Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 41 - 43)

Phần 2 Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thông tin về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, dân số lao động, kết quả sản xuất công nghiệp, các kết quả về mô hình, các chương trình khuyến công ... được lấy ra từ các báo cáo về tình hình hoạt động khuyến công từ Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương Bắc Ninh, Cục thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư, v.v…

- Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng cách điều tra khảo sát các cán bộ làm công tác khuyến công; các tổ chức cá nhân, cơ sở công nghiệp nông thôn. Cụ thể học viên đã phát ra 60 phiếu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, thu về được 50 phiếu (Số cơ sở công nghiệp nông thôn được thụ hưởng chính sách khuyến công trong năm 2014-2017).

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê, phân tích: Áp dụng phương phát thống kê mô tả sử dụng trong luận văn nghiên cứu và xử lý đối với các thông tin Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình hoạt động khuyến công tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh. Sau khi tổng hợp được số liệu ta tiến hành phân tích bằng các phương pháp khác nhau, theo số tuyệt đối, theo số tương đối và số bình quân.

- Phương pháp so sánh, xử lý số liệu: Các số liệu sau khi được tiến hành đánh giá, phân loại sẽ đem so sánh kết quả thu được qua các năm, đối chứng với các mốc thời gian khác nhau, từ đó đưa ra được những đánh giá về sự phát triển của hiện tượng là nhanh hay chậm, sự vật hiện tượng đó là tốt hay xấu.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

Đây là Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý thông qua các phườn tiện

thông tin đại chúng như đài, sách, báo chí để khai thác rút ra các kết luận có căn cứ khoa học, từ đó có các giải pháp thiết thực mang tính khả thi để phát triển vấn đề nghiên cứu.

3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến công

Một số các chỉ tiêu thường được áp dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến công như:

Đánh giá hoạt động thông tin tuyên truyền

- Các loại phương tiện dùng trong thông tin tuyên truyền: đài, báo, ti vi, sách, tờ gấp kỹ thuật, băng hình, hội thảo, tham quan,….

- Số lần tổ chức hội thảo, tham quan và số lượng người tham gia hội thảo, tham quan trong năm.

Đánh giá hiệu quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

- Số mô hình trình diễn đã thực hiện được trong năm. - Khả năng nhân rộng mô hình.

- Kinh phí hỗ trợ trong năm.

Đánh giá hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

- Số lớp đào tạo được tổ chức trong năm. Số người được đào tạo trong năm. Số kinh phí dành cho đào tạo trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)