Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ động vật

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giết mổ động vật của các nước

* Kinh nghiệm của Thái Lan

An toàn thực phẩmnói chung và hoạt động giết mổ động vật nói riêng đang

do người tiêu dùng đặt ưu tiên lựa chọn sản phẩm của hoạt động giết mổ dựa trên tiêu chuẩn và ATTP. Thông qua những quy định trong Luật giám sát hoạt động buôn bán thịt và giết mổ động vật mới cho biết tất cả các cơ sở giết mổ tại Thái Lan

bắt buộc phải có thú y viên hoặc nhân sự đã tham dự các khóa tập huấn của Cục Phát triển chăn nuôi. Nếu không tuân thủ quy định này, các cơ sở giết mô sẽ bị buộc

phải đóng cửa.Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát dịch bệnh

trên động vật và dư lượng thuốc như betagonist và kháng sinh của động vật nói

chung và tất cả các cơ sở giết mổ phải thông báo rõ ràng về xuất xứ động vật theo luật mới. Quá trình giết mổ động vật của Thái Lan tuân thủ nghiêm ngặt các quy

định về ATTP đang ngàycàng quan trọng do người tiêu dùng và các đối tác thương

mại rất quan tâm đến vấn đề ATTP và các tiêu chuẩn. Theo sáng kiến này, các cửa hàng bán lẻ sẽ phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc từ nông trại, cơ sở giết mổ đến cơ sở bán lẻ không có dư lượng thuốc vượt tiêu chuẩn trên các sản phẩm chăn

nuôi. Hơn 2.500 cửa hàng bánlẻ đã tham gia chương trình của Cục phát triển chăn nuôi tại Thái Lankỳ vọng số cửa hàng tham gia chương trình này sẽ đạt kết quả cao. Cũng theo cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Thái Lan đã khẳng định vai trò của hoạt động giết mổ động vật của Thái Lan đã có nhiều hành động nhằm kiểm soát tình hình này một cách cẩn thận, nghiêm ngặt. Thái Lan cũng đã thành lập nên là cơ

quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cạnh tranh có hiệu quả thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Thái Lan cũng xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật nhằm quản lý hoạt động giết mổ động vật một cách quy củ. Bên cạnh đó có quy trình giết mổ động vật và khép kín từ chăm sóc đến giết mổ nhằm tạo ra các sản phẩm sạch để đến tay người tiêu dùng Thái Lan, đảm bảo giữ gìn an toàn thực phẩm ở Thái Lan trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai (Trường Giang, 2011).

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là láng giềng của nước ta đã có nhiều quy định pháp lý quan trọng nhằm quản lý có hiệu quả về hoạt động giết mổđộng vật. Theo các quy định đó thì

chủ lò mổ có giấy chứng nhận mới được tiến hành giết mổ lợn. Quá trình cấp giấy chứng nhận thì các cơ sở kinh doanh này phải đáp ứng với một số điều kiện như:

phải có trang thiết bị, chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường phù hợp với tiêu, chuẩn quốc gia, phải có chứng nhận của thanh tra và kiểm dịch…. Các cơ sở trên phải có một số giấy tờ chứng minh cho việc giết mổđối với động vật phải đáp ứng

với các điều kiện như: phải có giấy chứng nhận tiêm phòng gia súc, có kế hoạch để

hoạt động giết mổ không làm ô nhiễm môi trường nói chung….

Đối với các cá nhân làm việc ở trong các cơ sở giết mổ động vật trên thì phải có một số giấy tờ như: giấy chứng nhận khám sức khỏe, hợp pháp, cán bộ

kiểm tra chất lượng thịt phải được đào tạo về chuyên môn kiểm tra chất lượng thịt của động vật được giết mổ….Đối với các đối tượng không đáp ứng với yêu cầu của hoạt động này thì có hai phương án xảy ra đó là: phải tuân thủ các quy

định mới hoặc từ bỏ việc giết mổ động vật (trừ một số trường hợp cụ thể). Bên cạnh đó còn phải tuân thủquy định về giết mổ nhân đạo đối với gia cầm. Đây là

lần đầu tiên nước này có quy định đối xử nhân đạo đối với động vật được đưa

vào triển khai chính sách. Việc quy định như trên nhằm đáp ứng với yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa tiếp thu các hoạt động của nước ngoài, đồng thời áp dụng một cách hiệu quả vào quá trình giết mổ động vật ở Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, việc giết mổ động vật như trên là một bước tiến quan trọng trong việc Trung Quốc đáp ứng với yêu cầu của quốc tế, vươn tầm trở thành đối tác với cá tập đoàn thực phẩm trên thế giới. Hiệp hội thú y Trung Quốc

đã bắt đầu soạn thảo các tiêu chí phúc lợi động vật trong đó: bao gồm phúc lợi cho lợn, gà, cừu và gia súc lớn với kỳ vọng nuôi ấp và giết mổ nhân đạo sẽ giúp

tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của hoạt động giết mổ động vật Trung Quốc trên thịtrường quốc tế.

* Kinh nghiệm của Canada

Canada là một trong nước rất quan tâm đến hoạt động ATTP nói chung và giết mổđộng vật nói riêng. Quá trình kiểm soát VSATTP trong khâu giết mổ tại Canada rất chặt chẽ. Cơ quan CFIA (cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra các cơ

sở giết mổ đăng ký cấp Liên bang của Canada) Bộ Nông nghiệp Thủy sản và thực phẩm các tỉnh chịu trách nhiệm thanh tra các cơ sở giết mổ tại địa phương. Đểđáp ứng vào tình hình mới, Canada noi gương láng giềng Hoa Kỳ, cho đặt ra chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (Hazard Analysis and Critical

Control Points, có nghĩa là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. HACCP nhằm giúp kỹ nghệ có thể

sản xuất ra những sản phẩm trong lành đểđáp ứng nhu cầu xuất cảng càng ngày càng gia tăng thêm lên mãi.

Các nhà máy thịt không ngừng được đầu tư những trang thiết bị vô cùng tối tân và hiện đại hơn xưa. Nhờ đó, vận tốc dây chuyền hạ thịt được tăng lên rất nhiều để có thể thỏa mãn nhu cầu sản xuất. Các nhà máy nhỏ lần lần biến đi để nhường chỗ cho những tập đoàn kỹ nghệ to lớn hơn thống trị thị trường thịt, chẳng hạn như Olymel Flamingo, Maple Leaf v,v... Mặc dù khác nhau về cấp quản lý, cơ quan thanh tra kiểm soát, nhưng đối với bất kỳ cơ sở giết mổ nào

cũng phải kiểm soát VSATTP theo một quy trình rất nghiêm ngặt và chặt chẽ

dựa trên nguyên tắc HACCP. Chương trình FSEP (Food Safety Enhancement

Program, Chương trình tăng cường an toàn thực phẩm) được CFIA áp dụng bắt buộc đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Việc kiểm soát chất lượng ATTP

được thực hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm soát tại cơ sở, đánh giá

chứng nhận và nhận diện thương hiệu, đăng ký sử dụng Logo - Nhãn mác sản phẩm đảm bảo truy suất nguồn gốc dể dàng.

Trong quá trình diễn ra hoạt động giết mổđộng vật thì người có thẩm quyền là bác sỹ thú y có mặt tại nhà máy ở các chuồng phía sau nhà máy và ký các phiếu nhập bò ở mỗi lô chuồng. HACCP là một hệ thống rất khoa học áp dụng trong kỹ nghệ kiểm soát thực phẩm, nhằm bảo đảm một chất lượng tốt và một tính vệ sinh an toàn tối đa. Việc kiểm soát bao gồm tất cả các khâu, từ

nguyên liệu, nuôi trồng, sản xuất, hạ thịt, biến chế, bao bì, bảo quản và chuyên chởđến nơi tiêu thụ.

HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm. HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ

thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ đểđánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.

HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từkhâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm. Việc áp dụng thành công HACCP ở Canada đòi

hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia của toàn ban lãnh đạo và lực lượng lao

động. Nó cũng đòi hỏi một cố gắng đa ngành, mà cố gắng này có thể bao gồm: sự

hiểu biết kỹ về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh vật học, y học, sức khoẻ cộng

đồng, công nghệ thực phẩm, sức khoẻ môi trường, hoá học và kỹ thuật, tuỳ theo những nghiên cứu cụ thể. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên.

Tại Canada thì hoạt động giết mổ động vật được đầu tư bằng phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại. Việc canh tân nhà máy, cải tiến trang thiết bị: Có rất nhiều trang thiết bị mới đã xuất hiện trong các lò giết mổđể nâng công suất giết mổ lên gấp đôi. Nhiều khâu, trước kia do công nhân làm, nay thì được thay thế bằng máy móc hay được thế bằng robot v,v...Tất cả các điều kiện trên góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển một quy trình quản lý chất

lượng về an toàn thực phẩm ở Canada trong những năm vừa qua (Viện Chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)