Công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn

4.1.2. Công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên

4.1.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Cũng giống như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh được tổ chức trên cơ sở nội dung của Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh về quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, các cơ quan ban ngành tham gia công tác

quản lý bao gồm:

- Sở Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn thực hiện các quy định của

pháp luật về bảo vệmôi trường đối với hoạt động của cơ sở giết mổđộng vật. Tổ

chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi

trường đối với các cơ sở giết mổ động vật theo phân cấp. Thường xuyên kiểm tra việc vận hành các công trình, thực hiện biện pháp bảo vệmôi trường, cam kết bảo vệmôi trường của các cơ sở giết mổđộng vật theo quy định. Hướng dẫn các

địa phương tạo quỹ đất cho việc xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường.

- Sở Y tế: chỉ đạo tổ chức khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho các

cá nhân hành nghề giết mổđộng vật theo quy định.

- Sở Công thương: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Công an tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

- Sở Tài chính: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng

cơ chế chính sách, hỗ trợ vềtài chính để phục vụ công tác quản lý giết mổđộng vật

theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các chếđộ, chính sách hiện hành. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động kinh doanh, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương

liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt về các dựán đầu tư xây dựng cơ

sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.

- Sở Xây dựng: Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về

quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổđộng vật tập trung.

- Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở

Công thương kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật. Chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với chính quyền các cấp xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành việc giết mổđộng vật theo quy định.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bắc Ninh; Đài phát thanh và Truyền

hình tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các

chuyên mục tuyên truyền về việc giết mổ động vật theo quy định của pháp luật;

đưa tin biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định; công khai các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định trong giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm của động vật.

- Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể của tỉnh: Chủđộng phối

hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức tuyên truyền, vận

động, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật chấp hành các quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du: chịu trách nhiệm toàn diện trong việc

quản lý thực hiện các quy định về giết mổđộng vật trên địa bàn.

- Ủy ban nhân dân các xã: tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân và

nhân dân địa phương thực hiện nghiêm quy định của pháp luật. Quy định, cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tạm thời đảm bảo điều kiện vệ sinh. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động giết mổđộng vật.

Công tác tổ chức quản lý nhà nước đối với các cơ sở giết mổđộng vật trên

địa bàn huyện Tiên Du có thểđược diễn giải theo sơ đồ 4.1.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chỉ đạo Chi cục chăn nuôi

và thú y thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các

cơ sở giết mổđộng vật đúng quyđịnh; phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm về giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thu phí kiểm soát giết mổ động vật theo quy định của Bộ Tài chính. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát trình UBND tỉnh

ban hành bổ sung các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Phối hợp thẩm định các dự án xây dựng

cơ sở giết mổ tập trung.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh: thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát giết mổ, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh xây dựng quy hoạch cơ sở giết mổđộng vật tập trung trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh Bắc Ninh trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật

liên quan đến công tác quản lý hoạt động giết mổđộng vật trên địa bàn toàn tỉnh. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận vệsinh thú y cơ sở giết mổ động vật. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho công chức, viên chức, nhân viên chăn nuôi, thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh.

UBND huyện Tiên Du: chịu trách nhiệm trong việc quản lý thực hiện các

quy định về giết mổ động vật trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch và xây dựng các cơ sở giết mổđộng vật tập trung, phù hợp với nhu cầu giết mổ trên

địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ và hành nghề

giết mổ trong các cơ sở giết mổ tập trung. Chỉ đạo Ban quản lý các chợ quy hoạch, sắp xếp lại các khu vực buôn bán, giết mổ động vật cần đảm bảo vệ sinh

thú y, môi trường và an toàn thực phẩm.

UBND các xã, thị trấn: Tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân và

nhân dân địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật. Quy định, cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tạm thời đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, môi trường và an toàn thực phẩm trên địa bàn; hướng dẫn các cá nhân hành nghề giết mổ tự do và cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tạm thời, từng

bước đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung. Phối hợp với các cơ quan chức

năng trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật tại các cơ sở giết mổtrên địa bàn.

Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý nhà nước về giết mổđộng vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Trạm chăn nuôi và thú y huyện Tiên Du (2017)

Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du: thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từđộng vật. Thực hiện tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ

thuật chuyên môn cho nhân viên thú y cấp xã.

Nhân viên thú y xã, thị trấn: Thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh UBND tỉnh Bắc Ninh (Ban hành VB quy định…) UBND huyện Tiên Du

Đoàn kiểm tra

UBND các xã Thú y xã Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du CƠ SỞ GIẾT MỔ Thanh, kiểm tra Kiểm tra, kiểm soát Hướng dẫn chuyên môn Quản lý Chỉđạo Chỉđạo Chỉđạo Chỉđạo Hướng dẫn chyên môn Chỉđạo Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh Chỉđạo

vệ sinh thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện phải có một nhân viên thú y, nhân viên thú y xã chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã, đồng thời chịu sự điều hành, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố. Mỗi thôn có một cộng tác viên thú y giúp việc, triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của thú y xã, thị trấn tới các thôn xóm.

Có thể nói, công tác tổ chức quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du có sự tham gia của rất nhiều các tổ chức, đơn vị. Tuy nhiên, mỗi đơn vị, tổ chức trên ngoài việc tham gia công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật còn phải đảm nhận rất nhiều các công việc chính khác nên vẫn còn tình trạng một số cán bộ chưa hiểu rõ quy định hoặc chưa sắp xếp được thời gian để

tham gia công tác quản lý được triệt để. Điều đó được thể hiện qua ý kiến của một cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du như sau:

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện về bất cập trong công tác tham gia quản lý giết mổđộng vật trên địa bàn huyện Tiên Du

4.1.2.2. Công tác quy hoạch cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Do phần lớn các cơ sở giết mổđộng vật tồn tại ở hộgia đình đã có từ lâu, mang tính tự phát, dựa trên điều kiện sẵn có, đầu tư thấp, năng lực phục vụ chỉ đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội vùng, theo chợ truyền thống nên đến thời điểm hiện tại có trên 97% các cơ sở giết mổđộng vật trên địa bàn huyện Tiên Du hoạt động rải rác trong khu dân cư, điều này vừa gây khó khăn cho công tác quản lý lại vừa làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, dễ phát sinh mầm bệnh.

“Hiện tại Trạm Chăn nuôi và Thú y của huyện Tiên Du có 05 người mà khối lượng công việc quá lớn, phải rất cố gắng chúng tôi mới có thể sắp xếp để

thực hiện kiểm tra, kiểm soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn. Tuy nhiên, việc giết mổ lại được chủ yếu thực hiện lúc 2 - 3 giờsáng mà địa bàn quản lý lại rộng khắp toàn huyện. Vậy nên, chúng tôi chỉ có thể kiểm soát thông qua báo cáo của nhân viên thú y các xã và thực hiện hướng dẫn chuyên môn cho các cán bộ này

để trực tiếp quản lý các điểm giết mổtrên địa bàn quản lý”

Nguồn: Ý kiếnbà Nguyễn Thị Hồng - Phó trưởng trạm Chăn nuôi và

Địa bàn huyện chỉ có duy nhất Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Dabaco thuộc Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam tại xã Lạc Vệđầu tư

trang thiết bị hiện đại với công suất thiết kế giết mổ 2.000 gia cầm/giờ. Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là cơ sở giết mổ tập trung lớn nhất trên địa bàn huyện

Tiên Du được đầu tư bởi doanh nghiệp. Nhà máy giết mổ của Công ty được xây dựng trên diện tích 100.000 m2 với dây chuyển giết mổgà được nhập khẩu đồng bộ từĐan Mạch. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2017 công ty chỉ giết mổ được bình quân 800 con gia cầm/tháng, 6 tháng cuối năm hoạt động giết mổ hầu như đình trệ. Điều đó chứng tỏ thực tếtrên địa bàn huyện Tiên Du các

cơ sở giết mổđộng vật nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu.

Nhận thức được những bất cập từcác cơ sở giết mổ tựphát, phân tán nhưng

phải đến cuối năm 2017, UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định tiến hành xây dựng đề

án “Quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn

tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2022”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2022 mỗi

huyện sẽ xây dựng 01 điểm giết mổ động vật có diện tích 01 ha/cơ sở, tiến tới xóa bỏ100% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.

Bước đầu để hiện thực hóa đề án Quy hoạch, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, tỉnh Bắc Ninh đã có chủ trương xây dựng nhà máy giết mổ lợn có quy mô lớn, với công nghệ hiện đại, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Ngày 09/3/2017, đồng chí Bí thư tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Công ty Cổ

phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam và đã nhất trí giao cho công ty xây dựng Dự án

đầu tư nhà máy giết mổ lợn Dabaco. Việc đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ lợn sẽ thực hiện được các mục tiêu quan trọng:

- Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Thủđô Hà Nội và các tỉnh lân cận;

- Trở thành đơn vịđầu mối cho các nước nhập khẩu thịt lợn đến thẩm định

các điều kiện xuất khẩu thịt lợn theo đường chính ngạch, góp phần giải quyết bài

toán đầu ra hiện đang gặp nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi;

- Việc giết mổ lợn tập trung giúp cho việc kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm được thuận lợi;

- Thực hiện công tác dự trữ quốc gia khi thị trưởng bị ảnh hưởng xấu như

hiện nay hoặc dịch bệnh không tiêu thụ được thịt lợn, nhằm bình ổn giá thị trường mà người dân vẫn được sử dụng sản phẩm an toàn với giá cả hợp lý.

- Đặt ra mục tiêu thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm của thị trường Việt Nam hiện nay từ việc mua thịt nóng bày bán tại chợ, thiếu các thiết bị bảo quản, mất vệ sinh an toàn sang thói quen mua thịt được giết mổđúng qui trình, được bao gói, bảo quản đúng cách và bày bán tại các Siêu thị, cửa hàng thực phẩm.

Thông tin cụ thể về dựán được thể hiện dưới bảng 4.4.

Bảng 4.4. Thông tin dự án nhà máy giết mổ lợn Dabaco

Thông tin Đơn vị tính Sốlượng

Diện tích đất sử dụng m2 100.000

Công suất giết mổ con lợn/giờ 250

Sản lượng con lợn/ngay 2.000

Hệ thống làm lạnh con lợn 2.200

Hệ thống trữ thịt đông lạnh tấn 5.000

Tổng mức vốn đầu tư tỷ dồng 700

Nguồn : Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (2017)

Tuy nhiên,dự án trên là xây dựng nhà máy giết mổ tập trung nhằm kiểm soát chất lượng vệ sinh ATTP và dự kiến đến năm 2022 mới đưa vào sử dụng.

Còn đối với các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ và địa phương cũng đã tính tới kế hoạch tập trung các cơ sở giết mổ

nhỏ lẻ lại để thuận tiện cho công tác quản lý. Nhưng khi được hỏi về việc di

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 83)