Kết quả sử dụng kinh phí khuyến công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 52 - 55)

Số liệu bảng 4.5 cho thấy, tình hình thực hiện, thì từ nguồn kinh phí hỗ trợ trên được Trung tâm khuyến công tỉnh quản lý và sử dụng vào các chương trình của hoạt động khuyến công là: chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; chương trình nâng cao năng lực quản lý; chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; Chương trình Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; chương trình thông tin tuyên truyền; chương trình tham gia Hội chợ triển lãm; chương trình khảo sát học tập kinh nghiệm, chương trình Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác Khuyến công. Trong đó, kinh phí sử dụng cho chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề và chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ chiếm phần lớn. Cụ thể: Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề có số kinh phí sử dụng trong năm 2015 chiếm 15,2% tổng số nguồn kinh phí hỗ trợ, năm 2016 là 10,22% tổng kinh phí so với 2015 là giảm 0,63% và năm 2017 là 4,87% tổng kinh phí so với 2016 giảm 0,61% nội dung này so với các năm thì đều giảm, cần tập chung phát triển nội dung này. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật có số kinh phí sử dụng trong năm 2015 chiếm 75,41% tổng số nguồn kinh phí hỗ trợ, năm 2016 là 78,38% tổng kinh phí so với năm 2015 là giảm 0,98%, năm 2017 là 89,58% tổng kinh phí so với năm 2016 tăng 1,48% như vậy Trung tâm đã tập chung phát triển nội dung này cần phát huy tiếp. Vì đây là hai chương trình được chú trọng thực hiện nhất trong các chương trình của hoạt động khuyến công. Trực tiếp đào tạo ra nguồn lao động cho các doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để phục vụ việc sản xuất tốt hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng lao động, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn trong toàn tỉnh.

Chương trình nâng cao năng lực quản lý năm 2015 số kinh phí sử dụng chiếm 2,55% tổng số kinh phí hỗ trợ, năm 2016 chiếm 2,84% tổng kinh phí so với năm 2015 là tăng 1,05% và năm 2017 chiếm 0,84% tổng kinh phí so với năm 2016 thì lại giảm 0,38%, nhìn chung chương trình này cho thấy sự phát triển chưa được ổn, lúc nên, lúc xuống; cần được tập chung các nguồn lực để phát triển chương trình này cho phù hợp với sự phát triển công nghiệp của tỉnh hiện nay. Chương trình này

là rất cần thiết, tập chung chủ yếu là tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp, tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành, tổ chức khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên ngành và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất CN – TTCN trên địa bàn tỉnh.

Chương trình Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, mục đích chủ yếu chương trình này là phát hiện và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mổ rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dung trong và ngoài nước và kết quả đó là căn cứ để các cơ quan quản lý kịp thời đưa ra những giải pháp, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại sản phẩm, bảo tồn và phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn của tỉnh phát triển…, chương trình này năm 2016 số kinh phí sử dụng chiếm 1,35% tổng số kinh phí được hỗ trợ, năm 2015, 2017 là không tổ chức vì theo kế hoạch trung tâm lập là cứ 2 năm tổ chức một lần. Chương trình này cũng đã đạt được những kết quả đáng kể.

Chương trình tham gia Hội chợ triển lãm, chủ yếu chương trình này Trung tâm khuyến công tổ chức tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, quảng bá hàng hoá, giới thiệu sản phẩm làng nghề…, chương trình này năm 20015 số kinh phí sử dụng chiếm 1,92% tổng số kinh phí được hỗ trợ, năm 2016 chiếm 2,97% tổng kinh phí so với năm 2015 thì tăng 1,46%, năm 2017 chiếm 1,56% tổng kinh phí so với năm 2016 thì lại giảm 0,68%. Chương trình này cũng đã đạt được những kết quả đáng kể.

Các chương trình thông tin tuyên truyền; chương trình khảo sát học tập kinh nghiệm, chương trình Hội nghị sơ kết, tổng kết khuyến công có số kinh phí sử dụng cũng không nhiều, nhưng những chương trình này cũng đạt được những kết quả khá quan trọng, hỗ trợ các chương trình khuyến công khác có được những kết quả tốt.

Tuy nhiên, số kinh phí hỗ trợ cho từng đề án khuyến công còn khiêm tốn, song đã có tác dụng tích cực giúp các cơ sở CNNT mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới, sản xuất sản phẩm mới; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chuyển giao công nghệ mới trong đầu tư vào sản xuất công nghiệp nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giải quyết

việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; tăng giá trị sản xuất công nghiệp chung và thu nộp ngân sách địa phương. Góp phần đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, với số kinh phí khuyến công dành cho hoạt động thông tin, tuyên truyền, Trung tâm đã xây dựng được kho dữ liệu về CNNT, phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo, đài truyền hình của Trung ương và của tỉnh tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động khuyến công nói riêng và các hoạt động của ngành công thương nói chung.

Trong 3 năm 2015, 2016, 2017 các chương trình khuyến công đã hỗ trợ đào tạo cho 1660 lao động nông thôn các nghề may công nghiệp, cơ khí, điện điện tử, mộc dân dụng, nhựa, bao bì… tổ chức 13 lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 520 học viên và 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành, quản trị doanh nghiệp, điện, kỹ thuật, xúc tiến thương mại cho hơn 150 học viên.

Cụ thể, thông qua việc thực hiện 18 đề án, trung tâm đã đào tạo nghề, truyền nghề may công nghiệp, cơ khí, điện điện tử, mộc dân dụng, nhựa, bao bì… cho 1660 lao động nông thôn. Các đề án đào tạo nghề luôn được trung tâm tổ chức theo hình thức học tại chỗ và gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để đảm bảo đầu ra cho người học nghề. Điển hình là các đề án: đào tạo công nhân may công nghiệp cho công ty DHA (huyện Lương Tài); công ty may Đông Bình, huyện Gia Bình; đào tạo nghề điện, điện tử cho công ty cổ phần thiết bị điện CLISUN Việt Nam xã Đông Thọ, huyện Yên Phong; nghề cơ khí cho công ty TNHH đồng Quang Gia, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh… Trung tâm cũng đã tổ chức đào tạo khởi sự doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản lý cho 670 học viên là cán bộ khuyến công các cấp và chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong tỉnh.

Để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong tỉnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, trung tâm đã hỗ trợ 5 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất bao bì carton cao cấp tại khu công nghiệp Quế Võ (huyện Quế Võ) và sản xuất thiết bị điện tại cụm công nghiệp Đông Thọ (huyện Yên Phong) và sản xuất khuôn mẫu ô tô, xe máy tại cụm công nghiệp Đông Thọ (huyện Yên Phong), mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất chocolate nguyên liệu tại huyện Thuận Thành và mô hình sản xuất cửa xếp và cửa cuốn tại phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh . Sau khi đi vào hoạt động, năm mô hình này đã phát huy những hiệu quả tích cực về năng suất, chất lượng của sản phẩm và tạo được việc làm cho hơn 1000 lao động địa phương. Trung tâm khuyến công cũng hỗ trợ ứng dụng thiết

bị sản xuất hiện đại cho một số công ty. Điển hình như: công ty Đồng Âu Lạc Lương Tài máy khắc laser vào sản xuất các sản phẩm cơ khí và máy ép lề vụn vào sản xuất bao bì carton của Công ty cổ phần VIEPAC, huyện Quế Võ.

Ngoài ra, trung tâm cũng rất chú trọng thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, làng nghề quảng bá sản phẩm và phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu của tỉnh. Năm 2014, 2015, 2016, 2017 trung tâm đã tích cực hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng, kinh phí vận chuyển, bảo vệ cho 4 gian hàng của ngành công thương và 12 cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh tham gia triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực. Đáp lại những nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và sở công thương tỉnh, 19 sản phẩm của 16 doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh trong tổng số 41 sản phẩm được giải và 7 sản phẩm đạt giải cấp khu vực, 2 sản phẩm đạt giải cấp quốc gia…

Theo nhận định của Giám đốc trung tâm khuyến công tỉnh thì Bắc Ninh vốn là tỉnh đang phát triển, điều kiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tương đối thuận lợi, nhưng với nhiều nỗ lực, hoạt động khuyến công đã tạo nên những chuyển biến tích cực cho ngành công nghiệp nông thôn của tỉnh. Số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tăng đáng kể, số lao động nông thôn được đào tạo tăng hàng năm và các làng nghề của tỉnh phát triển tương đối ổn định…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển khuyến công tại trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp bắc ninh (Trang 52 - 55)