Đặc điểm của quản lý nhà nước về giết mổ động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lí luận về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật theo quy

2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về giết mổ động vật

Thông qua các công cụ pháp luật có sức mạnh quyền uy thì hoạt động quản

lý nhà nước về giết mổ động vật được tiến hành một cách nghiêm túc và NN

thông qua các quy phạm bắt buộc các chủ thể thực hiện thông qua sức mạnh

quyền uy là các chế tài trong hoạt động quản lý nhà nước. Việc tuân thủ pháp

luật, hành động theo yêu cầu của pháp luật là yêu cầu đương nhiên của bản thân thân pháp luật chứ không phải vì sự cưỡng chế của Nhà nước. Sự cưỡng chế của Nhà nước mang tính quyền uy chỉ xuất phát từ yêu cầu bảo vệ pháp luật dưới dạng răn đe, do vậy có tác dụng nâng cao hiệu lực của công cụ pháp luật kinh tế (Chính phủ, 2016).

Công tác QLNN về giết mổ động vật cần phù hợp và đặc thù cho hệ thống quản lý, giám sát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc gia cầm theo hướng kết hợp hài hòa nguồn thu phí, lệphí đóng góp vào nguồn tài chính từ ngân sách quốc gia.

Cơ quan QLNN điều hành các họat động kiểm soát bằng việc xây dựng kế

hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổđộng vật, sơ chế sản phẩm động vật.

Hoạt động QLNN về giết mổđộng vật tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tếtham gia đầu tư xây dựng, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh giết mổ. Ngoài chính sách của Nhà nước, tỉnh, các địa phương cần có chính sách hỗ

trợ, ưu đãi để khuyến khích tư nhân trong việc đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập

trung trên địa bàn.

Trên cơ sở thực hiện trên cơ sở hỗ trợ các hộ giết mổ nhỏ lẻ chuyển đổi ngành nghề. Do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, tựphát nên các điểm, hộ giết mổ thủ

công, nhỏ lẻ hoạt động tại các hộ gia đình nằm rải rác trong các khu dân cư. Bản thân các hộ giết mổchưa nhận thức đúng đắn về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm mà chỉ chạy theo lợi ích trước mắt nên chưa ủng hộ việc đưa động vật vào giết mổ tập trung. Vì vậy, bên cạnh các chính sách xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Nhà nước còn ban hành chính sách hỗ trợ các hộ giết mổ nhỏ lẻ

chuyển đồi ngành nghề

QLNN hoạt động giết mổ động vật được thực hiện bằng pháp luật đảm bảo tính phổ biến và công bằng. Pháp luật về giết mổ động vật điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực này, nhưng không phải tất cả mà chỉ những quan hệ cơ

bản nhất, quan trọng nhất và khái quát nhất. Trước pháp luật, mọi người đều bình

đẳng và có cơ hội ngang nhau để phát triển các hoạt động trong công tác giết mổ động vật nói riêng và ATTP nói chung.

Hoạt động quản lý giết mổ động vật bằng pháp luật ATTP là sự tác động

điều chỉnh mang tính chất gián tiếp.

Tính chất gián tiếp nói trên thể hiện ở chỗ luật chỉđưa ra các điều kiện giảđịnh

đểquy định quyền và nghĩa vụ cho các hoạt động của các chủ thể trong giết mổđộng vật; đưa ra các quy phạm được phép hay không được phép trong các hoạt động giết mổđộng vật của lĩnh vực ATTP nói chung tự quyết định hành động trong khuân khổ

của những điều kiện và phạm vi đã xác định của luật (Bộ NN&PTNN, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)