Phòng B5 – Phòng Chính trị: Tổ chức, thực hiện công tác quản lý cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, qui hoạch, bố trí sắp xếp, bổ nhiệm, điều động, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thanh tra, kiểm tra và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân theo quy; Tổ chức thực hiện công tác chính trị tư tưởng, công tác Đảng, công tác quần chúng và hướng dẫn các phòng, ban tổ chức học tập và quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhà nước, Bộ Công an và Đảng ủy cấp trên; Nghiên cứu xây dựng chế độ làm việc, mối quan hệ công tác giữa các phòng, ban trình Giám đốc quyết định và tổ chức thực hiện; Dự thảo báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác xây dựng lực lượng.
+ Phòng B6 – Phòng Hành chính – Hậu cần: Bao gồm nhà ăn, quân y, nhà trẻ, văn thư. Có chức năng giúp đỡ giám đốc trong lĩnh vực hành chính, tổng hợp, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động văn thư của DN.
+ Phòng B7 – Phòng Kỹ thuật - Công nghệ: Có nhiệm vụ quản lý công nghệ, thiết bị, đôn đốc các phân xưởng thực hiện quy trình công nghệ trong sản xuất. Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ trang thiết bị và kết hợp với các phân xưởng tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ.
+ Phòng B8 – Phòng Kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng của nguyên nhiên liệu, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thành phẩm và bán thành phẩm.
* Khối phân xưởng sản xuất
+ Phân xưởng A1: Là xưởng cơ khí có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị, điện công nghiệp và chế tạo khuân mẫu cùng các chi tiết của các máy móc đang vận hành trong toàn nhà máy.
+ Phân xưởng A2: Dệt manh tráng để sản xuất bao bì hàng xuất khẩu. + Phân xưởng A3: May bao bì hàng xuất khẩu.
+ Phân xưởng A4: May bao bì hàng xuất khẩu.
+ Phân xưởng 11, 12: (Xí nghiệp 76.1) Sản xuất các hàng Quốc Phòng, Lưới ngụy trang, Vải mưa, Bao cát công sự, Ống bảo quản đạn….
+ Phân xưởng A6: Cắt, Gấp bao bì hàng kinh tế sắp xếp thành phẩm và kết hợp với các phòng ban để đóng cont hàng xuất xưởng.
+ Phân xưởng A7: Tráng manh, cắt manh để sản xuất bao bì.
+ Phân xưởng A8: Kéo sợi, tráng manh tráng, cắt dây quai để sản xuất bao bì.
Mỗi phân xưởng có 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 1 kỹ thuật viên, 1 trợ lý kế hoạch, 1 thống kê xưởng, 1 thủ kho, 1 phụ kho, 1 vệ sinh công nghiệp và các tổ trưởng, truởng ca sản xuất. Quản đốc và phó quản đốc sẽ trực tiếp điều hành sản xuất chung ở phân xưởng của mình. Các tổ trưởng trong phân xưởng trợ giúp quản đốc trong việc quản lý công nhân trong tổ và đôn đốc sản xuất.
3.1.4. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV 76 trong những năm gần đây
Trích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016
STT Chỉ tiêu (triệu đồng) Năm 2015 (triệu đồng) Năm 2016 Tăng trưởng so với năm 2015 (%)
1 Tổng DTT 272.321 297.946 9,41 2 Giá vốn 234.668,8 257.550 9,75 3 Lợi nhuận gộp 37.652,1 40.396 7,29 4 LN trước thuế 5.384,4 5.715,7 6,15 5 Thuế TNDN 1.041,2 1.084,5 4,16 6 LN sau thuế 4.343,2 4.631,2 6,63
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2016) Bảng 3.1 cho thấy dấu hiệu tương đối khả quan trong hoạt động SXKD năm 2016. Doanh thu thuần của Công ty đạt 297.916 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 9,41%. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.631,2 triệu đồng, tăng 6,63% so với năm 2015. Nhận thấy, Công ty TNHH MTV 76 là công ty đang làm ăn có hiệu quả, doanh thu hàng năm của công ty đều tăng lên so với năm trước, cùng với đó là lợi nhuận cũng tăng lên.
Năm 2016, đơn hàng xuất khẩu không ổn định, thời điểm đầu năm sản lượng giao hàng ở mức cao do đó Công ty luôn phải duy trì tối đa công suất để tăng sản lượng, nhiều thời điểm phải làm dãn ca, tăng giờ, tập trung mọi nguồn lực mới đáp ứng được tiến độ giao hàng. Từ thời điểm quý III đơn hàng có xu hướng giảm, cho đến nay nhà máy đã xuất khẩu cho Tập đoàn IKEA (Thuỵ Điển) được 49,6 triệu sản phẩm các loại, tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm túi siêu thị, hộp đựng đồ, sản phẩm mành rèm.
Nhà máy còn sản xuất và giao hàng cho Tập đoàn Decathol (Pháp) được 125.000 sản phẩm lều dã ngoại. Dựa trên những kết quả đạt được trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2016, Công ty TNHH MTV 76 phấn đấu là một
trong những đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng năm 2017.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng, mặt hàng sản xuất ngày càng đa dạng. Doanh thu, lợi nhuận và thu nhập người lao động của công ty đều tăng lên hàng năm, qua số liệu có thể thấy rằng cùng với việc doanh thu của công ty hàng năm tăng lên là lợi nhuận và thu nhập người lao động tăng theo tương ứng. Thu nhập của người lao động tăng làm khuyến khích người lao động thực hiện công việc tốt hơn, thêm gắn bó và cố gắng vì công ty hơn. Đồng thời thu nhập tăng làm người lao động có được an tâm và tạo động lực cho họ phát triển bản thân.
Việc doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng qua các năm làm cho kinh phí danh cho đào tạo của công ty có khả năng được tăng cường, do vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và lực lượng CNSX nói riêng sẽ được đầy đủ và có điều kiện hơn. Tuy nhiên áp lực của việc tăng doanh thu hàng năm với công ty sẽ dẫn đến yêu cầu với người lao động trong công ty là cao hơn để có thể đạt được mục tiêu đề ra, như vậy cũng lại đặt ra yêu cầu với công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở trong công ty là làm sao để có thể đào tạo người lao động đáp ứng được những mục tiêu này của công ty.