Định hướng phát triển hoạt động khuyến công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 68 - 69)

- Xây dựng các đề án trọng tâm, trọng điểm về công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động khu vực nông thôn, gắn liền nhu cầu sử dụng tại chỗ của cơ sở, doanh nghiệp, gắn với lợi thế của địa phương, có khả năng nhân rộng và phát triển.

- Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở công nghiệp nông thôn có năng lực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh làm mô hình trình diễn quy trình sản xuất mới, sản phẩm mới để phổ biến, nhân rộng; chuyển giao, ứng dụng

máy móc thiết bị tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp công nghiệp nông thôn gắn với việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng các dự án, kế hoạch kinh doanh khả thi, từ đó lựa chọn để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp nhằm phát triển số lượng doanh nghiệp công nghiệp nông thôn; các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, nâng cao năng lực quản lý, trang bị kiến thức, cung cấp thông tin cho cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp, tư vấn khuyến công theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các nội dung xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

- Hỗ trợ kinh phí để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công của đội ngũ cán bộ khuyến công từ tỉnh đến cơ sở, tiến tới hình thành mạng lưới khuyến công viên, công tác viên cấp huyện, xã.

- Xây dựng và thực hiện các đề án khuyến công điểm có phối hợp giữa Trung ương và tỉnh, giữa các ngành, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp trong tỉnh nhằm phát triển những sản phẩm, ngành nghề có tiềm năng, lợi thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 68 - 69)