Phương pháp thu thập thông tin số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý công nhân sản xuất tại công ty TNHH MTV 76 (Trang 49 - 51)

3.2.1.1. Tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin

thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet...

Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập được từ các sách như: “Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công” của tác giả Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân - Giáo trình NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; “Quản trị Nguồn nhân lực” của tác giả Trần Kim Dung - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; The Principle of Management” của Peter Ferdinand Drucker, “General and industrial management” của Fayol Henry; “Principles of scientific management” của Frederick Winslow Taylor.

Tham khảo một số bài báo nước ngoài, các cuốn sách công trình nghiên cứu quản trị nói chung và quản lý công nhân sản xuất nói riêng như: Bài “Working Man's Blues: Why do we call manual laborers blue collar?” trên trang điện tử http://www.slate.com của Forrest W.; “Key Indicators of the Labour Market” của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tổng kết SXKD các năm 2014- 2016, báo cáo nhân sự của Công ty TNHH MTV năm 2016.

Tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các văn bản về luật, chính sách…thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế…

Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet… 3.2.1.2. Tài liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu mà nhà nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu.

Bên cạnh những thông tin thứ cấp đã thu thập được như ở trên, để bổ sung thêm thông tin phân tích trong luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ đồng thuận thông qua các báo cáo về: Thỏa ước lao động, báo cáo SXKD, báo cáo công đoàn, quy chế trả lương... được trình bày trong các kỳ đại hội đại biểu CNVC ở Công ty. Tác giả cũng lập phiếu điều tra lấy ý kiến người 100 lao động. Để việc nghiên cứu được diễn ra khách quan, khoa học, tác giả chọn số người phỏng vấn tại mỗi phân xưởng dựa trên tỷ trọng số công nhân sản xuất của phân xưởng đó trên toàn Công ty.

Bảng 3.6. Cơ cấu mẫu điều tra

ĐVT: Người

Phân xưởng Số CNSX Tỷ trọng (%) Số người được điều tra Phân xưởng A1 28 1,52 2 Phân xưởng A2 78 4,22 4 Phân xưởng A3 504 27,27 27 Phân xưởng A4 437 23,65 24 Phân xưởng A6 172 9,31 9 Phân xưởng A7 164 8,87 9 Phân xưởng A8 83 4,49 4

Phân xưởng A1.1 187 10,12 10

Phân xưởng A1.2 195 10,55 11

Tổng cộng 1.848 100,0 100

Nguồn: Số liều điều tra thực tế tháng 1 năm 2017 Tổng số phiếu điều tra thực tế là 100 phiếu, tuy nhiên có 08 phiếu bị thất lạc do người được điều tra làm thất lạc. Tác giả tiến hành phân tích trên 92 mẫu thu được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý công nhân sản xuất tại công ty TNHH MTV 76 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)