Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Tiên Du
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 16 trong bối cảnh có nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới suy giảm, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp… Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành của tỉnh, cùng với sự đoàn
kết, quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong huyện
đã ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
16 với những kết quả nổi bật như: Kinh tế liên tục tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Tăng trưởng bình quân trong 03 năm từ 2015 – 2017 là 10,51%/năm; trong
đó công nghiệp- xây dựng cơ bản tăng 11,10%; thương mại - dịch vụ tăng
11,18%; nông - lâm - thủy sản tăng 3,47%. Cơ cấu kinh tế năm 2017 là công
nghiệp - xây dựng cơ bản 76,1 %; thương mại - dịch vụ 16,8%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 7,1%.
lúa trà lúa theo vùng chuyên canh, đưa năng suất lúa bình quân lên 62,85 tạ/ha. Mặc
dù đất nông nghiệp giảm, song tổng sản lượng lương thực của toàn huyện vẫn đạt 56.390 tấn, giá trị sản xuất một ha canh tác đạt 96 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng/ha so với nghị quyết đại hội đề ra. Các cây rau mầu có giá trị kinh tế cao như: đậu
tương, lạc, rau xanh các loại cũng được quy hoạch sản xuất theo vùng chuyên canh, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị thu nhập kinh tế cao.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Tiên Du phát triển
mạnh. Các khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghềthu hút hàng trăm doanh
nghiệp vào đầu tư, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trục nghìn lao động.
Trên địa bàn huyện hiện có 2 khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Tiên
Sơn, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn. Ngoài 2 KCN trên thì Tiên Du còn có 2 cụm công
nghiệp (CCN) địa phương là CCN Phú Lâm và CCN Tân Chi cũng góp phần không
nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp tại địa phương. Cùng với đó, các
ngành nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện được khôi phục và phát triển như nề, mộc, bếp than tổ ong, tơ tằm đã tạo nên bức tranh đa dạng phong phú ở các làng quê trong huyện, góp phần nâng cao thu nhập đời sống trong mỗi
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ2015 đến 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Nông, lâm thủy sản 1.010,79 8,1 1.037,93 7,5 1.082,11 7,1 102,69 104,26 103,47
Công nghiệp, xây dựng 9.396,58 75,3 10.490 75,8 11.598,36 76,1 111,64 110,57 111,10
Thương mại, dịch vụ 2.071,49 16,6 2.311,12 16,7 2.560,48 16,8 111,57 110,79 111,18
Tổng giá trị sản xuất 12.478,86 100 13.839,05 100 15.240,94 100 110,9 110,13 110,51
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tiên Du (2017)
Trong cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay, 5 năm qua,
huyện Tiên Du luôn coi trọng phát triển thương mại - dịch vụ. Hệ thống chợ
nông thôn, các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn huyện phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm cho nhân dân. Tổng mức luân chuyển hàng hóa năm 2017
của huyện ước đạt 4.097 tỷđồng, tăng 3 lần so với năm 2010.
3.1.2.2. Dân số việc làm
Thực hiện gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Tiên Du đã tham mưu
với Ban chỉ đạo công tác Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện giao chỉ tiêu kế
hoạch về biến động dân số cho các xã, thị trấn. Đồng thời xây dựng kế hoạch
hoạt động chương trình mục tiêu. Công tác tuyên truyền được chú trọng với
việc thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông với hình thức phong phú. Với sự quan tâm nỗ lực của địa phương, năm 2017 dân số trên địa bàn huyện là 125.891 người. Mật độ dân cư: 1497 người/km². Tốc độ tăng dân số
bình quân giai đoạn 2015-2017 là 1,22%.
Dân sốtrong độ tuổi lao động là 78.591 người chiếm 62,79% dân số toàn
huyện. Số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng
chiếm 47,5%; nông nghiệp 24% và dịch vụ 28,5%. Trong đó, lao động có
trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ thấp; số lao động được đào tạo tại các cơ
sở dạy nghề, các trường chuyên nghiệp và đào tạo tại các doanh nghiệp truyền nghề tại các làng nghề là 38.762 người (đạt 49,32% tổng số lao động
trên địa bàn). Nhìn chung, lao động trên địa bàn huyện có trình độ đại học,
cao đẳng, chuyên môn kỹ thuật còn rất mỏng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện là 5,78%. Trong thời gian tới, khi các khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút được số lượng đáng kể lao động của
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số, lao động huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ 2015 – 2017
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
Sốlượng Cơ cấu (%) Sốlượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Dân số người 122.876 100 124.396 100 125.891 100 101,24 101,20 101,22 - Nam người 62.667 51,0 63.319 50,90 63.983 50,82 101,04 101,05 101,04 - Nữ người 60.209 49,0 61.077 49,10 61.908 49,18 101,44 101,36 101,40 Lao động người 76.392 77.499 78.591 101,45 101,41 101,43 Hộgia đình hộ 37.011 38.753 39.067 104,71 100,81 102,74
Nguồn: Phòng LĐ thương binh và xã hội (2017)
3.1.2.3. Đặc điểm văn hóa xã hội
Trên lĩnh vực văn hóa có sự tiến bộ nhiều mặt. Phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh, thu hút cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93%, làng văn hóa đạt 81%, công sở văn hóa đạt 89%. Hoạt động thể dục - thể thao quần chúng ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Các giá trịvăn hóa phi vật thểđược bảo tồn và phát huy; Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh vềcon người và vùng đất địa linh nhân kiệt của Bắc Ninh - Kinh Bắc với bạn bè trong nước và quốc tế.
Quy hoạch phát triển du lịch được quan tâm, hệ thống giao thông kết nối giữa cụm di tích chùa Phật Tích - Lăng Kinh Dương Vương được đầu tư. Các
trung tâm du lịch văn hóa lễ hội, văn hóa tâm linh, văn hóa lịch sử cách mạng
như chùa Lim, chùa Bác Môn, chùa Phật Tích, lăng Nguyễn Đình Diễn, đình
Tam Tảo…
Tình hình an ninh - chính trị trên địa bàn toàn huyện Tiên Du trong những
năm qua đã được đảm bảo khá tốt. Mặc dù là một tỉnh đông dân số nhưng
hằng năm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn được các cơ
quan hữu quan đảm bảo. Chính vì điều này đã góp phần đảm bảo cho diện mạo của toàn tỉnh được khởi sắc, đồng thời cũng góp phần vào sựthay đổi của
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ công nghiệp và giảm dần tỷ
trọng nông nghiệp.
Huyện Tiên Du đang theo hướng phát tiển mạnh về Thương mại, dịch vụ với tốc độ phát triển kinh tế và dân số ngày càng nhanh. Cùng với đó địa hình, giao thông vô cùng thuận lợi là một trong những điều kiện cơ bản để hoạt động giết mổ động vật phát triển.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tiên Du là một trong hai huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có cơ sở giết mổ động vật tập trung được kiểm soát đó là Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Dabaco, cùng với đó là sốlượng lớn cơ sở giết mổ nhỏ lẻ rải rác trong các khu dân
cư chưa được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, mặc dù thời điểm giữa năm 2017
địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nhưng so với năm 2015 và 2016 số lượng
cơ sở giết mổđộng vật trên địa bàn vẫn tăng lên. Là địa phương có cả cơ sở giết mổ tập trung, cả nhỏ lẻ và sốlượng cơ sở giết mổ giết mổ tăng qua các năm nên
tác giả lựa chọn địa bàn huyện Tiên Du là địa phương nghiên cứu.
Tình hình phân bổ cơ sở giết mổ tại các xã trên địa bàn huyện từ 2015 –
2017 được thể hiện dưới bảng 3.3.
Bảng 3.3. Phân bốcơ sở giết mổđộng vật tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Du từ 2015 – 2017
ĐVT: Cơ sở
STT Xã, Thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Cảnh Hưng 12 12 13 2 Đại Đồng 19 19 20 3 Hiên Vân 6 6 6 4 Hoàn Sơn 8 8 8 5 Lạc Vệ 13 13 14 6 Liên Bão 9 10 10 7 Nội Duệ 2 2 2 8 Minh Đạo 3 3 3 9 Phật Tích 10 10 11 10 Phú Lâm 15 15 17 11 Tân Chi 16 16 16 12 Tri Phương 11 11 11 13 TT Lim 35 35 37 14 Việt Đoàn 20 21 21 Tổng 181 183 189
Nguồn: Trạm Chăn nuôi và thú yhuyện Tiên Du (2017)
Do hạn chế về nguồn lực, thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên các xã : Cảnh Hưng, Phú Lâm, Lạc Vệ, thị trấn Lim, Việt Đoàn, Nội Duệ, Đại
Đồng là các xã thị trấn đại diện cho các xã có đông, trung bình và ít các cơ sở
giết mổđộng vật . Cụ thểnhư sau:
- Xã Việt Đoàn, xã Đại Đồng, thị trấn Lim: là hai xã có sốlượng cơ sở giết mổ gia súc gia cầm sốlượng lớn trên địa bàn huyện.
- Xã Cảnh Hưng, Phú Lâm, Lạc Vệ là các xã xã đại diện có số lượng cơ sở
- Xã Nội Duệ là xã đại diện cho các xã có số lượng ít các cơ sở giết mổ động vật.
Việc tiến hành nghiên cứu tại huyện Tiên Du với 07 xã, thị trấn điển hình này với mong muốn sẽ tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý
nhà nước về hoạt động giết mổ động vật chưa cao, từ đó có thể đề xuất các kiến nghị nâng cao công tác quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm trên
địa bàn huyện.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu được thu thập trên các trang web, công trình nghiên cứu trước
đây. Các số liệu được các cơ quan quản lý tại địa phương tổng hợp nghiên cứu.
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận liên quan
đến đề tài, thông tin về
tình hình giết mổđộng vật, tình hình giết mổ động vật và kinh nghiệm quản lý giết mổ trên thế giới và các
địa phương ở Việt Nam
- Các giáo trình và bài giảng - Các bài báo viết từ internet có liên quan tới đề tài.
- Thư viện Đại học Nông Nghiệp Hà Nội,
thư viện Khoa Kinh tế
và PTNT
- Thư viện, internet
Số liệu về tình hình chung của huyện Tiên Du và tình hình công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện - Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại - dịch vụ của huyện.
- Báo cáo số liệu thống kê tổng
đàn gia súc, các cơ sở kinh doanh giết mổ.
- Báo cáo thanh tra, kiểm tra
các cơ sở kinh doanh giết mổ.
- UBND huyện, phòng
công thương, phòng lao động, thương binh
và xã hội, phòng địa chính.
- Phòng thống kê - Chi cục Chăn nuôi và
Thú y Bắc Ninh, Trạm
Chăn nuôi và Thú y
huyện Tiên Du.
Nguồn: tác giả (2017)
* Thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập các số liệu sơ cấp cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu,
trung và nhỏ lẻ; các cán bộ chính quyền cấp tỉnh,huyện, cấp xã. Chi tiết sốlượng mẫu điều tra, nội dung thông tin thu thập chủ yếu được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương
pháp 1.Cấp tỉnh 02 người (lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, lãnh đạo phòng Quản lý dịch bệnh) Nhận định về yếu tốảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý giết mổ động vật, tình hình thực hiện,
phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác quản lý nhà nước về giết mổđộng vật. Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2.Cấp huyện 03 người (Trạm trưởng, trạm phó Trạm Chăn nuôi và Thú y, cán bộ quản lý thị trường) Nhận định về yếu tốảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổđộng vật tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
các cơ sở giết mổđộng vật trên địa bàn huyện. Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2. Cấp xã 7 người (07 nhân viên thú y xã, thị trấn) Nhận định về yếu tốảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổđộng vật tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
các cơ sở giết mổtrên địa bàn xã. Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Chủsơ sở giết mổ động vật 100 chủcơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Thực trạng hoạt động cơ sở giết mổ để phân tích tình hình hoạt động từ
khâu giết mổđến khâu tiêu thụ.
Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 4. Người tiêu dùng trên địa bàn huyện 50 người tiêu dùng
Nhận thức của người tiêu dùng về
vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc thịt động vật Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi Nguồn: Tác giả (2017)
Cụ thể cách chọn chủcơ sở giết mổ gia súc gia cầm được điều tra tại các xã
Bảng 3.4. Sốlượng chủcơ sở giết mổđược chọn làm mẫu điều tra tại các xã
trên địa bàn huyện Tiên Du
STT Xã, Thị trấn Sốcơ sở giết mổ 2017 Số chủcơ sởđược chọn
SL (cơ sở) CC (%) SL (cơ sở) 1 Cảnh Hưng 13 10,48 10 2 Đại Đồng 20 16,13 16 3 Lạc Vệ 14 11,29 11 4 Nội Duệ 2 1,61 2 5 Phú Lâm 17 13,71 13 6 TT Lim 37 29,84 30 7 Việt Đoàn 21 16,94 17 Tổng 124 100,00 100 Nguồn: Tác giả (2017) 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan, tổng hợp các phiếu điều tra
sau đó tiến hành phân tích bằng các phướng pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số
tuyệt đối, số bình quân,….bằng phần mềm Exel. Để mô tả sốlượng động vật, số lượng các cơ sở trên địa bàn huyện, số lần tuyên truyền về an toàn vệ sinh cho