Nguồn vốn của Công ty TNHH MTV 76 có sự thay đổi qua các năm: năm 2014 khoảng 284 tỷ đồng, năm 2015 có những biến động kinh tế lớn do đó nguồn vốn giảm còn khoảng 263 tỷ đồng, năm 2016 đạt khoảng 293 tỷ đồng.
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014-2016
Danh mục 2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ phải trả (tỷ đồng) 132,73 46,67 127,70 48,53 139,05 47,41 Vốn chủ sở hữu ( tỷ đồng) 151,69 53,33 135,45 51,47 154,26 52,59 Tổng nguồn vốn ( tỷ đồng) 284,42 100,0 263,15 100,0 293,31 100,0 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2016) Theo Bảng 3.2, Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp (Nợ phải trả/Vốn chủ sỏ hữu) năm 2014 là 0,87, năm
2015 đạt 0,94, năm 2016 là 0,90. Hệ số thanh toán tổng quát nhỏ hơn 1, như vậy doanh nghiệp đủ khả năng trang trải các khoản nợ, có hệ số tài chính an toàn. 3.1.6. Mô hình QL CNSX của công ty TNHH MTV 76
Sơ đồ 3.3. Mô hình quản lý CNSX tại Công ty TNHH MTV 76
Mô hình quản lý CNSX của Công ty TNHH MTV 76 bao gồm ban giám đốc, phòng Tổ chức – lao động và các quản đốc phân xưởng. Tại các bộ phận sản xuất – phân xưởng, Quản đốc thay mặt Giám đốc quản lý chung và điều hành công việc tại bộ phận, thông thường các tổ trưởng sản xuất là người trực tiếp truyền đạt tới người CNSX. Thực tế các Quản đốc là những người hiểu biết sâu về chuyên môn sản xuất tại xưởng mình. Họ vừa quản lý CNSX chung và vừa quản lý về chuyên môn kỹ thuật. Đây cũng là điểm hạn chế trong công tác quản lý vì các quản đốc thường thiếu chuyên môn về quản lý nhân sự. Thực tế quản lý CNSX tại các phân xưởng trong công ty phần lớn đang được thực hiện theo dạng quản lý điều hành về công việc.
Phòng Tổ chức – lao động là một trong những đơn vị chức năng thuộc bộ máy giúp việc. Phòng có chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề lao động, công tác thi đua khen thưởng, theo dõi và điều chỉnh định mức lao động,…
Trưởng phòng : 01 Phó trưởng phòng : 01
Trợ lý lao động –tiền lương: 02
Trợ lý chính sách : 01
Nhân viên thống kê tại các phân xưởng: 09
Phân công nhiệm vụ của nhân viên phòng Tổ chức – lao động + Trưởng phòng: Phụ trách chung:
- Xây dựng công tác của phòng, phân công nhiêm vụ và duy trì công tác phòng. Xây dựng các mối quan hệ trong công tác;
- Tham mưu, đề xuất các biện pháp đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý người lao động;
- Trực tiếp phụ trách phần việc ….
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao. + Phó trưởng phòng: 01
+ Trợ lý lao động – tiền lương 1: 01 + Trợ lý lao động – tiền lương 2: 01 + Trợ lý chính sách: 01
+ Nhân viên thống kê tại các phân xưởng: 09
Số lượng nhân sự của Phòng Tổ chức lao động chỉ có 13 lao động tính đến 2016. Trong khi đó quân số đông trên 2.000 lao động trong đó khoảng 1.800 công nhân sản xuất. Do ít nhân lực nên một nhân viên có thể được giao đảm nhận nhiều công việc sẽ dẫn đến dàn trải, chồng chéo, kém hiệu quả. Sự phối hợp quản lý chung của phòng Tổ chức – lao động với các phân xưởng còn hạn chế; Vai trò của phòng chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy thế mạnh vai trò tham mưu trong QL CNSX.
3.1.7. Đặc điểm CNSX trong lực lượng lao động của Công ty TNHH Một thành viên 76 thành viên 76
Lực lượng công nhân sản xuất trong Công ty TNHH Một thành viên 76 chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số toàn lao động. Các nhà quản lý cần nắm bắt những đặc điểm chung nhất của lực lượng này để có những đường lối chung đúng đắn.
Bảng 3.3. Đặc điểm lực lượng CNSX trong Công ty TNHH MTV 76
CHỈ TIÊU
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Mức tăng giảm
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 D± % D± %
CƠ CẤU ĐỘ TUỔI
Dưới 25 tuổi 597 38 663 38 650 36 66 11,1 -13 -2 Từ 25 tuổi đến 40 tuổi 675 42,9 790 45,3 845 46,8 115 17 55 7 Từ 41 tuổi đến 55 tuổi 214 13,6 208 11,9 225 12,5 -6 -2,8 17 8,2 Trên 55 tuổi 87 5,5 84 4,8 85 4,7 -3 -3,4 1 1,2 CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ Đại học 11 0,7 19 1,1 24 1,3 8 72,7 5 26,3 Cao đẳng 65 4,1 78 4,5 90 5 13 20 12 15,4 Trung cấp 254 16,1 297 17 308 17,1 43 16,9 11 3,7 Sơ cấp 1.243 79 1.351 77,4 1.383 76,6 108 8,7 32 2,4
CƠ CẤU GIỚI TÍNH
Nữ 904 57,5 1.033 59,2 1.107 61,3 129 14,3 74 7,2
Nam 669 42,5 712 40,8 698 38,7 43 6,4 -14 -2
TỔNG
CỘNG 1.573 100 1.745 100 1.805 100 172 10,9 60 3,4
Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động Về cơ cấu độ tuổi, từ bảng số liệu trên, ta có thể quan sát thấy: Lao động có độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu độ tuổi CNSX, tăng dần qua các năm, từ 42,9% (năm 2014) lên đến 46,8% (năm 2016), tương đương 170 người; Đội ngũ trẻ dưới 25 tuổi trở xuống chiếm tỷ trọng lớn thứ hai
trong cơ cấu CNSX, tỷ trọng có xu hướng giảm nhẹ, tỷ trọng qua các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 38,0%, 38,0%, 36,0%; Lao động trên 55 tuổi có số lượng ổn định nhưng có tỷ trọng giảm dần qua các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 5,5%, 4,8%, 4,7% (Đây thường là thợ bậc cao với tay nghề vững vàng, tuy nhiên hiệu quả làm việc giảm sút do điều kiện sức khỏe và tinh thần. Đội ngũ này sẽ được chuyển sang những công việc không yêu cầu thể lực, hoặc chuyển sang khối phòng ban, trợ giúp về vấn đề kỹ thuật, kiểm nghiệm); Công nhân với độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi chiếm tỷ trọng qua các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 13,6%, 11,9%, 12,5%, số lượng ổn định, tay nghề tốt, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Một doanh nghiệp cần kết hợp các độ tuổi lao động phù hợp nhằm đảm bảo sự ổn định và năng động của doanh nghiệp. Cơ cấu nhóm tuổi lao động như trên là tương đối phù hợp với tình hình của Công ty TNHH MTV 76.
Về trình độ, từ bảng trên, ta có thể quan sát thấy: Lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ trọng cao nhất, qua các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 79,0%, 77,4%, 76,6%; Lao động có trình độ trung cấp tăng dần cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong CNSX, từ 16,1% (năm 2014) đến 17,1% (năm 2016). Do nhu cầu và tính chất công việc, lao động có trình độ cao đẳng trở lên không chiếm tỷ trọng lớn trong CNSX của Doanh nghiệp.
Về cơ cấu giới tính, công nhân nữ chiếm tỷ trọng lớn do đặc thù nghề nghiệp. Năm 2016, công nhân nữ chiếm 1107 người/1805 người (tức 61, 03%) tăng 74 người (tương đương 7,2%) so với năm 2015; tăng 203 người (tương đương 22,5%) so với năm 2014. CNSX nam cũng có số lượng ổn định, có giảm nhẹ vào năm 2016 từ 40,8% xuống còn 38,7% (năm 2015), giảm 2% (tức 14 lao động).
Nhìn chung, Công ty TNHH MTV 76 đang có một lực lượng công nhân sản xuất với cơ cấu về độ tuổi, trình độ, giới tính tương đối hợp lý.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu 3.2.1.1. Tài liệu thứ cấp 3.2.1.1. Tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin
thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet...
Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập được từ các sách như: “Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công” của tác giả Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân - Giáo trình NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; “Quản trị Nguồn nhân lực” của tác giả Trần Kim Dung - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; The Principle of Management” của Peter Ferdinand Drucker, “General and industrial management” của Fayol Henry; “Principles of scientific management” của Frederick Winslow Taylor.
Tham khảo một số bài báo nước ngoài, các cuốn sách công trình nghiên cứu quản trị nói chung và quản lý công nhân sản xuất nói riêng như: Bài “Working Man's Blues: Why do we call manual laborers blue collar?” trên trang điện tử http://www.slate.com của Forrest W.; “Key Indicators of the Labour Market” của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tổng kết SXKD các năm 2014- 2016, báo cáo nhân sự của Công ty TNHH MTV năm 2016.
Tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các văn bản về luật, chính sách…thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế…
Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet… 3.2.1.2. Tài liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu mà nhà nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu.
Bên cạnh những thông tin thứ cấp đã thu thập được như ở trên, để bổ sung thêm thông tin phân tích trong luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ đồng thuận thông qua các báo cáo về: Thỏa ước lao động, báo cáo SXKD, báo cáo công đoàn, quy chế trả lương... được trình bày trong các kỳ đại hội đại biểu CNVC ở Công ty. Tác giả cũng lập phiếu điều tra lấy ý kiến người 100 lao động. Để việc nghiên cứu được diễn ra khách quan, khoa học, tác giả chọn số người phỏng vấn tại mỗi phân xưởng dựa trên tỷ trọng số công nhân sản xuất của phân xưởng đó trên toàn Công ty.
Bảng 3.6. Cơ cấu mẫu điều tra
ĐVT: Người
Phân xưởng Số CNSX Tỷ trọng (%) Số người được điều tra Phân xưởng A1 28 1,52 2 Phân xưởng A2 78 4,22 4 Phân xưởng A3 504 27,27 27 Phân xưởng A4 437 23,65 24 Phân xưởng A6 172 9,31 9 Phân xưởng A7 164 8,87 9 Phân xưởng A8 83 4,49 4
Phân xưởng A1.1 187 10,12 10
Phân xưởng A1.2 195 10,55 11
Tổng cộng 1.848 100,0 100
Nguồn: Số liều điều tra thực tế tháng 1 năm 2017 Tổng số phiếu điều tra thực tế là 100 phiếu, tuy nhiên có 08 phiếu bị thất lạc do người được điều tra làm thất lạc. Tác giả tiến hành phân tích trên 92 mẫu thu được.
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu 3.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Từ những số liệu thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn cấu trúc với những CNSX tại các địa bàn đã lựa chọn theo một bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, chúng tôi sẽ thực hiện xử lý các số liệu này trên phần mềm Excel và SPSS.
Phân tích và xử lý từng số liệu thu thập được, hệ thống thành các bảng chỉ tiêu để từ đó đánh giá.
Sau đó, từ các kết quả này, tác giả thực hiện quá trình phân tích và viết lên thành một bài báo cáo nghiên cứu hoàn chỉnh.
3.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu (a) Phương pháp thống kê mô tả
định lượng và định tính, nhập và xử lý số liệu theo một số các công cụ như đã liệt kê như trên, chúng tôi sẽ thực hiện mô tả số liệu nhằm làm nổi bật rõ thực trạng, tái hiện lại bức tranh chung về QL CNSX trong công ty TNHH MTV 76, những yếu tố ảnh hưởng đến chúng để từ đó có thể đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhất cho các vấn đề còn đang tồn tại và chưa được giải quyết.
(b) Phương pháp so sánh
Bằng phương pháp này, sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết (số liệu cũ –về QL CNSX tại các công ty khác, dữ liệu này có được thông qua bước thu thập dữ liệu thứ cấp, số liệu mới – về QL CNSX tại công ty TNHH MTV 76, dữ liệu này có được thông qua bước thu thập số liệu sơ cấp, phỏng vấn các đối tượng đã lựa chọn từ trước). Sau khi có được 2 nguồn số liệu, thông tin này, chúng tôi sẽ thực hiện so sánh và đưa ra một số giải pháp phù hợp với thực trạng QL CNSX tại công ty TNHH MTV 76.
3.2.3. Một số chỉ tiêu dùng trong phân tích đánh giá QL CNSX - Năng suất lao động bình quân của CNSX - Năng suất lao động bình quân của CNSX
Năng suất lao động bình quân của CNSX trong kỳ là doanh thu bình quân của mỗi CNSX.
Năng suất lao động bình
quân của CNSX trong kỳ = Doanh số trong kỳ
Số CNSX bình quân của kỳ đó Tỷ số này xác định mức doanh số trung bình tương ứng với một CNSX tham gia tạo nên. Tỷ số này cao chỉ ra năng suất lao động cao thuận lợi cho DN trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Tỷ số này thấp nghĩa là quá trình làm việc không thuận lợi như: chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào cao hoặc tăng lãng phí thời gian, sử dụng nhân lực chưa hiệu quả.
- Nhu cầu tuyển dụng CNSX
Nhu cầu tuyển dụng của CNSX là số lượng CNSX mà DN cần tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của kỳ kế hoạch.
Nhu cầu tuyển dụng CNSX kỳ kế hoạch = Nhu cầu CNSX dự tính kỳ kế hoạch - CNSX cuối kỳ trước + Số lượng CNSX dự tính giảm do nghỉ hưu, thôi việc.
Nhu cầu tuyển dụng CNSX phản ánh nhu cầu lao động của kỳ kế hoạch đối với từng ngành nghề. Nhu cầu tuyển dụng CNSX càng lớn có nghĩa là nhu cầu lao động cho kỳ kế hoạch càng lớn.
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tuyển dụng CNSX
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tuyển dụng CNSX là phần trăm hoàn thành kế hoạch tuyển dụng CNSX của kỳ hiện tại.
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tuyển dụng
CNSX = Số CNSX thực tế tuyển dụng trong kỳ x 100 (%)
Số kế hoạch CNSX tuyển dụng kỳ đó
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tuyển dụng CNSX càng chênh lệch với 100% càng ít thì càng lý tưởng và thể hiện doanh nghiệp đang thực hiện công tác tuyển dụng phù hợp với kế hoạch đã đề ra.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CNSX TẠI CÔNG TY TNHH MTV 76 4.1.1. Hoạch định CNSX 4.1.1. Hoạch định CNSX
Hàng năm, Công ty đều xây dựng kế hoạch kinh doanh theo các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận nộp Ngân sách, lao động bình quân, lợi nhuận hàng năm,… Kế hoạch đó được phân chi tiết cho các bộ phận trong Công ty.
Về lý thuyết việc hoạch định lực lượng CNSX do phòng Tổ chức-lao động dựa trên cơ sở dự báo cung cầu nhân lực sẽ tham mưu đề xuất. Nhưng thực tế mọi dự báo nhân lực đang dựa trên những đánh giá công tác sản xuất kinh doanh hàng năm cũng như dự báo kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các năm kế tiếp do Phòng Kế hoạch-Kinh doanh đưa ra. Các phân xưởng trong công ty dựa kế hoạch sản xuất kinh doanh và xác định nhu cầu nhân lực của đơn vị rồi gửi yêu cầu đến Phòng Kế hoạch – kinh doanh. Phòng Tổ chức-lao động tư vấn hỗ trợ phân