Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ động vật

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật ở một số địa phương

* Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, hiện vẫn tồn tại khoảng 1.500 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, đáp ứng khoảng 460 tấn thịt/ngày, tương đương 55% sản phẩm giết mổ chưa được kiểm

soát. Các điểm, hộ giết mổ thủ công nhỏ lẻnày đều lấy nguồn hàng từ các tỉnh và cung cấp phần lớn cho thị trường khi chiếm tới hơn 90% số thịt trâu bò, 70% số

thịt lợn và 68% số thịt gia cầm. Lượng thịt, phụ phẩm này đều được đưa thẳng tới chợ mà không qua khâu kiểm soát giết mổ dẫn đến tình trạng không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm .

Để khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, UBND triển khai kế hoạch “Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”. Kế hoạch được chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể là:

Giai đoạn 1 (từ năm 2016 - 2018): , thành phố Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ sản

phẩm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đạt 60%. Giảm 60% số điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2018. Đảm bảo 50% sốlượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y,

an toàn thực phẩm.

Giai đoạn 2 (từ năm 2019 - 2020): sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ

của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đạt 80%. Giảm 80% số điểm, hộ

giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2020. Đảm bảo 60% sốlượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP. Mở rộng hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn rộng khắp trong nội thành, nội thị.

UBND thành phố Hà Nội sẽđiều chỉnh, bổsung cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm gia súc trên địa bàn. Bên cạnh giảm các cơ

sở nhỏ lẻ, Hà Nội cũng nâng cơ sở giết mổ tập trung, trong đó nhân rộng mô hình tập trung giết mổ gia súc, gia cầm đang hoạt động có hiệu quảnhư cơ sở giết mổ

Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội) từ 1.500 con lợn/ngày nâng lên 1.700 con/ngày hoặc như cơ sở giết mổ gia cầm Lan Vinh (Gia Lâm, Hà Nội) nâng sản lượng giết mổ từ 700 - 3.000 con/ngày. Sự hình thành các cơ sở tập trung giết mổ sẽ

quy tụcác điểm giết mổở gần nhau (trong một huyện hoặc một cụm xã) vào một

cơ sở để giảm bớt số lượng cơ sở phải kiểm soát giết mổ ở các địa phương. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hà Nội xây dựng 10 cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp. Các huyện, thị xã chủ động xây dựng và

đưa vào hoạt động 1 đến 2 cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tiêu thụ nội huyện và đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào quản lý (Nguyễn Ngọc Sơn, 2016).

* Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

UBND thành phố Tuyên Quang chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng và các đơn vị xã, phường trên địa bàn giám sát chặt chẽ việc chăn nuôi, tổ chức giám sát đàn gia súc tới tận thôn xóm, hộgia đình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đểngười dân nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo hiệu quả trong tất cả các khâu thực hiện. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát giết mổ

và các quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh rộng rãi đến các hộ chăn nuôi, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh để các hộ có thể chủđộng thực hiện có hiệu quả.

Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ cho lực lượng tham gia. Đến nay, ở mỗi đơn vịxã, phường của thành phốcó điểm giết mổđều đã có các tổ kiểm soát giết mổ, thực hiện việc kiểm tra, giám sát giết mổ theo quy định. UBND thành phố Tuyên Quang cũng đã yêu cầu Ban quản lý các chợ thành phố, Trung tâm thương mại chợ Phan Thiết phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố xửlý nghiêm các trường hợp buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, sản phẩm gia súc gia cầm mắc bệnh; thường xuyên tiêu độc khử trùng nơi buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm.

Việc đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ và vệsinh thú y trên địa bàn thành phố vừa góp phần hạn chế tình trạng phát sinh và lây lan dịch bệnh trong đàn vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư vào chăn nuôi vừa đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn (Đoàn Thư, 2017).

* Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc Trung Ương nên việc thực hiện các quy định có liên quan đến ATTP nói chung và giết mổ động vật ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy vậy, bằng nhiều quyết sách mạnh mẽ, Đà

Nẵng đã có kế hoạch và thực hiện thu hút để tạo nên vùng quy hoạch các lò mổ

tự phát về một mối, đưa chăn nuôi ra khỏi nội thành. Đến nay, các cơ sở giết mổ

tại Đà Nẵng được xếp loại A. Gom về một chỗ Trung tâm Chế biến gia súc - gia

cầm Đà Sơn, ở khu phốĐà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, một

trong tám lò mổ tập trung của thành phốĐà Nẵng.

Sau khi tiến hành việc tập trung quy hoạch về giết mổđộng vật thì khâu giết mổđộng vật ở Đà Nẵng cũng có sựthay đổi đáng để học tập. Khi kiểm dịch lâm

sàng đầu vào trước đó, công đoạn khép kín từ giết mổđến khi trở thành sản phẩm thì tất cả diễn ra khép kín. Nhân viên Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra đóng

dấu vào từng miếng thịt. Để có được điều đó, thành phố Đà Nẵng có một quá trình cải tổ. Quá trình trước năm 2012, trên địa bàn thành phố có hơn 400 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Ngày đó, tình trạng ô nhiễm từ các lò rất nghiêm trọng, đời sống

người dân bị ảnh hưởng. UBND thành phố ban hành Quyết định 15 ngày 09/4/2012 về quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phốĐà Nẵng. Để khắc phục tình trạng này thì các cơ quan

chức năng đã nghiêm túc thực hiện, sau một giai đoạn dài, từ 400 cơ sở giết mổ

nhỏ lẻ, gom thành 8 điểm giết mổ tập trung cách xa khu dân cư. Tại đây không

còn giết mổ dưới nền xi măng mà chuyển qua giết mổ treo 100%. Bên cạnh đó,

việc trang bịđầy đủ thiết bị, kỹ thuật nhằm phục vụcho công tác là điều vô cùng cần thiết và góp phần đạt hiệu quả cao cho công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn thành phốĐà Nẵng nói riêng và ở nước ta nói chung.

Có thể nói rằng, bên cạnh các kết quả đạt được thì cần nhìn nhận một cách khách quan rằng công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật của cơ quan

chuyên môn và chính quyền các địa phương còn buông lỏng nên nguy cơ phát

sinh, lây lan dịch bệnh. Quá trình giết mổđộng vật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần đảm bảo hơn nữa các điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ sức khoẻngười dân và vệsinh môi trường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chỉ

sử dụng sản phẩm thịt đã được kiểm soát giết mổ, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; đồng thời yêu cầu người hành nghề kinh doanh, giết mổ phải ký cam kết và nghiêm chỉnh chấp hành việc giết mổ, kinh doanh các sản phẩm của hoạt

động giết mổđộng vật đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; Quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ, kinh doanh trong lĩnh vực này phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung, điểm giết mổ, được cơ quan thú y kiểm soát

trước, trong và sau giết mổ; chấm dứt ngay tình trạng kiểm tra, lăn dấu và thu phí, lệ phí tại chợ; đồng thời bố trí lực lượng kiểm tra phúc kiểm thường xuyên, liên tục tại các chợ, xửlý nghiêm các trường hợp vi phạm trong kinh doanh, giết mổ động vật nói chung. Qua đó, góp phần xây dựng và phát triển công tác quản

lý nhà nước về giết mổđộng vật ởnước ta, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Hiền Trang, 2017).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)