Những hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Những hạn chế, nguyên nhân

4.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động khuyến công tại TTKC và tư vấn

4.3.2.Những hạn chế, nguyên nhân

* Những hạn chế

Đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành công nghiệp

Trong 4 năm (2014-2017) đã có 4.024 doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, với tổng vốn đầu tư trên 408,079 tỷ đồng, bình quân mỗi năm chỉ đầu tư 0.101 tỷ đồng; đây quả là một con số khá khiêm tốn so với yêu cầu phải hiện đại hoá ngành công nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm CN-TTCN địa phương khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Theo kết quả khảo sát trên 200 doanh nghiệp của Sở Công thương Bắc Ninh năm 2017 cho thấy bức tranh chung về trình độ công nghệ tỉnh Bắc Ninh: Chỉ có ngành sản xuất linh kiện điện tử đạt trình độ khá, các lĩnh vực còn lại trình độ chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Hầu hết các doanh

nghiệp ở địa bàn nông thôn có trình độ công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế. Một đặc điểm chung là ngay trong từng ngành sản xuất thì ngoại trừ một số rất ít các doanh nghiệp có qui mô lớn và trình độ công nghệ cao, ở mức trung bình trở lên, các doanh nghiệp còn lại trong ngành hầu hết qui mô nhỏ và trình độ công nghệ thấp.

- Các làng nghề còn phát triển chậm

Khuyến công chưa đáp ứng được nhu cầu cho các làng nghề phát triển, đặc biệt là chưa hỗ trợ được nhu cầu về vốn của người sản xuất. Đặc điểm của các làng nghề là các hộ kinh doanh mang tính chất gia đình quy mô nhỏ, do đó thiếu tài sản thế chấp, nên không được hoặc chỉ được ngân hàng thương mại cho vay với mức độ hạn chế.

Các làng nghề truyền thống, nghề thủ công chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu, chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, sản phấm làng nghề còn đơn điệu, năng suất thấp, chưa đa dạng hóa mẩu mã và chậm cải tiến kiểu dáng theo nhu cầu khách hàng, thị trường sản phẩm chưa ổn định.

Lao động làm việc ở các cơ sở, làng nghề được huấn nghệ thông qua hình thức truyền nghề là chính, chưa đào tạo thông qua các trường đào tạo nghề, nên chất lượng lao động thấp.

- Ô nhiễm môi trường ở làng nghề và vùng nông thôn

Sự phát triển của CN-TTCN, đặc biệt là tại các làng nghề đã tạo ra được sự phát triển tích cực, đóng góp một phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn và đô thị được đổi mới…

Tuy nhiên, hiện trạng chung của công nghiệp nông thôn và làng nghề hiện nay là phát triển tự phát, không được quy hoạch, đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng. Một số nơi tình trạng ô nhiễm đã trở nên nghiêm trọng như: Làng nghề sắt Đa Hội, Đa Vạn (phường Châu Khê - thị xã Từ Sơn), làng nghề giấy Phong Khê (phường Phong Khê - thành phố Bắc Ninh) …một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do một số Doanh nghiệp, người dân chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Họ coi việc xử lý ô nhiễm là công việc của chính quyền mà không phải là công việc của các doanh nghiệp, hộ gia đình.

- Việc lập kế hoạch phân bổ kinh phí khuyến công hàng năm còn chậm, vì vậy hoạt động khuyến công chủ yếu tập trung vào 6 tháng cuối năm và phải chia làm 2 đợt, làm cho việc thực hiện các chương trình, dự án còn lúng túng, bị động, nhất là chương trình đào tạo nghề cần có thời gian kéo dài trong nhiều tháng.

- Kinh phí dành cho hoạt động khuyến công của tỉnh còn ít, bên cạnh đó lại chưa tranh thủ được nhiều từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia; việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng từ nguồn kinh phí khuyến công còn hạn chế, nhất là ở các huyện chậm phát triển.

- Các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các huyện Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài, do số lượng còn ít, quy mô nhỏ bé nên không đáp ứng được các yêu cầu của nội dung hoạt động khuyến công để được hỗ trợ kinh phí theo Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Ninh.

- Một số cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ khuyến công nhưng phát triển vẫn chưa mạnh, chưa duy trì được việc làm ổn định cho người lao động hoặc tạo được việc làm nhưng số lao động chưa nhiều, công việc không đều.

- Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án chưa ổn định và hợp lý; việc thẩm định, kiểm tra, giám sát các dự án chưa chặt chẽ.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ một số doanh nghiệp, đối tượng được hỗ trợ kinh phí khuyến công còn yếu nên ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện, nghiệm thu và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ.

- Chưa thực hiện được đồng bộ hoạt động khuyến công cùng với các chính sách khác như đất đai, ưu đãi đầu tư, thông tin thị trường, khoa học công nghệ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

* Nguyên nhân

- Việc lập kế hoạch khuyến công còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ đầu tư, tổ chức thực hiện của các cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một số huyện chậm phát triển, các cơ sở công nghiệp nông thôn có quy mô nhỏ, lẻ chiếm phần lớn, nhất là ở các huyện xa trung tâm tỉnh. Do đó đối tượng, nội dung đáp ứng được yêu cầu để hưởng hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công không nhiều.

- Số lượng cán bộ trực tiếp làm công tác khuyến công cấp tỉnh còn ít, lại thường xuyên có sự biến động, luân chuyển; bên cạnh đó, ở cấp huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách công tác khuyến công.

- Do các cơ sở công nghiệp nông thôn có quy mô nhỏ nên chủ yếu gia công cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh nên sản phẩm sản xuất còn phụ thuộc vào đầu ra của các đơn vị đó; ngoài ra còn bị các doanh nhiệp sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp thu hút lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 62 - 65)