Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật
4.2.2. Số lượng và trình độ cán bộ quản lý
Tổng số cán bộ Thú y trên địa bàn huyện Tiên Du tham gia quản lý trực tiếp hoạt động giết mổ là 87 cán bộ. Trong đó có 5 cán bộ thuộc Trạm Chăn nuôi
và Thú y huyện và 82 nhân viên thú y thôn, xã, thị trấn. Nếu như các cán bộ
thuộc Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện có 10% trình độ từđại học trở lên thì với các nhân viên thú y xã, thị trấn hầu hết chỉ tốt nghiệp trung cấp, đào tạo sơ cấp
và chưa qua đào tạo (89,02%). Đội ngũ cán bộ mỏng phụ trách quản lý trên địa bàn rộng cùng với trình độ chuyên môn hạn chế là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn. Cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nước về giết động vật đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định, có sự hiểu biết rộng về pháp luật và kinh doanh giết mổđộng vật.
Số lượng và trình độ cán bộ tham gia công tác quản lý nhà nước về giết mổđộng vật trên địa bàn huyện Tiên Du được thể hiện dưới bảng 4.18.
Bảng 4.18. Sốlượng và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nhà nước về
giết mổđộng vật trên địa bàn huyện Tiên Du tính đến tháng 12/2017
Trình độ
Cán bộ Trạm chăn nuôi và
Thú y huyện Tiên Du
Nhân viên Thú y các thôn, xã, thị trấn SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) Sau Đại học 3 60,00 0 0 Đại học 2 40,00 7 8,54 Cao đẳng - - 2 2,44 Trung cấp - - 17 20,73 Sơ cấp - - 29 35,37
Chưa qua đào tạo - - 27 32,93
Tổng 5 100,00 82 100,00
Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú yhuyện Tiên Du (2017) Như vậy, với 87 cán bộ thú y phụ trách nhiều công việc cùng với việc
thanh tra, kiểm dịch quản lý 189 cơ sở giết mổtrên địa bàn huyện là quá mỏng và việc hoàn thành được nhiệm vụ được giao là hết sức khó khăn. Thực tế, mỗi lần kiểm tra, Trạm Chăn nuôi và Thú y phải huy động đoàn thanh tra liên ngành của huyện kết hợp với Quản lý thị trường, chính quyền địa phương, Trạm Chăn nuôi
và Thú y vào khoảng 5 người cùng với nhân viên thú y thôn, xã. Với số lượng
như vậy để kiểm tra nhiều cơ sở giết mổ không thể tránh khỏi những sai sót.
Riêng đối với nhân viên thú y của các xã thị trấn có trình độ từ trung cấp trở xuống còn chiếm số lượng lớn với 73 nhân viên (89,02%) sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc thực thi nhiệm vụ công việc, nhóm nhân viên này thời gian tới cần phải được đào tạo thêm vềchuyên môn đểnâng cao năng lực.
Nếu chỉ đánh giá trình độ cán bộ quản lý hoạt động giết mổ trên địa bàn huyện Tiên Du dựa trên cơ sởtrình độđào tạo thì chưa đủ bởi nếu cán bộ quản lý
có trình độ thạc sĩ nhưng chuyên ngành đào tạo lại khác với công việc chuyên môn thì lại là hạn chế lớn trong công tác quản lý.
Thực tế lực lượng cán bộ thuộc Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du có chất lượng khá cao, chuyên ngành đào tạo của từng cán bộ cụ thể:
- 02 cán bộ tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành thú y
- 01 cán bộ tốt nghiệp thạc sĩchuyên ngành chăn nuôi, thú y
- 01 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành chăn nuôi, thú y
- 01 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y
100% cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du đều có trình độ cao và đúng chuyên môn là yếu tố vô cùng thuận lợi để quản lý tốt hoạt động giết mổđộng vật trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, đối với lực lượng nhân viên thú y tại các thôn, xã, thị trấn có
trình độ đào tạo còn thấp, 89,02% nhân viên có trình độ từ trung cấp trở xuống.
Trong đó, có tới 32,92% số nhân viên chăn nuôi và thú y cấp thôn, xã chưa
qua đào tạo. Điều đáng mừng là số nhân viên đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên
được đào tạo đúng chuyên môn chiếm 85,71%. Thời gian tới, địa phương cần
có kế hoạch cử những nhân viên chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng
chuyên môn tham gia khóa đào tạo về chăn nuôi và thú y để phục vụ công tác
quản lý về chăn nuôi thú y nói chung và công tác giết mổ động vật nói riêng
Hộp 4.5. Ý kiến của nhân viên thú y xã về mức phụ cấp
đối với thú y xã hiện nay
Một trong những nguyên nhân chính lý giải cho thực trạng này là mức phụ
cấp đối với nhân viên thú y còn rất thấp, không đủ khích lệđội ngũ nhân viên cấp
thôn, xã đi đào tạo nâng cao tay nghề. Cụ thể, mức phụ cấp cho nhân viên thú y
có trình độ đại học là 0,9; cao đẳng, trung cấp là 0,7 và sơ cấp là 0,5 mức lương
tối thiểu. Không những thế, nhân viên thú y xã không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mặc dù làm việc trong điều kiện môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các mầm bệnh nguy hiểm nhưng Trưởng thú y xã cũng không được đóng Bảo hiểm y tế.
Kinh nghiệm làm việc của cán bộ quản lý cũng là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật. Với đặc thù công việc này thì kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn:
Bảng 4.19. Kinh nghiệm làm việc của cán bộ quản lý về giết mổđộng vật
trên địa bàn huyện Tiên Du
Cán bộ
Cán bộ Trạm Chăn
nuôi và Thú y
Nhân viên
thú y xã Tổng
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
1 – 5 năm 1 20,00 11 13,41 12 13,79 6 – 10 năm 3 60,00 23 28,05 26 29,89
Trên 10 năm 1 20,00 48 58,54 49 56,32
Tổng 5 100,00 82 100,00 87 100,00
Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú yhuyện Tiên Du (2017) “Tôi đã có hơn 20 năm gắn bó với nghềthú y cơ sở. Mỗi khi xã có dịch, tôi phải đi làm từ sáng sớm tới tận tối mịt với nhiều việc khác nhau như: tham mưu cho
chính quyền xã biện pháp phòng và dập dịch, triển khai và trực tiếp tiêm vắc – xin phòng dịch cho vật nuôi, giám sát, tổng hợp và báo cáo tình hình dịch, tổ chức tiêu hủy
động vật ốm, chết…mà phụ cấp hàng tháng của tôi chỉhơn 1 triệu đồng/tháng , quá ít so với công sức tôi bỏ ra. Bên cạnh đó, tôi không có thêm khoản thu nhập nào, không
được đóng BHYT, BHXH…đối với một số thú y viên thậm chí còn không có bất kỳcơ
chế, phụ cấp mà chỉđược trảcông khi địa phương huy động trong các đợt tiêm phòng vắc – xin chính vụ, dập dịch….nên không có sự ràng buộc về trách nhiệm”.
Nguồn: Ý kiến bà Nguyễn Thị Thủy – Nhân viên thú y xã Cảnh Hưng
Qua nghiên cứu cho thấy sốlượng cán bộ thuộc Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đều là những cán bộlâu năm với nhiều kinh nghiệm nghề (chiếm 86,21% cán bộ có kinh nghiệm từ trên 6 năm), có thể nói đây là điều kiện thuận lợi cho
công tác đào tạo chuyên môn nghề, là cơ hội cho cán bộ trẻ học hỏi kinh nghiệm. Số lượng cán bộ trẻ, có thâm niên kinh nghiệm dưới 5 năm còn chiếm tỷ
trọng khiêm tốn (13,79%) là cản trở lớn trong việc tiếp cận những tiến bộ trong công tác quản lý.
Thâm niên trong nghề cao đồng nghĩa với thực tế là đội ngũ thú y cấp thôn, xã sẽ ngày càng già đi. Nhiều trưởng thú y xã đã trên 60 tuổi trình độ
chuyên môn yếu, kỹ năng tuyên truyền, vận động hạn chế. Tính độ tuổi bình quân của đội ngũ thú y cấp thôn, xã trên địa bàn huyện Tiên Du đến thời điểm hiện nay là 51,69 tuổi, thuộc vào lứa tuổi trung niên, tiếp cận khó, chậm đối với những kiến thức mới đồng thời khó thích ứng được với quy trình mới là điểm hạn chế khá lớn trong công tác quản lý hiện nay.