Ảnh hưởng của phát triển khuyến công đến doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 55 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3Ảnh hưởng của phát triển khuyến công đến doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

4.2. Tình hình phát triển hoạt động khuyến công tại trung tâm khuyến công

4.2.3Ảnh hưởng của phát triển khuyến công đến doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

ở tỉnh Bắc Ninh

* Giúp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển

Điều đáng ghi nhận trước tiên là khi tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện Chương trình khuyến công, đã tạo nên một không khí phấn khởi cho các cơ sở sản xuất trong toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh. Sau thời gian triển khai thực hiện, đến nay Chương trình khuyến công đã đi vào hoạt động ổn định, đạt được những kết quả khả quan, mang lại những lợi ích thiết thực; sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tăng trưởng, trong đó khu vực ngoài quốc doanh đang chuyển biến tốt, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống đã phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Bảng 4.6. Số doanh nghiệp CN-TTCN thành lập mới 2014 - 2017 Năm Năm Số doanh nghiệp thành lập mới Lao động

(người) Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

Bình quân vốn đầu tư (Tỷ đồng/DN) 2014 849 12.416 4.550,590 5,359 2015 1.206 16.573 6.227,867 5,164 2016 1.654 37.486 9.398,182 5,682 2017 2.016 51.655 13.628,660 6,760 Tổng 5.725 118.130 33.805,229 5,904

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh(2014-2017)

* Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập mới

Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy dưới sự tác động của chính sách khuyến công, trong 4 năm (2014 - 2017) đã có 5.725 doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN thành lập mới, thu hút 118.130 lao động, tổng vốn đầu tư 33.805,229 tỷ đồng.

Nhìn chung, quá trình đầu tư thành lập mới của các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây được nâng lên về quy mô đầu tư, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như: Điện, điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm...

Quy mô đầu tư bình quân năm 2014: 5,359 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng dần đến năm 2017 là 6,760 tỷ đồng/doanh nghiệp; riêng năm 2015 là năm có quy mô đầu tư bình quân thấp nhất 5,164 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Tuy nhiên tiến độ đầu tư mới vẫn còn chậm so với tiềm năng phát triển CN- TTCN của địa phương; đa số doanh nghiệp thành lập mới là các hộ kinh doanh gia đình, Hợp tác xã với số vốn nhỏ chỉ khoảng hơn 100 triệu đồng/doanh nghiệp, địa bàn đầu tư phát triển không đồng đều phần lớn tập trung ở TP Bắc Ninh và một số huyện, thị xã có ngành sản xuất CN-TTCN phát triển khá như: huyện Quế Võ, huyện Yên Phong, thị xã Từ Sơn.

* Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và mở rộng sản xuất

Nhìn chung chất lượng các ngành công nghiệp Bắc Ninh còn thấp, điều đó được thể hiện ở việc trang bị kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp Bắc Ninh

nói chung ở trình độ thấp, lạc hậu, nhất là khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Phần lớn máy móc thiết bị trang bị đã trên 20 - 30 năm, thiết bị không đồng bộ, đa số máy móc là công nghệ cũ nhập khẩu từ trung quốc, một số máy móc trong nước sản xuất, một số máy móc tự chế tại xưởng.

Trước khi triển khai Chương trình khuyến công, việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ ở khu vực công nghiệp quốc doanh khá hơn so với khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh do các DNNN tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại quốc doanh dễ dàng hơn các DN ngoài quốc doanh.

Một số DNNN chủ lực đã tập trung đầu tư vào những ngành thế mạnh của tỉnh như chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, cơ khí.... Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh do khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nên việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chủ yếu từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Ngoại trừ lĩnh vực chế biến gỗ, sản xuất nước đá và cơ khí tư nhân có đầu tư một số thiết bị mới; phần lớn các cơ sở sản xuất ít đầu tư kỹ thuật mới, nhiều cơ sở trang bị máy móc chế tạo có kỹ thuật công nghệ rất lạc hậu so với thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương.

Từ khi Chương trình khuyến công ra đời, tốc độ đầu tư chiều sâu bao gồm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và đầu tư mở rộng sản xuất đã gia tăng; đặc biệt khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có nhiều doanh nghiệp được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến công đã mạnh dạn tiến hành đầu tư trang thiết bị công nghệ mới. Trong 4 năm (2014 - 2017), đã có 8.694 doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút việc làm thêm cho 16.562 lao động, tổng vốn đầu tư 1.101,712 tỷ đồng, chia ra như sau:

- Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ: 4.024 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư 408,079 tỷ đồng.

- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh: 4.670 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư 693,633 tỷ đồng.

Nhìn chung các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp và số tiền đầu tư tăng dần trong các năm. Tuy nhiên năm 2016 và năm 2017 được tỉnh quan tâm hơn về ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ nên mức độ đầu tư của các doanh nghiệp có phần tăng hơn trước. Các lĩnh vực ngành nghề được tập trung đầu tư như: Điện, điện tử, nhựa, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, may xuất khẩu, bao bì...

Bảng 4.7. Số doanh nghiệp CN - TTCN đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ & đầu tư mở rộng sản xuất 2014 – 2017

Năm

Doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ Doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất

Số doanh nghiệp Vốn đầu tư (tỷ đồng) Bình quân vốn đầu tư trên một

doanh nghiệp ( tỷ đồng) Số doanh nghiệp Vốn đầu tư (tỷ đồng) Bình quân vốn đầu tư trên một

doanh nghiệp ( tỷ đồng) 2014 857 86,844 0.101 932 132,007 0.141 2015 943 93,26 0.98 1.067 164,566 0.154 2016 1.059 107,874 0.101 1.118 184,302 0.164 2017 1.165 120,135 0.103 1.553 212,758 0.136 Tổng 4.024 408,079 0.101 4.670 693,633 0.148

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh(2014-2017)

* Góp phần phát triển các làng nghề và hình thành nghề mới

Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 Làng nghề TTCN được công nhận, trong đó có 56 làng nghề và 6 làng nghề truyền thống. Việc phát triển các làng nghề và các mô hình hợp tác sản xuất CN-TTCN là một nội dung hoạt động quan trọng của khuyến công.

Khuyến công đã hỗ trợ đào tạo nghề, quảng bá sản phẩm cho các làng nghề, qua đó đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, bao gồm những lao động sống chính bằng nghề và lao động nông nhàn; tạo ra nhiều sản phẩm có tiếng của địa phương, như: Đúc Đồng ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình; mộc Đồng Kỵ ở thị xã Từ Sơn; tre trúc Xuân Lai ở xã Xuân Lai, huyện Gia Bình; Giấy Phú Lâm ở huyện Tiên Du, Tranh Đông Hồ Thuận Thành…

Đồng thới hoạt động khuyến công cũng đã góp phần phát triển tạo dựng một số nghề mới ở các xã thuần nông như: mây tre đan ở xã Giang Sơn, huyện Gia Bình; Dệt mành tăm ở xã Tương Giang, huyện Tiên Du; thêu xuất khẩu ở phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh,v.v…

*Góp phần phát triển hoạt động xúc tiến thương mại

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, khuyến công đã thực hiện được một số công việc sau:

- Thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các kỳ hội chợ trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất hàng thêu, tranh gỗ ghép, hàng thủ công mỹ nghệ tham gia các Hội chợ ở nước ngoài nhằm phát triển và mở rộng thị trường mới.

- Giới thiệu các cơ sở, doanh nghiệp tham gia trên trang Website của tỉnh và của ngành Công Thương để tự giới thiệu cơ sở và sản phẩm của mình trên mạng Internet nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 55 - 59)