2.1.4.1. Xây dựng và ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp
tới các đối tượng tham gia BHTN thông qua các biện pháp, công cụ quản lý nhằm mục tiêu an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế.
a. Quy định đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp
Xác định đối tượng của BHTN (những nguời cần được bảo vệ) là một trong
những vấn đề có tín nguyên tắc khi xây dựng nội dung của BHTN. Để xác định
ranh giới của sự bảo vệ xã hội chống thất nghiệp , ngưòi ta xem xét các yếu tố:
Nhu cầu bảo vệ, sự quan tâm về mặt tài chính và sự quản lý.
Nhìn chung khi BHTN đuợc tổ chức dưới dạng một chế độ BHXH thì các
đối tượng thường trùng với đối tượng áp dụng BHXH .
b. Chế độ BHTN
(1) Về điều kiện hưởng BHTN: Muốn được hưởng trợ cấp BHTN phải có
đủ các điều kiện (Theo Công ước số 44 của IOL): Có năng lực làm việc và sẵn
sàng làm việc nhưng hiện tại không có việc làm; Có đăng ký tìm việc tại một
phòng tìm việc do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay tại một trung tâm đào tạo
và giới thiệu việc làm do Nhà nuớc quản lý; Có số BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời hạn quy định của thời kỳ dự bị; Truớc đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc bị nghỉ việc vì kỷ luật hay tranh chấp nghề nghiệp; Có giấy chứng nhận mức lương hay thu nhập truớc khi bị thất nghiệp( truờng họp trả trợ cấp theo mức lương).
Thứ nhất, về điều kiện có năng lực làm việc và sẵn sẵng làm việc nhưng
hiện tại không có việc làm: BHTN bảo vệ nguời lao động bị thất nghiệp do những nguyên nhân nằm ngoài ý muốn chủ quan cuẩ nguời lao động. Do vậy, nếu người lao động không có việc làm do không có khả năng lao động thì sẽ
không thuộc phạm vi áp dụng của BHTN. Cùng với điều kiện “ có khả năng lao
động’ NLĐ phải “ sẵn sàng làm việc” thể hiện ở việc ghi danh trình diện tại cơ quan giới thiệu việc làm. Qua thủ tục này cơ quan giới thiệu việc làm sẽ có biện
pháp nghiệp vụ để đánh giá ý chí muốn làm việc của người thất nghiệp
Thứ hai, về điều kiện có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc làm: Sự
trợ giúp lớn nhất mà xã hội có thể mang lại cho người thất nghiệp là tìm cho họ một công việc mới, việc cung cấp cho họ một khoản trợ cấp bù cho khoản thu nhập đã bị mất đi chỉ là thứ yếu. Do đó, đây là một điều kiện thiết yếu và đơn giản nhất để kiểm tra khả năng lao động, ý chí sẵn sàng lao động của người thất nghiệp.
Thứ ba, về điều kiện thời kỳ dự bị: Để tránh tình trạng lạm dụng của người
thất nghiệp, chính sách BHTN của các nuớc đều quy định về thời gian dự bị,
đó là khoảng thời gian NLĐ có tham gia đóng bảo hiểm cho quỹ BHTN truớc
khi thất nghiệp. Quy định về thời kỳ dự bị có 2 tác dụng, thứ nhất, đảm bảo
rằng chỉ có những nguời thực sự và thường xuyên thuộc lao động hoạt động kinh tế thì mới có thể xem như mất thu nhập thực sự, khi lâm vào tình trạng
thất nghiệp, do đó cần một khoản trợcấp thay thế; Thứ hai, thời gian dự bị mà
cơ quan BHTN quy định có thể đảm bảo số đóng góp mỗi nguời tham gia BHTN sẽ đạt đuợc mức tối thiểu khi bị thất nghiệp, điều này góp phần cân đối tài chính cho quỹ BHTN.
Tuỳ vào tình hình kinh tế- xã hội của mỗi nước và tình hình tài chính của
mỗi quỹ BHTN mà độ dài của thời kỳ dự bị đuợc các nước quy định rất khác
nhau. Điều 6 Khuyến cáo số 44 của ILO có huớng dẫn: “ Thời kỳ dự bị thường
không vượt quá mức 26 tuần làm việc ( tức là phải có tối thiểu 26 lần đóng góp
hàng tuần) trong thời gian 12 tháng trước khi xin thụ hưởng trợ cấp Bảo hiểm
thất nghiệp.
(2) Các trường hợp không được hưởng trợ cấp BHTN: Người thất nghiệp có
thể bị mất quyền hưởng TCTN trong các trường hợp sau: Bị mất việc do có ý của
mình hoặc tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng. Từ chối một việc làm phù hợp do cơ quan giới thiệu việc làm giới thiệu cho. Có hành vi gian lận để huởng trợ cấp.
(3) Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp:
Khi thất nghiệp, NLĐ sẽ mất phương tiện mưu sinh, để giúp họ giảm bớt
khó khăn trong cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới, BHTN sẽ cung cấp cho họ một khoản trợ cấp tạm thời để họ ổn định cuộc sống, trợ cấp sẽ được chi
hàng tháng và bằng tiền mặt.
Đối với khoản trợ cấp bằng tiền mặt, có hai quan điểm xác định mức trợ
cấp hợp lý. Quan điểm thứ nhất cho rằng phải xây dựng sao cho đem lại sự bảo vệ tối thiểu có người lao động, có nghĩa là mức trợ cấp phải tối thiểu đủ giúp người lao động giải quyết những vấn đề thiết yếu như lương thực, nhà ở, chất đốt… để tạm sống qua ngày, chờ tìm được việc làm mới. Với quan điểm này thì trợ cấp BHTN phải đồng loạt bằng nhau cho mọi người tham gia BHTN. Quan điểm thứ hai cho rằng mức trợ cấp BHTN phải gần bằng mức sống truớc khi thất nghiệp của từng đối tượng, tức là mức trợ cấp này chiếm tỷ lệ tương đối so với
mức lương của nguời lao động trước khi thất nghiệp.
Khi xác định mức trợ cấp phải lưu ý đến mức trợ cấp thấp sẽ không đủ giải
quyết nhu cầu tối thiểu, kết quả là cuộc sống của nguời lao động sẽ gặp khó
khăn. Còn nếu mức trợ cấp quá cao ngang bằng tiền lương khi chưa thất nghiệp
sẽ khiến nguời thất nghiệp ỷ lại không làm việc, kéo dài thời gian hưởng trợ cấp, gây thiệt hại cho quỹ BHTN và ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất. Do đó,
mức BHTN hợp lý là mức được xác lập trên cơ sở dung hoà tương đối hai quan
điểm trên, tức là mức này vừa đảm bảo được nhu cầu mức sống tối thiểu nhưng phải thấp hơn mức lương đang hưởng khi còn làm việc của NLĐ.
(4) Thời gian hoãn hưởng trợ cấp BHTN
Trong BHTN có quy định rằng không phải NLĐ bắt đầu thời gian nghỉ do
thất nghiệp là được hưởng trợ cấp BHTN ngay mà trái lại, phải sau một thời gian
nhất định mới được hưởng, đó là thời gian hoãn hưởng( chậm hưởng). Nói cách
khác, thời gian hoãn hưởng là thời gian người thất nghiệp nộp đơn xin hưởng trợ
cấp cho đến khi họ đuợc nhận trợ cấp. Mục đích của thời gian hoãn hưởng để
giảm gánh nặng tài chính cho quỹ BHTN đối với các trường hợp tạm ngừng việc
ngắn hạn. Theo Khuyến cáo số 44 của IOL, thời gian này không được vượt quá 8
ngày cho mỗi thời kỳ thất nghiệp. (5) Thời gian hưởng TCTN
Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN mà thời gian trợ cấp dài hay ngắn. Thời gian càng dài càng tốt nếu quỹ đủ khả năng chi trả cho nguời lao động còn yêu cầu giúp đỡ. Điều 24, Công ước số 102 huớng dẫn, BHTN có thể trả suốt thời gian NLĐ bị mất việc làm ngoài ý muốn, và đôi khi trợ cấp này cũng
hạn chế trong nhiều trường hợp đối với các loại đối tượng hưởng trợ cấp. Riêng
với người hưởng trợ cấp là nguời làm công ăn lương thời gian hưởng trợ cấp có thể hạn chế trong khoảng 13 tuần trong từng thời kỳ 12 tháng.
Thời gian đuợc hưởng trợ cấp có thể được chia thành nhiều bậc theo thời
gian tham gia đóng dài hay ngắn. Ở một số nước phát triển, thời gian hưởng có
thể lên đến 3 năm hoặc hơn, số người thất nghiệp khá lớn thì thời gian hưởng
trung bình là 1 năm.
(6) Đào tạo nghề và tư vấn việc làm
Ngoài hỗ trợ về tài chính do bị mất việc làm, NLĐ tham gia BHTN còn
mới và giúp tìm việc làm mới phù hợp với khả năng. Cung cấp thông tin về các
cơ sở dạy nghề, các nhu cầu tuyển dụng lao động, tư vấn cho NLĐ về việc chọn
nghề, chọn việc, biện pháp để NLĐ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, được đóng
BHYT trong thời gian bị thất nghiệp.
2.1.4.2. Tuyên truyền để người sử dụng lao động và người lao động về luật
bảo hiểm thất nghiệp
a. Đối tượng truyên truyền
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cấp ủy đảng, chính quyền, các
sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ởđịa phương.
- Người sử dụng lao động, người lao động thuộc các thành phần kinh tế,
các hợp tác xã và làng nghề, các khu công nghiệp.
- Cán bộ, nhân viên thuộc hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh; cán bộ làm
công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động; cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan BHXH các cấp.
- Nhóm đối tượng là cộng tác viên tuyên truyền.
b. Nội dung tuyên truyền
(1) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật
BHTN; những định hướng chỉ đạo của lãnh đạo BHXH Việt Nam, BHXH tỉnhr trong các lĩnh vực hoạt động của Ngành; kết quả thực hiện chính sách BHTN đạt được trong thời gian qua để động viên người lao động tích cực và chủ động tham gia BHTN, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của Ngành.
(2) Tập trung tuyên truyền những kết quả ngành BHXH đạt được trong
việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh giao dịch điện tử, hỗ trợ các đơn vị sử dụng lao động trong thực hiện thủ tục hành chính và những chỉ tiêu đạt được trong việc giảm thời gian thực hiện BHTN.
(3) Tuyên truyền đầy đủ và kịp thời các hoạt động của BHXH Việt Nam,
BHXH tỉnh, BHXH huyện, thành phố nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, vai trò của Ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN; nêu bật kết quả
đạt được và những kinh nghiệm, giảipháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện
chính sách BHTN, khẳng định sự nỗ lực cố gắng của BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố trong việc thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
(4) Tuyên truyền biểu dương gương người tốt, việc tốt trong thực hiện chế độ, chính sách BHTN; kịp thời phê phán những hành vi tiêu cực, cố tình vi phạm Luật BHTN góp phần hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHTN; bảo vệ quyền lợi của người lao động.
(5) Tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành BHXH có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức BHXH các cấp.
c. Hình thức tuyên truyền
(1) Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức
tuyên truyền cho các nhóm đối tượng thông qua các hoạt động nhưtổ chứchội
nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, tổ chức các đội tuyên truyền lưu động, hội thi tuyên truyền viên, phát hành ấn phẩm...
(2) Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí triển khai thực hiện các
hoạt động tuyên truyền thông qua việc thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, tin tức,tổ chứccác buổi tọa đàm...
(3) Tổ chức tuyên truyền trên các kênh truyền thông của Ngành: Báo BHXH,
Tạp chí BHXH và Website BHXH ViệtNam, Website BHXH tỉnh.
(4) Tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền:
pano, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang... với nội
dung phong phú theo đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa của từng địa phương.
(5) Tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan vào các
dịp lễ lớn: Kỷ niệm ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02/2017) và ngày
BHYT Việt Nam (01/7/2017).
2.1.4.3. Lập, xây dựng kế hoạch quản lý thu – chi bảo hiểm thất nghiệp
Xây dựng và phân cấp thực hiện quy trình thực hiên bảo hiểm thất nghiệp Quy trình thực hiện BHTN sẽ do cơ quan BHXH cấp trung ương xây dựng dựa
trên khung khổ quy định pháp luật về BHTN. Sau khi quy trình được thông qua,
Gíam đốc BHXH tỉnh sẽ ban hành quyết định về quy trình thực hiện BHTN bao gồm sự phân cấp thực hiện quy trình.
a. Quy trình thực hiện BHTN tại các cấp tỉnh (thành phố tương đương)
Để quản lý từng đơn vị sử dụng lao động và từng NLĐ trong đơn vị tham
gia BHTN, tránh chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, việc phân cấp
quản lý thu BHTN đươc thực hiện như phân cấp thu BHXH bắt buộc: Người sử dụng lao động tham gia, BHTN đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHTN tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp
đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng
theo đơn vị quản lý cấp trên.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và mỗi năm chuyển một lần vào quỹ
BHTN. Hàng năm, BHXH tỉnh và huyện tổng hợp về tình hình lao động, tiền
lương, tiền công và kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ về BHTN chuyển
về cơ quan tài chính cấp huyện, tỉnh để được cấp kinh phí.
BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; tư vấn, GTVL cho NLĐ thất nghiệp để họ nhanh chóng tìm được việc làm mới; thực hiện việc trả TCTN theo đúng chế độ, kịp thời, thuận tiện. Bên
cạnh đó, các đơn vị thuộc BHXH kể trên phải lập kế hoạch tài chính cho chính
sách BHTN trên cơ sở dự báo biến động về lao động thất nghiệp hàng năm,
cũng như dự toán nguồn kinh phí để hỗ trợ cho công tác GTVL hỗ trợ công
tác đào tạo nghề.
BHXH tỉnh, BHXH huyện: tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp; hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng chế độ BHTN được thực hiện
thông qua hợp đồng ký kết với các cơ sở đào tạo dạy nghề. Việc học nghề gì, thời
gian học kéo dài bao lâu, trình độ học nghề đạt được như thế nào… cần có sự thỏa thuận giữa cơ quan BHXH với NLĐ thất nghiệp trên cơ sở căn cứ vào thực
trạng cung – cầu trên thị trường lao động của địa phương, của vùng nhằm tạo khả
năng sớm tìm được việc làm mới. Tương tự như vậy, mức hỗ trợ đào tạo nghề cũng được quy định cụ thể cho phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHTN.
b. Quy trình đăng ký lao động thất nghiệp, quản lý lao động thất nghiệp và tiếp
nhận đăng ký nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp
NLĐ tham gia BHTN sẽ đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH khi bị mất việc làm, khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trong thời hạn qui định kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ phải đến cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ tham gia BHTN
để đăng ký thất nghiệp. Hàng tháng, thông báo với cơ quan BHXH về tình trạng tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục đăng ký thất nghiệp đối với NLĐ. Hoàn
tất thủ tục đăng ký thất nghiệp: lập hồ sơ, cập nhật, lưu trữ thông tin. ứng dụng
công nghê thông tin vào quản lý lao động thất nghiệp nhằm tránh sai sót, trùng
lắp cũng như theo dõi được toàn bộ quá trình của từng NLĐ thất nghiệp.
Cơ quan BHXH có nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp và theo dõi quá
trình của NLĐ kể từ khi thất nghiệp, nhận TCTN… cho đến khi tìm được việc làm
mới. - Cơ quan BHXH phối hợp thường xuyên với các đơn vị doanh nghiệp đóng