Hệ thống văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật

4.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật

Trong những năm gần đây, công tác quản lý hoạt động giết mổ động vật

đã được chú trọng. Nhiều văn bản chính sách quản lý hoạt động giết mổđộng vật

đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, cấp chính quyền địa phương ban hành tạo hành lang pháp lý kiểm soát hoạt động giết mổđộng vật. Trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, việc xây dựng các văn

bản quy phạm pháp luật cụ thể của cấp huyện để quản lý hoạt động giết mổđộng vật là rất ít, chủ yếu căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cấp trên để thực hiện, các

văn bản được thể hiện dưới bảng 4.17.

Bảng 4.17. Sốlượng các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực liên quan đến quản lý giết mổđộng vật

Cơ quan ban hành SL

(văn bản) CC (%) Quốc hội 2 7,41 Chính phủ 9 33,33 Bộ ngành liên quan 10 37,04 UBND tỉnh Bắc Ninh 6 22,22 Tổng 27 100,00 Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)

Nội dung của các văn bản bao gồm:

Các văn bản liên quan đến quản lý giết mổđộng vật: giải thích từ ngữ chuyên ngành, chỉ ra các nội dung cần phải quản lý, quy định về trách nhiệm quyền hạn cụ

thể của các cơ quan quản lý nhà nước từTrung ương đến địa phương.

Các văn bản liên quan đến xử lý vi phạm hành chính: quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt đối với từng trường hợp. Đồng thời quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm của các cấp.

Các văn bản liên quan đến kiểm tra, đánh giá cơ sở hoạt động giết mổ động vật: quy định việc kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y đối với cơ sở

quyền hạn của các bên có liên quan. Căn cứ để kiểm tra dựa vào các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn của Việt Nam đồng thời căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan.

Các văn bản liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y: ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ tập

trung như yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết kế, nước dùng trong sản xuất, người tham gia giết mổ, quản lý chất thải rắn và lỏng.

Mặc dù sốlượng văn bản quản lý khá đầy đủ nhưng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện tới các xã nhìn chung chưa sát sao,

quyết liệt nhất là việc cụ thể hóa, hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở giết mổ tập trung. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động giết mổ, kinh doanh vận chuyển động vật chưa thật sự

phát huy hiệu quả.

Về chính sách hỗ trợ: UBND tỉnh Bắc Ninh có ban hành Quy định hỗ trợ

phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 trên

địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhưng vì đây là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro, đầu tư cao,

nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra còn khó khăn nên các cơ sở

không mặn mà việc đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ.

Bên cạnh đó các văn bản này cần phải được ban hành và sửa đổi thường xuyên

để nhằm đáp ứng được yêu cầu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế, các chính sách ban hành vẫn còn chậm trễ, không phải lúc nào cũng đáp ứng được như mong muốn.

Qua điều tra cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du, tác giảthu được ý kiến vềtình hình ban hành văn bản chính sách quản lý thể hiện ở hộp 4.4 như sau.

Hộp 4.4. Ý kiến về tính kịp thời trong ban hành văn bản quản lý hoạt động giết mổđộng vật trên địa bàn huyện Tiên Du

“Hoạt động quản lý các cơ sở giết mổ động vật là vấn đề vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, môi

trường. Lẽ ra tỉnh Bắc Ninh đã phải ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức quản lý

Nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh từ lâu rồi nhưng tính đến tháng 6/2017 tỉnh mới ban hành Quy định về Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chính việc chậm trễ trong ban hành văn bản nên việc cập nhật, thay đổi cách thức tổ chức quản lý gặp khá nhiều khó khan”.

Nguồn: Ý kiến ôngLê Văn Tuấn – Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiên Du lúc 15h00 ngày 7/9/2017

Sau cùng phải kể điến đó là hiện tại chưa có văn bản sử dụng trong công tác quản lý đối với từng hình thức cơ sở giết mổ tập trung, nhỏ lẻ. Có thể nói rằng, hầu hết các văn bản ban hành hiện nay sử dụng trong công tác quản lý cơ

sở giết mổ nhỏ lẻ và gần như chưa có văn bản nào sử dụng để quản lý với cơ sở

giết mổ lớn, tập trung ngoài văn bản quy định vềđiều kiện cơ sở giết mổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giết mổ động vật trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 85)