Nhận thức của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật

4.2.5. Nhận thức của người tiêu dùng

Một trong những nguyên nhân giúp cho các cơ sở giết mổđộng vật nhỏ lẻ,

không đảm bảo vẫn còn duy trì hoạt động đến nay phải kể đến nhận thức của

người tiêu dùng. Do tập quán, thói quen, thái độ, hành vi của người tiêu dùng chậm thay đổi. Tập quán thích sử dụng thịt tươi sống, thói quen tiện đâu mua đấy, kể cả tại các chợ cóc, chợ tạm, hàng rong không đảm bảo vệ sinh của người

tiêu dùng đã chấp nhận tiêu thụ sản phẩm thịt từcác cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; đã tạo

điều kiện cho hoạt động giết mổ nhỏ lẻ phát triển.

Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 người tiêu dùng trên địa bàn huyện Tiên Du, tác giảthu được kết quả phản ánh phần nào sự hiểu biết cũng như quan

tâm của người dân địa phương về vấn đề an toàn thực phẩm 94% người tiêu dùng

khi được hỏi đều nắm được ý nghĩa của dấu thú y kiếm dịch trên thịt động vật

nhưng thực tế lại có tới 82% người tiêu dùng trong số đó cho rằng khi mua thịt tại các chợ đều không quan tâm tới nguồn gốc của thịt động vật. Có 9% có quan

tâm nhưng chỉ mang tính chất hỏi chủ cửa hàng chứ không có cơ sở để kiểm chứng rõ nguồn gốc thịt. Họ cho rằng, khi đi mua thịt động vật thấy hàng nào

ngon, tươi và giá cả hợp lý thì mua chứ không quan tâm tới nguồn gốc vì có quan

Bảng 4.21. Nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm

động vật

Chỉ tiêu Người tiêu dùng

SL (người) CC (%)

Có hiểu được ý nghĩa của dấu thú y in trên thịt động vật? 50 100,00

Hiểu 47 94,00

Không hiểu 3 6,00

Có quan tâm tới nguồn gốc thịt động vật? 50 100,00

Không quan tâm 41 82,00

Quan tâm 9 18,00

Tổng 50 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 91)