Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 30 - 33)

Phần 2 Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam (822.7km2), với dân số trên 1 triệu người. Bắc Ninh là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế nội bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa thương mại của phía Bắc, Việt Nam như: Đường quốc lộ 1A; quốc lộ 1B mới, quốc lộ 18, quốc lộ 38.

Địa hình của Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình và các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình (gồm có 126 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có: 97 xã, 23 phường và 6 thị trấn).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (2016), với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tự nhiên, xã hội qua hơn 20 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ xuất phát điểm là vùng nông nghiệp tỉnh đã cơ bản vươn lên là tỉnh công nghiệp nhiều chỉ tiêu kinh tế ở tốp dẫn đầu cả nước, cụ thể:

+ Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 109.106 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 83.217 tỷ đồng, tăng 9,6%; khu vực dịch vụ đạt 20.791 tỷ đồng, tăng 8,8%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 5.098 tỷ đồng, tương đương năm 2015. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm thể hiện Bảng 3.1.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 74,3% (giảm 0,3% so với năm 2015); dịch vụ chiếm 20,7% (tăng 0,6%); nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 5% (giảm 0,3%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh, tăng 13,5%; CPI ổn định, lạm phát ở mức thấp; xuất khẩu hàng hóa tăng 4,1%, trong đó nhiều doanh nghiệp đã chủ động nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm nên nhập khẩu có xu hướng giảm.

Bảng 3.1.Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bắc Ninh qua các năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Thu nhập bình quân đầu người

+ Nghìn đồng 96.054 102.552 106.500

+ UDS 4.521 4.709 4.847

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2012-2016)

+ Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn về thời tiết, giá giống, vật tư nông nghiệp, sâu dịch bệnh, diện tích thu hẹp, xu hướng nông dân bỏ ruộng nên quy mô sản xuất nông nghiệp giảm. Song với sự chỉ đạo tập trung cùng với nhiều giải pháp đồng bộ Bắc Ninh đã kịp thời khắc phục khó khăn.Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo giá so sánh 2010 đạt 8.468 tỷ đồng, tương đương năm 2015; trong đó, giá trị trồng trọt ước đạt 3.486 tỷ đồng; giá trị chăn nuôi ước đạt 3.423 tỷ đồng; giá trị thuỷ sản ước 1.133 tỷ đồng.

+ Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, do sự đóng góp chủ yếu của tập đoàn Samsung với sản lượng dòng điện thoại thông minh duy trì mức tăng cao và một số doanh nghiệp FDI lớn khác như Microsoft, Samsung Display, Canon...giá trị sản xuất công nghiệp đạt 705.291 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng 9,6% so với năm 2015; trong đó, khu vực trong nước 73.659 tỷ đồng, tăng 8,3%; khu vực FDI đạt 631.632 tỷ đồng, tăng 9,7% tiếp tục.

+ Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 39.071 tỷ đồng và tăng 13,5% so với năm 2015; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 28.513 tỷ đồng, tăng 13,9%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, CPI bình quân cả năm 2016 tăng trên 3% so với năm 2015.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 22,8 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2015. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng điện tử tăng 16,8%; chất dẻo gấp 3,6 lần; dây cáp điện tăng 86,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu 19 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2015, chủ yếu là nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước.

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt khá, đáp ứng tốt các nhiệm vụ chi và tiếp tục có điều tiết về Trung ương, năm 2016 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 2.640 tỷ đồng so với năm 2015, đáng chú ý thu nội địa tăng 2.049 tỷ đồng so với năm 2015; tăng trưởng dư nợ tín dụng tốt, tăng 31,6%.

+ Hoạt động NH ổn định, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống NH, xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, tiếp tục phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ; các NH thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn được kiểm soát chặt chẽ, tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng thanh khoản; thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có hạ lãi suất huy động và cho vay để mở rộng đối tượng tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt về tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, an sinh xã hội. Tổng nguồn vốn huy động là trên 70.000 tỷ đồng, tăng 33,7% so với cuối năm 2015; dư nợ cho vay 60.000 tỷ đồng, tăng 31,6%; trong đó, nợ xấu chiếm 1,5% tổng dư nợ cho vay.

+ Bên cạnh đó, chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân tăng lên rõ rệt, bình quân là 17,16 tiêu chí/xã, tăng 1,45 tiêu chí/xã so với năm 2015; năm 2016 đã công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn

nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 58 xã (chiếm 60% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn; trong khi cả nước mới chỉ chiếm khoảng 20% số xã); Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao có nhiều chuyển biến;Các hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh năm 2016 Bắc Ninh là tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)