Giải pháp phát triển mạng lưới khuyến công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5.1.Giải pháp phát triển mạng lưới khuyến công

4.5. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động khuyến công tại trung tâm khuyến

4.5.1.Giải pháp phát triển mạng lưới khuyến công

Xây dựng mạng lưới khuyến công từ cấp tỉnh tới các huyện, thành phố và các xã, tạo điều kiện phát huy vai trò của mạng lưới khuyến công viên cấp xã. Giải pháp là đặt các chi nhánh của Trung tâm tại các huyện, thành phố; Các chi nhánh này có thể trực tiếp tuyển chọn khuyến công viên sao cho mỗi xã có một cán bộ khuyến công có đủ trình độ để đảm đương công việc.

Sơ đồ 4.2. Tổ chức mạng lưới khuyến công mới tại tỉnh Bắc Ninh 4.5.2. Giải pháp xây dựng chương trình khuyến công theo giai đoạn 4.5.2. Giải pháp xây dựng chương trình khuyến công theo giai đoạn

Hiện nay các hoạt động khuyến công đều do nguồn ngân sách nhà nước chi, do ngân sách ít nên ảnh hưởng rất lớn đến phạm vi và mức độ tác động của các nội dung hỗ trợ. Yêu cầu hiện nay là phải xã hội hoá hoạt động khuyến công, nghĩa là phải xây dựng kế hoạch chương trình, kinh phí khuyến công theo từng giai đoạn trình UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành, có như vậy ta mới tạo được nguồn kinh phí đủ lớn để khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (gọi tắt là Chương trình khuyến công theo giai đoạn). Chương trình khuyến công theo giai đoạn dùng để khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất

Cục Công thương địa phương - Bộ Công

Thương

Sở Công Thương Bắc Ninh

Trung tâm khuyến công và tư vấn PTCN Bắc Ninh

Khuyến công viên cấp xã

Cơ sở công nghiệp Chi nhánh khuyến công huyện,

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo các nội dung của khuyến công trên địa bàn tỉnh.

Về cơ sở pháp lý để xây dựng chương trình khuyến công theo giai đoạn đã có Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến; Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 18/02/2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương; Thông tư 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Khuyến công.

Có như vậy Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh căn cứ vào nội dung chương trình hoạt động khuyến công địa phương được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, để xây dựng kế hoạch thực hiện năm sát thực: Ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm + nguồn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia + tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước + nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

4.5.3. Giải pháp phát triển một số nội dung hoạt động khuyến công

Trong điều kiện Bắc Ninh hiện nay, vai trò của Nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung vào việc xây dựng các chính sách tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho DNNVV, thiết kế và áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận tài chính để tạo điều kiện về vốn sản xuất kinh doanh, đào tạo, nâng cao năng lực quản trị...cho DNNVV; đồng thời tăng cường các dịch vụ hỗ trợ phát triển mà DNNVV cần để bù đắp những kỹ năng thiếu hụt do nguồn nhân lực trong DNNVV không có. Mô hình này cũng được áp dụng như một bàn tay hữu hình của chính sách khuyến công tại Việt Nam đối với đối tượng là DNNVV, tổ hợp tác xã, hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.

Trong định hướng mục tiêu đến năm 2025, hoạt động khuyến công hướng vào việc tham gia thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2025. Nhằm phát huy kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong hoạt động của giai đoạn trước; trong thời gian tới chương trình Khuyến công cần tiếp tục có những điều chỉnh về cơ chế chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm để hoạt động khuyến công ngày càng đi

vào chiều sâu, đến đúng đối tượng và đem lại hiệu quả thiết thực hơn nữa.

Từ những thành công của một số năm về trước và để phát triển khuyến công trong những năm tiếp theo, một số khuyến nghị đối với chương trình khuyến công tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh như sau:

- Tăng nguồn kinh phí khuyến công, lồng ghép và huy động các nguồn tài chính bảo đảm hoạt động khuyến công

Trong các chương trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, để hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ thực hiện các dự án trong nhiều năm, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cùng hỗ trợ với tỷ lệ kinh phí trung ương nhiều hơn kinh phí địa phương. Tuy nhiên, điểm này còn nhiều hạn chế đối với chính sách hỗ trợ khuyến công tại Việt Nam khi Thông tư 26/TTLT-BTC-BCT quy định rõ điều kiện để được hỗ trợ kinh phí khuyến công là cam kết của tổ chức, cá nhân thực hiện đề án khuyến công chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung chi được kinh phí khuyến công hỗ trợ. Trong những nỗ lực nhằm tăng cường các nguồn tài chính hợp pháp thực hiện tốt mục tiêu khuyến công; cơ quan quản lý chương trình cần nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, cho phép lông ghép, kết hợp ngân sách trung ương và địa phương cho cùng một nội dung khuyến công, đặc biệt là những dự án khả thi được chương trình khuyến công hỗ trợ thực hiện trong nhiều năm.

Tăng nguồn kinh phí khuyến công để đáp ứng nhu cầu của các địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí về khuyến công cho địa bàn khó khăn theo quy định và ưu tiên phân bổ kinh phí cho các địa phương có chiến lược về chương trình hoạt động khuyến công, giai đoạn cụ thể tập trung phát triển có hiệu quả các nhóm nghành nghề đặc thù.

Tuy nhiên trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn, định hướng của Nhà nước đang hạn chế hình thức hỗ trợ giảm chi phí (thông qua việc giảm lãi suất ) và hỗ trợ giảm nghĩa vụ nộp ngân sách( thông qua giảm thuế TNDN), do các biện pháp hỗ trợ thông qua ngân sách khó khăn bền vững và còn phụ thuộc trong nước từng thời kỳ.

Do đó, trong tổng thể cơ cấu phân bổ kinh phí khuyến công cần tập trung vào hỗ trợ những nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của DN như hỗ trợ vào đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tiếp cận đổi mới khoa học công nghệ, hộ trợ xúc

tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ về tư vấn theo nhu cầu của từng nhóm DN… Hoặc những hỗ trợ phi tài chính như: quy định trình tự, thủ tục, chế độ kế toán theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho đơn vị thực hiện và cơ sở CNNT; hoặc cần tập trung vào các quy trình hỗ trợ các vấn đề mà cơ sở CNNT gặp nhiều hạn chế, vướng mắc như công tác quản trị DN, quản lý lao động, vướng mắc về các thủ tục pháp lý… để hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày một hiệu quả, chất lượng.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.

Hình thức hỗ trợ úng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại cần được duy trì, tăng cường và mở rộng. Đây là hoạt động then chốt trong hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa phát triển ở các nước trong khu vực và trên thế giới. nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, tăng cường liên kết, phối hợp giữa các doanh ngiệp với các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học trong nghiên cứu, ứng dụng các máy móc thiết bị và công nghệ mới và sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, chương trình khuyến công Bắc Ninh cần nghiên cứu áp dụng công nghiệp hỗ trợ đối với nhóm đối tượng thụ hưởng về ứng dụng máy móc thiết bị để các cơ sở CNNT có chung mục đích về tổ chức sản xuất trên cùng một địa bàn quy hoạch phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi ích cạnh tranh địa phương có cơ hội xây dựng thương hiệu, nâng cao lợi thế. Lợi ích của việc hỗ trợ cho nhóm đối tượng làm gia tăng khả năng tiếp cận tài chính, nghiên cứu chung phát triển sản phẩm những kênh phân phối rộng hơn cho các cơ sở.

Nghiên cứu điều chỉnh chinh sách, cho phép các cơ sở CNNT đầu tư, cho các ứng dụng các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại đã qua sử dụng đáp ứng các tiêu chí và quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với nhu cầu thực tế của cơ sở.

Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến thiết bị công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới.

Nghiên cứu xây dựng đề án theo chương trình phát triển sản phẩm chủ lực giai đoạn của địa phương trong vùng trên cơ sở bám sát chủ trương, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và các địa phương.

Nghiên cứu xây dựng đề án, tập trung hỗ trợ cho một số huyện trên cơ sở khảo sát về chiến lược phát triển bền vững, phát triển quốc gia để phối hợp với các địa phương thực hiện; tạo nên chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp có hệ thống hiệu quả. Góp phần phát triển công nghiệp tỉnh; xây dựng nền tảng công nghiệp tỉnh. Hệ thống sáng kiến, cải tiến của tỉnh là nhiệm vụ rất quan trọng, do đó hỗ trợ các cơ sở CNNT kém khả năng cạnh tranh hoặc tạo lập doanh nghiệp mới hoạt động có hiệu quả, tăng cường phát triển công nghiệp nguyên phụ liệu và phụ trợ, tạo nhiều việc làm cho xã hội.

Lựa chọn cơ sở công nghiệp nông thôn có lợi thế, điều kiện phát triển và phù hợp quy hoạch mang tính tiêu biểu trên địa bàn để hỗ trợ nội dung hoạt động xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật và tiến bộ công nghệ; trong đó tập trung nghiên cứu hỗ trợ các ngành nghề có lợi thế của địa phương.

Trong khi nhiều tỉnh đang phát triển đã đi qua một chặng đường dài thành công trong việc xử lý ô nhiểm môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, thì đây vẫn là một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất của hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn ở Bắc Ninh. Có thể nói, bảo vệ môi trường là yêu cầu suôn suốt trong quá trình phát triển của ngành Công Thương và là khát vọng kinh tế xanh của Việt Nam. Từ năm 2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020. Theo đó, Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đó, việc đưa nội dung hỗ trợ sản xuất sạch hơn vào Nghị định 45/2012/NĐ -CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công là hoàn toàn đúng đắn. Cần đẩy mạnh và chuyên sâu hơn nội dung này trên cơ sở điều chỉnh chính sách khuyến công và các chính sách liên quan cho phù hợp và có đủ sức hấp dẫn để huy động được các nguồn lực xã hội vào việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; đồng thời nghiên cứu để đưa ra nội dung sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; đồng thời nghiên cứu để đưa nội dung này trở thành một trong những tiêu điểm của chương trình khuyến công trong những năm sắp tới.

- Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ mới.

Vì vậy việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ là cần thiết để thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển khu vực nông thôn nói riêng, đảm bảo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mới đây, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); theo đó Luật đã khái quát đầy đủ chủ trương của Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ, ngăn chặn các thiết bị lạc hậu vào Việt Nam. Luật đã có các biện phát khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường công nghệ. Các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ sẽ được đưa vào là các đối tượng được ưu tiên xem xét hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ lãi suất vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ –CP của Chính phủ về khuyến công, nội dung hỗ trợ các cơ sở CNNT chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển sản xuất trong thời điểm hiện nay là rất phù hợp. Như vậy, cơ quan quan lý chương trình khuyến công cần xem xét kỹ các quy định kiên quan được sửa đổi trong thời gian tới để hướng dẫn các địa phương đơn vị áp dụng thực hiện.

Thế giới đang tiến tới cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư hứa hẹn sẽ thay đổi cơ bản các vấn đề xã hội cũng như tác động mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hóa của các nước. Trong tương lai, sáng tạo công nghệ với lợi ích lâu dài về tính hiệu quả và năng suất sẽ là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi tự động hóa thay thế, lao động chắc chắn sẽ bị dư thừa, và điều đó sẽ còn trầm trọng hơn đối với những ngành, lĩnh vực không có lao động có kỹ năng, có nghề.

Dù phải đối mặt với các nguy cơ, cơ hội sẽ còn lớn nếu nhận thức sớm được xu hướng chuyển đổi. Khi đó, việc đào tạo đúng hướng về hành vi nghề nghiệp sẽ mang lại sự chiếm lĩnh cơ hội sớm. Khi biết được xu thế xã hội, định hướng của quốc gia về đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho lao động cũng chuyển đổi theo. Như vậy, trong bối cảnh đó, nội dung đào tạo nghề cho lao động chuyển nghề mới hoặc nâng cao tay nghề cho người lao động nên tiếp tục được quan tâm, đặc biệt triển khai các mô hình đào tạo nghề cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn khó khăn, địa bàn ưu tiên của chính sách khuyến công.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.

Tổ chức diễn đàn, đối thoại thường niên giữa cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các cơ sở CNNT – đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công để tổng kết, đánh giá lại hiệu quả của chương trình trong thời gian qua, nắm bắt những vướng mặc khó khăn của các cơ sở CNNT, giải đáp thắc mắc về hoạt động khuyến công và kịp thời nghiên cứu điều chỉnh cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn trong thời gian tới.

Tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý đầu tư, sản xuất tại các Công ty, tập đoàn lớn nước ngoài.

Tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định thương mại tự do FTA, môi trường, công nghệ kỹ thuật mới….để trao đổi, phổ biến, nghiên cứu áp dụng vào các cơ sở CNNT.

Tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của tỉnh tại các hội chợ, diễn đàn xúc tiến thương mại… Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư phát triển thương mại, công nghiệp tại các nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có điều kiện mở rộng thị trường và cập nhật các kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 69)