Định hướng công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về giết mổ động vật

4.3.1. Định hướng công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn

4.3.1.1. Mục tiêu chung

Phấn đấu đến năm 2022 tất cả thực phẩm sử dụng trong các chợ, khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thểtrên địa bàn tỉnh phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ.

4.3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2022, mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có diện tích: 01 ha/cơ sở, công suất giết mổ đạt: 50 con trâu, bò; 500 con lợn và 3.000 con gia cầm/ngày; đáp ứng 100% nhu cầu thực phẩm trên địa bàn.

Tiến tới xóa bỏ100% cơ sở giết mổ nhỏ lẻtrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Hỗ trợ quy hoạch các vùng chăn nuôi an toàn, gắn với truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; xây dựng đội ngũ cán bộ trong hoạt động quản lý an toàn thực phẩm.

4.3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4.3.2.1. Giải pháp về văn bản chính sách

Ngoài các chính sách đã có theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về việc “Ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đề nghị bổ sung thêm các nội dung sau để thu hút doanh nghiệp đầu tư

xây dựng cơ sở giết mổ tập trung:

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền đền bù giải phóng mặt bẳng cho cơ sở

giết mổ tập trung, đường giao thông, đường điện, cấp thoát nước đến hàng rào cơ

sở giết mổ tập trung.

Có chính sách thu hút vốn, tạo điều kiện đối với các tổ chức cá nhân đầu

tư vào lĩnh vực này.

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn tín dụng trong 5 năm đối với chủ đầu tư xây dựng cơ sở, mua dây truyền, trang thiết bị phục vụ cho việc giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thường phải bố trí tách biệt lập với khu

dân cư nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Do đó, ngoài phần hỗ trợ vềđất đai, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đểtăng cường thu hút vốn đầu tưvào các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trong điều kiện giết mổ thủ công nhỏ lẻtràn lan và đang có lợi thế trên thịtrường.

Ngoài ra, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở lưu thông

phân phối, đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cửa hàng bán thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm giết mổ

công nghiệp.

Ban hành chính sách phối hợp giữa các ban ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn nhằm xác

định quyền hạn, trách nhiệm của các bên để tránh chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm, cụ thể:

Đối với Phòng Kinh tế hạ tầng: quy định rõ trách nhiệm trong việc tham

kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trên địa

bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch triển khai công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; chỉ đạo Trạm Thú y triển khai thực hiện theo kế hoạch. Chủ trì phối hợp với UBND các xã, thị

trấn và các ngành Công an, Y tế, Tài chính, Văn hoá - thông tin, Tư pháp và các

đơn vị liên quan để tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trong phạm vi toàn thành phố. Tham mưu, phối hợp với Sở

Nông nghiệp và PTNT trực tiếp là Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cấp, các

ngành liên quan để rà soát, sắp xếp và quản lý các đối tượng hành nghề kinh doanh giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bản thành phố. Phối hợp với Chi cục quản lý thị trường tỉnh và các ngành liên quan: Thú y, Công an, Y tế,

Khoa học công nghệ và môi trường quản lý chặt chẽ thị trường thực phẩm là

động vật và có nguồn gốc động vật. Chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đối tượng hành nghề và xử lý kịp thời đối với các đối tượng có hành vi vi phạm. Phối hợp với các ngành Y tế, Tài nguyên môi trường thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các xã, phường tổ chức, sắp xếp lại các lò

mổ, điểm giết mổ gia súc, nơi buôn bán động vật, sản phẩm động vật.

Đối với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du:quy chế cần nhấn mạnh

trách nhiệm trong công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn theo quy định của Pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp và ngành Thú y cấp trên. Phối hợp rà soát, thống kê, quản lý, thẩm định xét cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở có hoạt động sản xuất, vận chuyển, giết mổ, bày bán, bảo quản, chế biến động vật, sản phẩm động vật. Chỉ đạo tổ kiểm soát giết mổ,

Trạm Chăn nuôi và Thú yxã thực hiện có hiệu quả, đúng Pháp luật đối với công

tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thúy động vật, sản phẩm động

vật trên địa bàn. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành hữu quan để thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của Pháp luật về Thú y; thường xuyên thanh tra, kiểm tra thú y và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Pháp luật về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật. Phối hợp giải quyết các khiếu nại, tố cáo và tranh chấp thuộc lĩnh vực

Thú y. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về công tác kiểm dịch,

kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho cán bộ thú y xã, phường.

Đối với Phòng Y tế: cần quy định trách nhiệm trong việc kiểm tra về an

toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Chỉ đạo, phối hợp, định kỳ tổ chức kiểm

tra và xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ cho các đối tượng hành

nghề giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật.

Đối với Công an huyện:cần phát huy trách nhiệm cao trong việc chỉ đạo

lực lượng Công an các cấp phối hợp thường xuyên với Phòng Kinh tế, Trạm

Chăn nuôi và Thú y, hỗ trợ tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thú y

các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật,

sản phẩm động vật tại các đầu mối giao thông, nơi giết mổ động vật, nơi tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật. Kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm đối với các đối tượng có hành vi mang tính chất phá hoại sản xuất chăn nuôi.

Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch: quy định rõ trách nhiệm trong việc

xét cấp giấy chứng nhận vệ sinh Thú yđối tượng hành nghề vận chuyển, giết mổ,

buôn bán, chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động vật. Hướng dẫn các đối tượng hành nghề thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Tham

mưu cân đối ngân sách hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, kiểm soát giết mổ.

Đối với các phòng, ban, ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại

chúng và các đơn vị lực lượng vũ trang: nhấn mạnh trách nhiệm phối hợp và tạo

điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thú Y thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh tiêu độc, cách ly và xử lý động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của Pháp luật và các văn bản hướng

dẫn thi hành có liên quan đến công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm travệ

sinh thú y động vật, sản phẩm động vật để mọi người dân, đặc biệt là đối với các

đối tượng hành nghề biết và tự giác chấp hành. Hướng dẫn triển khai và quy định về kiểm tra, xử lý cụ thể các hành vi vi phạm Pháp luật thuộc lĩnh vực kinh

doanh giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn theo thẩm quyền. Theo

dõi, chỉ đạo UBND xã thị trấn thực hiện quản lý nhà nướcvề công tác kiểm dịch,

kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Pháp luật. Chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng của địa phương phối

hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Trạm Chăn nuôi và Thú yvà cán bộ thú y xã,

chính quyền địa phương giao. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan của tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đối tượng hành nghề liên

quan và xử lý kịp thời, nghiêm minh các đối tượng có hành vi vi phạm.

Đối với UBND xã, thị trấn:quy chế cần nhấn mạnh chức năng quản lý nhà

nước về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật,

sản phẩm động vật trên địa bàn mình quản lý. Tổ chức thực hiện theo quy định của Nhà nước về địa điểm, vệ sinh môi trường, sức khoẻ và yêu cầu kỹ thuật khác đối với các đối tượng hành nghề. Từng bước các xã, thị trấn xây dựng được

lò mổ, điểm giết mổ gia súc tập trung. Củng cố và xây dựng tổ chức Thú y xã đủ

mạnh, hoạt động theo quy định của Pháp luật, giúp UBND xã, thị trấn quản lý hoạt động thú y tại địa phương, trong đó có quản lý công tác kiểm dịch, giết mổ động vật, buôn bán, chế biến động vật, sản phẩm động vật ở địa phương. Tổ chức, quản lý việc thu, chi các loại phí, lệ phí thú y tại xã, thị trấn theo quy định của Pháp luật và sự hướng dẫn, phân cấp của thành phố. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các quy định của Pháp luật về thú y trong nhân dân. Thường xuyên kiểm tra đối với các đối tượng hành nghề, kịp thời phát hiện và kiên quyết sử lý các đối tượng vi phạm

Pháp luật thú y tại địa phương.

Việc ban hành quy chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan sẽ giúp khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các ban ngành liên quan,

tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nướclĩnh vực kinh

doanh, kiểm soát giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

4.3.2.2. Giải pháp về quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung, điểm giết mổ

Hiện tại các điểm giết mổđộng vật trên địa bàn huyện còn nằm rải rác, phân

tán trong khu dân cư làm ảnh hưởng đến môi trường sống, vệsinh ATTP cũng như

gây khó khăn cho công tác quản lý. Để công tác quản lí giết mổđược hiệu quả các cấp chính quyền cần tháo gỡkhó khăn đẩy nhanh tiến độ tiến đến năm 2020 huyện Tiên Du phải xây dựng một điểm giết mổđộng vật tập trung. Mỗi xã, thị trấn trên

địa bàn toàn huyện duy trì hoạt động 01 điểm giết mổ nhỏ lẻđược cấp phép của cơ

quan có thẩm quyền và đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm

theo quy định. Địa phương nào xây dựng xong cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn thì buộc xóa bỏhoàn toàn các điểm giết mổ nhỏ lẻ nêu trên.

Cần quy định rõ về yêu cầu xây dựng đối với cơ sở giết mổ tập trung và điểm giết mổ nhỏ lẻ như sau:

Đối với cơ sở giết mổ tập trung:

* Vị trí, địa điểm

Phải cách xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập

trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu 500 m.

Phải cách xa trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại tối thiểu 01 km.

* Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:

Phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 14/2017/QĐ- UBND ngày 09/6/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về Quản lý hoạt

động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. • Đối với xây dựng điểm giết mổ nhỏ lẻ:

Điểm giết mổ nhỏ lẻ hoạt động phải đảm bảo các điều kiện theo Quy định

tại: điều 64, điều 69 Luật Thú y; Thông tư số 09/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm soát giết mổ và

kiểm tra vệ sinh thú yvà tại Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 09/6/2017

của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Để đảm bảo đến năm 2020, mỗi xã tại Tiên Du có một điểm giết mổ nhỏ lẻ và toàn huyện Tiên Du có một cơ sở giết mổ tập trung thì thời gian tới, địa phương cần thực hiện:

Huyện lựa chọn 01 địa điểm phù hợp (gần vùng nguyên liệu, xa khu dân

cư…) để quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung; đồng thời 2-3 xã chọn 01 địa điểm

để xây dựng điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng quy hoạch

trên để doanh nghiệp, chủđầu tư thuê mặt bằng xây dựng cơ sở giết mổ tập trung hoặc điểm giết mổ.

Khi đã xác định, lựa chọn được chủ đầu tư thích hợp, UBND huyện, xã

hướng dẫn thủ tục và hỗ trợ chủ đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy

định của pháp luật để xây dựng cơ sở giết mổ.

giám sát, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; bảo quản, vận chuyển, bao gói sản phẩm, nhãn mác, mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, hoặc cử đi tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Thú y làm công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản cần thiết cho các chủ doanh nghiệp, chủ nhiệm HTX nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng

quản lý, các chương trình tư vấn về kinh doanh, phát triển thương hiệu, kiến thức và kỹnăng quản lý các chuỗi cung ứng hàng hoá....

Cán bộ quản lý và công nhân làm việc tại cơ sở giết mổ phải được cơ quan Thú y hướng dẫn về vệ sinh thú y trong giết mổđộng vật và chế biến sản phẩm

động vật.

Nhanh chóng hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, xây

dựng hệ thống xử lý chất thải. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi

trường, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)