Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lí luận về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật theo quy
2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giết mổ động vật
Trên phương diện lý luận và thực tiễn thì quy định về quản lý nhà nước về
giết mổ động vật có vai trò sau:
Quản lý nhà nước về giết mổ động vật thông qua việc thực hiện các giúp phòng chống dịch bệnh cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Vai trò của QNLL về giết mổđộng vật là việc đảm bảo lợi
ích cho người tiêu dùng. Thông qua các quy định về kiểm soát vệ sinh, an toàn,
môi trường của việc giết mổ động vật, Nhà nước đảm bảo mặt hàng này phải
đảm bảo an toàn vệsinh cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội. Bằng hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm động vật và giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm để ngăn
chặn, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm.
Các quy định về QLNN về giết mổ động vật trong lĩnh vực ATTP có vai
trò, ý nghĩa quan trọng, góp phần trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, phục vụ tốt cho việc chăm sóc sức khỏe cho
người dân, sự phát triển của đất nước và xã hội của mỗi quốc gia. Bằng việc quy
định cụ thểđiều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, luật an toàn thực phẩm
2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có vai trò không thể thay thếđược trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm
nói chung ởnước ta hiện nay .
Đối với xã hội thì vấn đề giết mổ động vật có vai trò to lớn đối với tăng cường sức khỏe, chống bệnh tật của người dân. Có thể dùng thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con
người nhưng nếu không có sự lựa chọn cho chính xác thì thực phẩm đồng thời
cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm
nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệsinh. Đồng thời, thực phẩm từ hoạt động giết mổ động vật có sựảnh hưởng lên sự phát triển của cá nhân nói riêng và dân tộc nói chung nên cần phải được quản lý chặt chẽ.
Vì vấn đề giết mổ động vật nên hoạt động QLNN về vấn đề này có tác
động đến kinh tế và xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa
chính trị, xã hội rất quan trọng. Đặt hoạt động QLNN về giết mổ động vật trong
lĩnh vực ATTP lên hàng đầu và trở thành chiến lượng với ý nghía nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và trên trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế
biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tựnhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thông qua các quy định về giết mổ động vật có vai trò trong việc ngăn
chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm diễn ra trong những năm trở lại đây. Thông qua đó, với việc quy định các điều cấm và hình thức xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm, luật an toàn thực phẩm 2010 có vài trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm ở nước ta trong thời gian qua.
Quy định về giết mổ động vật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Những quy định về giết mổ
động vật có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm vốn dĩ rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước thời gian tới
(Chu Thị Hoa, 2016).