Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lí luận về công tác quản lý nhà nước về giết mổ động vật theo quy
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giết mổ động vật
hành và nhất là Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định về
kiểm soát giết mổ và kiểm tra thú y (gọi tắt là Thông tư 09) thì các cơ quan nhà nước co thẩm quyền trong việc quản lý giết mổ động vật bao gồm: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cơ quan chuyên ngành thú y, UBND các cấp có trách nhiệm trong công tác quản lý, hướng dẫn việc thực hiện quản lý về công tác giết mổđộng vật ởnước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đối với cơ quan cấp trung ương Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu vệ sinh
thú y đối với các đối tượng thuộc diện, danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ, quy trình kiểm soát giết mổđộng vật, mẫu dấu kiểm soát giết mổ...
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có trách nhiệm: Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát thực hiện các quy định. Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát giết mổ. Thực hiện công tác kiểm soát giết mổđộng vật.
Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành các quy định, chính
sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch giết mổ động vật tập trung và lập kế hoạch thực hiện việc giết mổđộng vật tập trung. Chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp quản lý việc giết mổ, kiểm soát giết mổđộng vật. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm pháp luật trong hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổđộng vật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai quy hoạch cơ sở giết mổ động vật tập trung. Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổđộng vật tập trung.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc giết mổ động vật tập trung. Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổđộng vật nhỏ lẻ (Quốc Hội, 2010).
2.1.4.2. Công tác quy hoạch địa bàn giết mổ động vật
Việc quy hoạch địa bàn giết mổđộng vật là việc các cơ quan chức năng sắp xếp bốtrí các cơ sở tiến hành hoạt động giết mổđộng vật phân tán nhỏ lẻvào địa
điểm tập trung đã được định sẵn phù hợp với các tiêu chí đề ra. Việc quy hoạch và thực hiện quản lý kiểm soát giết mổđộng vật nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe của nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan
phẩm nói chung.
Việc xây dựng quy hoạch địa bàn giết mổ động vật ở nước ta được xây dựng với mục tiêu là: Xây dựng một hệ thống cơ sở giết mổđộng vật ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức lại hoạt động giết mổ, chế biến và buôn bán sản phẩm động vật theo đúng các quy định của pháp luật. Đảm bảo phần lớn
lượng sản phẩn của hoạt động giết mổ động vật giết mổ, bảo quản, chế biến tại
các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp. Tiến tới chấm dứt hoạt động
giết mổ động vật nhỏ lẻ phân tán trên địa bàn các xã, thị trấn.Đảm bảo kiểm soát
cơ bản sản phẩm sau giết mổ động vật. Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn
thực phẩm và thay đổi tập quántiêu dùng của người dân.
Việc quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ động vật cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm vệsinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho người và động vật, tạo sự gắn kết chuỗi từ khâu chăn nuôi – giết mổ - chế biến và thịtrường tiêu thụ sản phẩm.
Việc quy hoạch sở giết mổ động vật tập trung phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, có bước đi phù hợp để giải quyết những yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài, làm thay đổi thói quen giết mổ
và tiêu dùng truyền thống trên cơ sởđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.4.3. Công tác cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệsinh thú y cho cơ sở giết mổđộng vật. Là trình tự công việc cơ quan chức năng tiếp nhận hồsơ, kiểm tra và cấp phép cho
cơ sở giết mổ mới thành lập muốn đưa vào hoạt động. Trình tự thực hiện bao gồm: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiếp nhận hồsơ, kiểm tra tính pháp lý, nội dung
đăng ký, các giấy tờ liên quan. Sau 15 ngày tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ của cơ sở đầy đủ yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các qui định vềđiều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật về vệ sinh thú y, trang thiết bị,
phương tiện, dụng cụ… đối với cơ sở. Nếu cơ sở đáp ứng đủ các yêu cầu vềcơ sở
hạ tầng, yêu cầu về quy trình giết mổ và kiểm soát giết mổ đoàn xác nhận và tiến hành cấp giấy chứng nhận cho cơ sở. Hiện nay, việc áp dụng các hoạt động này
được thực hiện theo quy định tại Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau khi cơ sở được cấp phép và tiến hành hoạt động giết mổcơ quan chức
Quy trình kiểm soát trước khi giết mổ: cán bộ chuyên môn kiểm tra hồ sơ,
sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ; trang phục bảo hộ trong lúc làm việc. Tiến hành kiểm tra lâm sàng động vật. Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ.
Quy trình kiểm tra sau giết mổ: cán bộ chuyên môn tiến hành khám thân thịt và phủ tạng. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở sản phẩm thịt phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra trước khi
đưa ra quyết định xử lý. Đối với sản phẩm thịt đảm bảo an toàn thì đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định. Cơ sở
pháp lý của hoạt động này được quy định tại Luật ATTP, Luật Thú ý và các văn
bản hướng dẫn thi hành, nhất là Thông tư 09 năm 2016 về kiểm soát giết mổ và kiểm tra thú ý (Bộ NN&PTNT, 2017).
2.1.4.4. Công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của chủ cơ sở giết mổ
Công tác thông tin tuyên truyền cung cấp những kiến thức pháp luật cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật và người tiêu dùng chấp hành nghiêm chỉnh luật An toàn thực phẩm, Luật bảo vệmôi trường, Luật Thú y; chấp hành những quy định của chính quyền địa phương về giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật; sử dụng sản phẩm động vật có nguồn gốc an toàn,
được kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
Nâng cao kiến thức cho những người hành nghề, người trực tiếp giết mổ động vật, thu mua vận chuyển động vật về những kiến thức vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định của Nhà nước đối với hoạt động giết mổ động vật; thực hiện nói “không” với “thực phẩm bẩn”.
Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây mới, nâng cấp các
cơ sở giết mổđộng vật theo quy hoạch của chính quyền địa phương; tuyên truyền về chủtrương của tỉnh để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổđộng vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật.
Tuyên truyền vận động kết hợp với biện pháp hành chính để các hộ giết mổ động vật tại hộ kinh doanh, giết mổ động vật tại hộ chăn nuôi, đưa gia súc, gia
không giết mổ, kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm tươi sống ở lềđường, hè phố không đảm bảo vệsinh, môi trường. Thông tin về các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật không chấp hành các quy định của pháp luật;
Việc thông tin tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức: phát tờ rơi, bảng tin, cán bộ chuyên môn tuyên truyền trực tiếp, qua hệ thống đài truyền thanh, các lớp tập huấn tập trung.
2.1.4.5. Công tác kiểm soát, thanh kiểm tra hoạt động giết mổ động vật
Công tác kiểm tra, thanh tra giết mổ động vật là hoạt động của các ngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục đích kiểm tra đối với đối với các
cơ sở giết mổđộng vật tập trung và cơ sở giết mổđộng vật nhỏ lẻ. Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết môt theo quy định. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật. Kiểm tra trước và sau khi giết mổđộng vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con người và môi trường. Xử lí động vật, sản phẩm
động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và hoạt
động giết mổđộng vật nói riêng luôn được quan tâm một cách đúng mức bởi xác
định được tính cấp thiết của hoạt động trong hoạt động giết mổ về quan tâm. Các
cơquan nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan Thú
y, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động và quản lý một cách có hiệu quả. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giết mổđộng vật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chủ động thành lập các đoàn
thanh tra, tổ chức các cuộc thanh kiểm tra việc tiến hành giết mổ động vật đạt
được hiệu quả cao hay không? Quá trình áp dụng các quy định về giết mổ động
vật, kiểm soát giết mổ động vật trên thực tế được thực hiện một cách nghiêm
túc hay không? Quá trình kiểm tra, thanh tra sau đó sẽ tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm để nộp vào Ngân sách nhà nước và ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm nhằm làm tốt hơn các quy định về kiểm tra, giám sát về hoạt
động giết mổ động vật này trong thực tế (Bộ NN&PTNT, 2016).