Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 41)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thông tin về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, dân số lao động, kết quả sản xuất công nghiệp, các kết quả về mô hình, các chương trình khuyến công ... được lấy ra từ các báo cáo về tình hình hoạt động khuyến công từ Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương Bắc Ninh, Cục thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư, v.v…

- Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng cách điều tra khảo sát các cán bộ làm công tác khuyến công; các tổ chức cá nhân, cơ sở công nghiệp nông thôn. Cụ thể học viên đã phát ra 60 phiếu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, thu về được 50 phiếu (Số cơ sở công nghiệp nông thôn được thụ hưởng chính sách khuyến công trong năm 2014-2017).

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê, phân tích: Áp dụng phương phát thống kê mô tả sử dụng trong luận văn nghiên cứu và xử lý đối với các thông tin Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình hoạt động khuyến công tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh. Sau khi tổng hợp được số liệu ta tiến hành phân tích bằng các phương pháp khác nhau, theo số tuyệt đối, theo số tương đối và số bình quân.

- Phương pháp so sánh, xử lý số liệu: Các số liệu sau khi được tiến hành đánh giá, phân loại sẽ đem so sánh kết quả thu được qua các năm, đối chứng với các mốc thời gian khác nhau, từ đó đưa ra được những đánh giá về sự phát triển của hiện tượng là nhanh hay chậm, sự vật hiện tượng đó là tốt hay xấu.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

Đây là Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý thông qua các phườn tiện

thông tin đại chúng như đài, sách, báo chí để khai thác rút ra các kết luận có căn cứ khoa học, từ đó có các giải pháp thiết thực mang tính khả thi để phát triển vấn đề nghiên cứu.

3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến công

Một số các chỉ tiêu thường được áp dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến công như:

Đánh giá hoạt động thông tin tuyên truyền

- Các loại phương tiện dùng trong thông tin tuyên truyền: đài, báo, ti vi, sách, tờ gấp kỹ thuật, băng hình, hội thảo, tham quan,….

- Số lần tổ chức hội thảo, tham quan và số lượng người tham gia hội thảo, tham quan trong năm.

Đánh giá hiệu quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

- Số mô hình trình diễn đã thực hiện được trong năm. - Khả năng nhân rộng mô hình.

- Kinh phí hỗ trợ trong năm.

Đánh giá hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

- Số lớp đào tạo được tổ chức trong năm. Số người được đào tạo trong năm. Số kinh phí dành cho đào tạo trong năm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH BẮC NINH

4.1.1 Tổ chức mạng lưới khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tổ chức mạng lưới hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo 2 cấp tỉnh và huyện (Sơ đồ 4.1).

- Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến công và TVPTCN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương Bắc Ninh. Trung tâm Khuyến công và TVPTCN có chức năng nhiệm vụ chính là xây dựng và hướng dẫn thực hiện chương trình, đề án khuyến công, trên địa bàn tỉnh(Quyết định số 344/2013/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh).

Sơ đồ 4.1. Mạng lưới khuyến công Bắc Ninh

Nguồn: Trung tâm Khuyến công và TVPTCN

- Cấp huyện: Ở các huyện, thành phố, cán bộ làm công tác khuyến công do cán bộ Phòng Kinh tế & Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố kiêm nhiệm. Hiện nay chưa xây dựng được hệ thống khuyến công viên, cộng tác viên cấp huyện, cấp xã.

Cục công thương địa phương - Bộ Công Thương

Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công

nghiệp Bắc Ninh

Phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị

xã, thành phố Cơ sở công nghiệp

4.1.2. Kết quả hoạt động khuyến công của Trung tâm

Trong những năm vừa qua Trung tâm Khuyến công đã thực hiện rất tốt hỗ trợ các nội dung hoạt động khuyến công như: Đào tạo nghề, truyền nghề; tập huấn nâng cao năng lực quản lý; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị; thông tin tuyên truyền; tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm; hội chợ triển lãm…đã làm chuyển biến nhận thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả hoạt động được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả hoạt đông khuyến công tại Trung tâm, năm 2014 - 2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Số

lượng

1 Số lao động được đào tạo nghề, truyền nghề và nâng

cao tay nghề Người 1660

2 Số học viên được tập huấn nâng cao năng lực quản lý Người 670 3 Số dự án được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ

thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị

Dự án 70

4 Thông tin tuyên truyền phục vụ Khuyến công Lần đăng 30 5 Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Sản phẩm 28 6 Số lượt người đi tham quan khảo sát, học tập, trao đổi

kinh nghiệm Lượt người 240

7 Số lần tham gia hội chợ triển lãm hội chợ 18 8 Sơ kết, tổng kết công tác Khuyến công và TVPTCN Lần 8

Nguồn: Trung tâm Khuyến công và TVPTCN

4.1.2.1. Đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề

Đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tây nghề, qua 04 năm đã góp phần đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề may công nghiệp, mộc dân dụng, cơ khí, thêu, sản xuất giấy, Điện tử, cho 1.660 lao động nông thôn tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó đào tạo nghề may công nghiệp cho 1.060 lao động nông thôn; đào tạo nghề mộc, cơ khí, nhựa, điện, điện tử cho 600 người,..

100% số lao động có việc làm ngay khi được đào tạo, do khi hỗ trợ kinh phí đào tạo thì Trung tâm yêu cầu các đơn vị phối hợp phải tạo việc làm ngay cho người lao động sau khi đào tạo xong.

4.1.2.2. Tập huấn nâng cao năng lực quản lý

Các chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản lý giúp các học viên nâng cao được kiến thức trong quản lý Nhà nước về CN - TTCN, về pháp luật, về quản lý trong lĩnh vực quản lý kinh doanh… Đã đáp ứng được đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng nhanh các doanh nghiệp trong các năm qua.

Trong 04 năm qua đã có 12 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp được tổ chức, đã tập huấn cho 520 bạn trẻ có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, trong số đó đã có 176 bạn thành lập doanh nghiệp. Có 3 lớp tập huấn về quản trị doanh nghiệp cho quản lý và kế toán của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh gia đình, qua đó đã có 150 học viên được tập huấn nâng cao năng lực quản lý. Còn lại là các lớp tập huấn về nghiệp vụ khuyến công, v.v...

4.1.2.3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị

Tổng số dự án được hỗ trợ là 70 dự án. Trong đó dự án đựơc hỗ trợ nhiều nhất là 500 triệu đồng để tổ chức buổi giới thiệu mô hình mới; dự án đựơc hỗ trợ ít nhất là 90 triệu đồng. Các dự án được hỗ trợ đã góp phần khuyến khích các đơn vị mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, học tập và áp dụng trong việc đầu tư công nghệ mới vào sản xuất và sản xuất sản phẩm mới; giảm bớt một phần khó khăn về trả nợ vốn vay ngân hàng.

4.1.2.4. Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp

Trong các năm qua đã có 28 sản phẩm được các cấp chứng nhận, kết quả đó là căn cứ để các cơ quan quản lý kịp thời đưa ra những giải pháp, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại sản phẩm, bảo tồn và phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn của tỉnh phát triển…

4.1.2.5. Tham quan khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm

Tổng số đoàn tham quan khảo sát trong 04 năm qua là 12 đoàn, với tổng số 240 lượt người tham gia học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên ngành, về phát triển công nghiệp- TTCN, về công tác khuyến công. Trong đó có 06 đoàn đi học tập kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh phía Nam, 06 đoàn học tập kinh nghiệm ở các tỉnh phí Bắc. Đoàn đông người nhất là 28 người, ít nhất là 05 người.

4.1.2.6. Tham gia hội chợ triển lãm

Tổ chức tham gia và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia 18 hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, để quảng bá hàng hoá, sản phẩm làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn.

4.1.2.7. Thông tin tuyên truyền phục vụ công tác khuyến công

Trong 04 năm qua, Trung tâm đã phối hợp với báo, đài truyền hình, tạp chí tuyên truyền về cơ chế chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thông tin thị trường liên quan đến phát triển CN - TTCN.

- Chính quyền cơ sở, người dân, doanh nghiệp, HTX… đã nhận thức rõ, sâu rộng và đầy đủ hơn đối với công tác khuyến công.

4.1.2.8. Sơ kết, tổng kết công tác Khuyến công hàng năm:

Trong quá trình triển khai các hoạt động; Trung tâm đã đánh giá sơ kết, tổng kết công tác Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp. Nhằm rút những mặt được, mặt còn hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh công tác Khuyến công trong những năm tiếp theo.

4.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động khuyến công đã triển khai năm 2017

Qua quá trình khảo sát, ngoài việc tìm ra những nỗ lực của Trung tâm, tìm ra những kết quả trong quá trình hoạt động công tác khuyến công đã đạt được, chúng tôi chú ý đến đánh giá của các doanh nghiệp, cán bộ quản lý…nhằm đưa ra giải pháp để phát triển khuyến công có hiệu quả.

Để thực hiện mục tiêu này chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp, thu thập các thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: từ chủ các doanh nghiệp, cán bộ quản lý về khuyến công ở các phòng kinh tế, kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố; phỏng vấn người tham gia quản lý khuyến công tại Sở Công thương Bắc Ninh, cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khuyến công tại Trung tâm Khuyến công, phỏng vấn các cấp lãnh đạo quản lý trực tiếp và một số chuyên gia chuyên kiểm định và đánh giá kết quả hoạt động khuyến công.

Qua bảng 4.2 cho thấy kết quả điều tra các doanh nghiệp đã thu được rất nhiều ý kiến, giúp cho việc đánh giá tương đối chính xác về kết quả hoạt động khuyến công.

Kết quả điều tra cho thấy Trung tâm Khuyến công chưa chú trọng tới công tác tuyên truyền quảng cáo mà chủ yếu qua con đường giới thiệu của bạn bè. Đây

là một khâu rất quan trọng, Trung tâm cần chú trọng công tác tuyền truyền, quảng bá nhiều hơn về cơ chế chính sách trên các trang mạng internet, sách, báo, truyền thanh, truyền hình…

Các doanh nghiệp đều đồng thuận trung tâm tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt đông. Chứng tỏ Trung tâm đã thực hiện nội dung này là rất tốt, cần được phát huy hơn nữa.

Các doanh nghiệp đánh giá mức hỗ trợ kinh phí khuyến công thấp, nên trong thời gian tới Trung tâm cần kiến nghị lên Cục công thương địa phương, Bộ Công thương sửa đổi Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 18/02/2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương. Nâng mức hỗ trợ kinh phí lên đủ lớn mạnh, có như vậy thì mới khuyến khích được các doanh nghiệp đầu tư lớn mạnh vào sản xuất.

Bảng 4.2. Kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp về các chính sách khuyến công

STT Chỉ tiêu Nội dung hỏi Doanh

nghiệp

Tỷ lệ (%)

I Số lượng điều tra 50 100

1

Số doanh nghiệp biết đến chính sách khuyến công qua kênh thông tin về từ:

+ Mạng Internet, sách, báo, truyền thanh, truyền hình

+ Do cơ quan chính quyền phổ biến + Qua giới thiệu của bạn bè + Khác 7 8 35 0 14 16 70 0 2 Mức độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp: + Bình thường + Thuận lợi + khó khăn 3 46 1 6 92 2 3 Mức hỗ trợ kinh phí khuyến công: + Hợp lý + Thấp + Quá thấp 11 27 12 22 54 24 4 Mức độ thủ tục hành chính trong hoạt động Khuyến công: + Bình thường + Thuận lợi + Khó khăn 12 38 0 24 76 0 5 Chính sách trong hoạt động khuyến công thời gian gần đây:

+ Rất phù hợp + Phù hợp + Chưa phù hợp 14 26 10 28 52 20

Kết quả điều tra về các thủ tục hành chính trong hoạt động khuyến công đều thuận lợi, chứng tỏ Trung tâm đã sát sao về cải cách thủ tục hành chính nhanh nhẹn, đã tạo được môi trường làm việc dân chủ, văn minh.

Kết quả điều tra về chính sách trong thời gian qua của Trung tâm cho thấy sự phù hợp của chính sách khuyến công là (52%), Rất phù hợp là (28%), chưa phù hợp là (20%) như kết quả điều tra cho thấy rằng chính sách khuyến công vẫn còn chung chiêng. Trong thời gian tới cần được các cấp các ngành tập chung xây dựng chính sách khuyến công đồng bộ, để tạo hành lang pháp lý để phát triển khuyến công mạnh mẽ và bền vững trong công cuộc đổi mới.

Qua bảng 4.3 cho thấy kết quả điều tra về năng lực của cán bộ khuyến công về trình độ chuyên môn đã được doanh nghiệp đánh giá cao 72%, chứng tỏ Trung tâm đã tuyển dụng được đội ngũ làm công tác chuyên môn tốt. Về phương pháp khuyến công chưa được tốt như mong muốn 56%, cần được đưa đi tập huấn, nghiên cứu thêm về phương pháp khuyến công trong thời gian tới. Về thái động nhiệt tình và năng động về mặt này thì cán bộ khuyến công lại làm rất tốt đạt 92% cần phát huy hơn nữa.

Bảng 4.3. Kết quả điều tra xin ý kiến của các doanh nghiệp về năng lực của cán bộ khuyến công

Chỉ tiêu Nội dung hỏi Doanh nghiệp Tỷ lệ %)

Số lượng điều tra 50 100

Đánh giá về năng lực của cán bộ khuyến công trên các mặt:

+ Trình độ chuyên môn Tốt

Trung bình Kém

+ Phương pháp khuyến công Tốt

Trung bình Kém

+ Thái độ nhiệt tình và sự năng động Tốt Trung bình Kém 36 14 0 21 28 1 46 4 0 100 72 28 0 100 42 56 2 100 92 8 0 Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, tháng 11 năm (2017)

huấn khuyến công

Chỉ tiêu Nội dung hỏi Doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Số lượng điều tra 50 100

Đánh giá về một số vấn đề trong công tác phổ biến chính sách khuyến công:

+ Nội dung tập huấn Phù hợp Ít phù hợp Chưa phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)