Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 46)

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở Hàn Quốc

Theo Dương Thị Hồng Khánh Vân (2011) Hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc được xem như một hệ thống chính sách toàn diện, bao gồm chính sách thị trường lao động và bảo hiểm xã hội. Chính sách bảo hiểm việc làm không chỉ thực hiện chức năng truyền thống là cung cấp trợ cấp thất nghiệp đối với người thất nghiệp mà còn thực hiện chức năng xúc tiến điều chỉnh cơ cấu các ngành, ngăn ngừa thất nghiệp, xúc tiến các hoạt động bảo đảm việc làm để tăng việc làm và xúc tiến các hoạt động phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động. Bộ lao động chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện hệ thống chính sách bảo

hiểm việc làm này. Cơ quan phúc lợi lao động Hàn Quốc triển khai và thực hiện

thu bảo hiểm. Các văn phòng lao động địa phương thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm việc làm (thông qua tài khoản cá nhân).

Hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc gồm 3 cấu thành

chính: Chương trình bảo đảm việc làm, chương trình phát triển kỹ năng nghề, trợ

cấp thất nghiệp.

Trách nhiệm đóng góp bảo hiểm việc làm được xác định cho người sử dụng lao động và người lao động tùy theo mỗi một loại hình hoạt động.

Một trong những vấn đề cơ bản trong thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm

nói chung và BHTN nói riêng là mức độ tuân thủ, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ đối với người lao động hưởng tiền lương ngày. Hiện nay,tỷ lệ tuân thủ ở Hàn Quốc được biết là 73,4%. Trong thị trường lao động của Hàn Quốc, người lao động thường được phân loại thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời và lao động theo ngày. Người lao động tạm thời có thể làm việc với thời hạn xác định hoặc không xác định thời hạn. Các doanh nghiệp sử dụng lao động tạm thời để điều chỉnh số lượng trong danh sách trả lương vì loại lao động này có thể bị sa thải và không được hưởng trợ cấp một lần. Người lao động được hưởng tiền lương ngày được thuê mướn với một thời hạn xác định và tự động chấm dứt khỏi danh sách trả lương. Một số chủ sử dụng lao động không muốn thông báo hai nhóm lao động nói trên các mục đích bảo hiểm xã hội. Sự yếu kém trong công tác quản lý chủ yếu do thiếu những quy định thỏa đáng cho việc lưu trữ hồ sơ của người sử

Bảng 2.1. So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Hàn Quốc và Việt Nam TT Chỉ tiêu Hàn Quốc Việt Nam

1 Đối tượng Người LĐ tham gia BHTN trừ người LĐ trên 65 tuổi, làm ít hơn 80h/ tháng, công chức, người LĐ thuộc đối tượng của Luật hưu trí dành cho giáo viên phổ thông, công nhân trên biển…

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 LĐ trở lên

2 Phạm vi Doanh nghiệp có sử dụng từ 1 LĐ trở lên

Người LĐ làm việc theo HĐLĐ, HĐ làm việc từ đủ 12 tháng trở lên. 3 Mức đóng Người LĐ đóng 0,5%, người sử dụng LĐ đóng 0,5% Người LĐ đóng 1%, người sử dụng LĐ đóng 1%, nhà nước hỗ trợ 1%.

4 Điều kiện hưởng Đóng 12 tháng trong khoảng 24 tháng trước khi TN.

5 Mức hưởng 50% của tiền lương trung bình tại việc làm trước đó.

60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

6 Thời gian hưởng

3 tháng, 6 tháng 9 tháng 12 tháng tùy theo thời gian đóng.

Nguồn: Dương Thị Hồng Khánh Vân (2011)

Một trong những cản trở đối với thực hiện chính sách bảo hiểm việc làm và chương trình BHTN là chất lượng việc làm giảm do mức độ an toàn thấp đó làm giảm tính khuyến khích của các doanh nghiệp đào tạo người lao động của mình và tạo ra những tiến bộ chậm chạp của các dịch vụ việc làm trong việc xây dựng

thông tin và dịch vụ trong thị trường lao động, ví dụ dịch vụ tư vấn việc làm

(Dương Thị Hồng Khánh Vân, 2011).

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở Đức

Theo Dương Thị Hồng Khánh Vân (2011): Tại Đức BHTN bắt đầu thực hiện vào năm 1919 và chính thức hóa bằng một bộ luật vào năm 1927. BHTN do cơ quan lao động Liên bang chịu trách nhiệm tổ chức quản lý.

Về chức năng, nhiệm vụ, cơ quan lao động liên bang thực hiện nhiệm vụ

thu, chi và quản lý quỹ BHTN; thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm

cho người lao động và người sử dụng lao động.

Về cơ cấu tổ chức, cơ quan lao động ở mỗi cấp đều có Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị được thành lập theo cơ cấu: 1/3 số thành viên do Liên hiệp công đoàn cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do Hiệp hội giới chủ cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do chính quyền cùng cấp đề cử.

Trung tâm thông tin làm nhiệm vụ cung cấp cho người lao động những thông tin như: đặc điểm công việc, nghề nghiệp, các yêu cầu đối với người lao động; thông tin về các cơ sở dạy nghề trong khu vực và cả nước; nhu cầu tuyển dụng lao động

của một số doanh nghiệp trong khu vực và cả nước ngoài.

Trung tâm tư vấn trực tiếp và tư vấn qua điện thoại làm nhiệm vụ tư vấn cho người lao động (kể cả học sinh THCS) về việc tuyển chọn nghề, chọn việc, biện pháp để người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để nhóm người lao động có hoàn cảnh đặc biệt tái hòa nhập thị trường lao động.

Bộ phận chăm sóc khách hàng là người sử dụng lao động.

Bộ phận tiếpnhận thông tin và đăng ký thất nghiệp.

Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tính toán mức và thời gian được hưởng tiền thất nghiệp.

Về cơ chế tài chính, số tiền thu và quỹ BHTN được quản lý tập trung tại cơ

quan lao động liên bang. Quỹ được sử dụng và các mục đíchnhư chi trả tiền thất

nghiệp cho người thất nghiệp; chi xây dựng cơ bản, sửa chữa và các khoản chi thường xuyên cho hoạt động của hệ thống cơ quan lao động toàn liên bang; chi lương cho cán bộ nhân viên cơ quan lao động toàn liên bang; chi các khoản phúc lợi, khen thưởng.

Hàng năm, Hội đồng quản trị lập dự toán các khoản thu – chi, trình Quốc

hội phê chuẩn.

Cơ quan lao động liên bang có quyền và trách nhiệm bảo toàn và phát triển quỹ thông qua hình thức duy nhất là gửi vào các ngân hàng công.

Sau một năm hoat động, cơ quan kiểm toán tiến hành kiểm toán toàn bộ hoạt động tài chính của cơ quan lao động liên bang. Trên cơ sở kết quả kiểm toán

Quốc hội sẽ phê duyệt dự toán thu – chi và mức chi BHTN hàng năm (Dương

Thị Hồng Khánh Vân, 2011).

Bảng 2.2. So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Đức và Việt Nam TT Chỉ tiêu Cộng hòa Liên bang Đức Việt Nam

1 Đối tượng Người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên 2 Phạm vi Doanh nghiệp có sử dụng từ 1

lao động trở lên

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên. 3 Mức đóng Do Quốc hội Đức quyết

địnhhàng năm trên cơ sở kết quảvà đề nghị của cơ quan kiểm toán Đức (năm 2006 là 6,5%, năm 2007 là 4,3%), Người sử dụng lao động 50%, người lao động 50% Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, nhà nước hỗ trợ 1%. 4 Điều kiện hưởng

Trước khi mất việc làm, trong thời gian 24 tháng làm việc

Đóng 12 tháng trong khoảng 24 tháng trước khi thất nghiệp. 5 Mức hưởng 60% tiền lương cơ bản của

tháng cuối trước khi mất việc. 67% tiền lương cơ bản của tháng cuối trước khi mất việc nếu có con

60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

6 Thời gian hưởng

Tối đa 18 tháng 3 tháng, 6 tháng 9 tháng, 12 tháng tùy theo thời gian đóng. Nguồn: Dương Thị Hồng Khánh Vân (2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)