Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về giết mổ động vật

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật

Thông qua việc nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài và một số tỉnh thành phốở nước ta trong công tác quản lý nhà nước về giết mổđộng vật, có thể

rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật

trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như sau:

Thứ nhất, cần tổng hợp lại toàn bộ hệ thống văn bản của Nhà nước và địa

phương ban hành trong công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật. Dựa trên cơ

sở các văn bản quản lý của Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh, địa phương xây dựng và

đặc thù của địa phương.

Thứ hai, đẩy nhanh công tác quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn.

Nghiên cứu và tham mưu để chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách bổ sung nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ trên địa bàn. Đôn đốc và tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tại địa phương. Tại địa phương, tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và các huyện, thịxã rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch giết mổtrên địa bàn và đề xuất chính quyền địa phương bố trí kinh phí cho các dự án đang thực hiện; Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thẩm

định đánh giá, phân loại các cơ sở giết mổ theo tiêu chí được quy định trình các

cơ quan Nhà nước ban hành danh mục cơ sở giết mổ đủ điều kiện vệ sinh thú y,

môi trường và an toàn thực phẩm được hưởng hỗ trợtheo quy định hiện hành.

Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bên liên quan: Thú y,

Công an môi trường, Quản lý thị trường... trong việc thanh tra giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về giết mổ động vật. Các tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng như Quản lý thị trường, Kiểm dịch thú y, ATTP Ngành Y tế, lực lượng Cảnh sát môi trường và chính quyền địa phương

trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật ATTP nói chung và giết mổ động vật nói riêng. Từng bước nâng cao trình

độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý; Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên trách cho lĩnh vực quản lý, đảm bảo ATTP nói chung và hoạt động giết mổđộng vật nói riêng.

Thứ tư, tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận

thức của chủ cơ sở giết mổ, của người dân trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý về giết mổ và các cơ sở

tham gia giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn; Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Ninh tiếp tục hướng dẫn, thẩm định thiết kếcơ sở giết mổđối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệsinh môi trường theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)