Những mặt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 59 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Những mặt được

4.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động khuyến công tại TTKC và tư vấn

4.3.1.Những mặt được

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh và Cục Công thương địa phương; được sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ của UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan, trong những năm qua, hoạt động khuyến công tại TTKC & TVPT CN tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả thực hiện là:

- Hoạt động khuyến công đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố; các văn bản quy định về khuyến công đã được ban hành kịp thời và ngày càng hoàn thiện; hệ thống tổ chức làm công tác khuyến công cấp tỉnh đã được hình thành, củng cố từng bước; nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ cho hoạt động khuyến công của tỉnh tăng dần theo từng năm.

- Cùng với việc xây dựng, thực hiện các quy hoạch, đề án phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cơ chế chính sách khác của tỉnh, hoạt động khuyến công đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể như:

+ Góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng dần theo từng năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

+ Hoạt động khuyến công đã được triển khai đến tận cấp xã, thôn trong phạm vi toàn tỉnh với 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và gần 2.000 lao động ở khu vực nông thôn được trực tiếp thụ hưởng kinh phí khuyến công hoặc kết quả hoạt động khuyến công. Hình thành và duy trì được một số nghề mới ở vùng thuần nông đồng thời tạo điều kiện cho một số làng nghề phát triển mạnh. Góp phần hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp ở các vùng nông thôn, làng nghề. Đáp ứng được mục tiêu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá; tạo việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hoá – xã hội ở nông thôn; góp phần xây dựng nông thôn mới.

+ Hoạt động khuyến công đã khuyến khích các đơn vị, cá nhân yên tâm và tin tưởng vào cơ chế chính sách của Nhà nước, mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.

- Bộ máy làm công tác khuyến công của tỉnh được củng cố về số lượng và chất lượng, trang thiết bị phục vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công được đầu tư đầy đủ; chất lượng cán bộ khuyến công cấp tỉnh được nâng lên thông qua các khoá tập huấn nghiệp vụ do Cục Công thương địa phương tổ chức.

Qua đó, ta có thể đánh giá kết quả thực hiện qua các nội dung của hoạt động khuyến công như sau:

- Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề được thực hiện dưới hình thức đào tạo tại chỗ và gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã, do đó, 100% số lao động được các đơn vị sử dụng sau đào tạo. Điều đó đã góp phần giúp doanh nghiệp

giảm bớt một phần khó khăn trong vấn đề đào tạo và tuyển dụng lao động để tập trung cho sản xuất; đồng thời tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

- Thông qua chương trình nâng cao năng lực quản lý đã tăng cường sự hợp tác giúp đỡ về phát triển công nghiệp với các tỉnh bạn; giúp cán bộ quản lý ngành Công Thương học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, quy hoạch và quản lý cụm công công nghiệp, công tác khuyến công…; các cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh học tập mô hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu. Đồng thời, qua các lớp tập huấn đã bồi dưỡng, trang bị kiến thức, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho đối tượng là cán bộ quản lý của các ngành, các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh.

- Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn; học tập và áp dụng trong việc đầu tư công nghệ mới vào sản xuất và sản xuất sản phẩm mới; giảm bớt một phần khó khăn về trả nợ vốn vay ngân hàng.

- Về chương trình Hội chợ triển lãm: Việc tổ chức tham gia thành công các hội chợ triển lãm góp phần mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế, quảng bá, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, đề án quảng bá hàng hoá, sản phẩm làng nghề và cơ sở công nghiệp nông thôn đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hoá; nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hoá truyền thống, đặc sản của tỉnh với sản phẩm cùng loại của các tỉnh khác. Mặt khác, sự thành công của hội thi thợ giỏi nghề tiểu thủ công nghiệp cấp tỉnh lần đầu tiên được tổ chức đã tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp, duy trì phát triển làng nghề truyền thống các địa phương trong tỉnh.

- Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin, ấn phẩm về hoạt động khuyến công nói riêng và các hoạt động của ngành công thương nói chung.

- Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp với nội dung xây dựng bản đồ và bản đồ số về các cụm công

nghiệp giúp giới thiệu, quảng cáo và xúc tiến thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp của tỉnh.

- Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công đã xây dựng được 2 văn bản quan trọng về hoạt động khuyến công của tỉnh, giúp cho công tác quản lý khuyến công được chặt chẽ, việc xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm được thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công.

Các đề án khuyến công quốc gia triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian; kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ cho các đề án tăng lên qua các năm; nội dung chi hỗ trợ, thực hiện các đề án khuyến công địa phương cũng được mở rộng và đa dạng thuộc 8 chương trình khuyến công.

Xây dựng và hoàn thành tốt một số đề án khuyến công có quy mô lớn. Các nội dung hoạt động khuyến công nói chung đã có tác động tích cực, động viên, khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ, thiết bị mới, sản xuất sản phẩm mới; giúp cơ sở công nghiệp nông thôn giảm bớt khó khăn về đào tạo và tuyển dụng lao động; đồng thời tạo việc làm tại chỗ cho người lao động; góp phần nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành; quảng bá hình ảnh, tìm kiếm và mở rộng thị trường cho các cơ sở công nghiệp nông thôn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 59 - 62)