2.1.5.1. Nhóm các yếu tố từ người lao động
a. Trình độ nhận thức của người lao động về BHTN
BHTN đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác bình ổn cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Việc nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của chính sách BHTN đối với người dân là hết sức cần thiết. Họ hiểu được vai trò, tác dụng của chính sách BHTN thì mới tham gia. Nhiều người không hiểu rõ về chính sách BHTN nên họ cũng thường không quan tâm. Trình độ học vấn của nông dân tỷ lệ thuận với việc nhận thức của họ về chính sách BHTN, khi người dân hiểu biết, nhận thức đúng về chính sách BHTN thì mới thấy được vai trò, tác dụng BHTN với bản thân và gia đình, hạn chế rủi ro, ổn định cuộc sống khi về già hoặc mất khả năng lao động. Sự nhận thức, hiểu biết chính sách BHTN của người lao động tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia hay không tham gia BHTN của họ. Nên việc đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHTN thông qua các hình thức như: báo, đài, hội nghị, tờ rơi... là yêu cầu cấp bách để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng nói chung về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHTN trong xã hội, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển BHTN từng bước đảm bảo công tác anh sinh xã hội quốc gia.
b. Hiểu biết về chính sách của đối tượng tham gia BHTN
Việc thực hiện đúng các chính sách, chế độ BHTN của Nhà nước phụ
thuộc rất lớn vào sự hiểu biết về chính sách BHTN của đối tượng tham gia
BHTN bao gồm cả người sử dụng lao động và người lao động. Thực tếcho thấy,
hiện nay phần lớn người sử dụng lao động cũng như người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của
c. Ý thức của người lao động
Trước hết tâm lý của người lao động là không muốn bỏ tiền ra đóng góp
bất kỳ khoản gì, không muốn tham gia vì ngại những thủ tục phiền hà… Người
lao động nắm thông tin về BHTN rất kém vì vậy họ lo ngại về các thủ tục rườm
ra như: thủ tục đăng kí, nơi nhận trợ cấp, cách thức nhận trợ cấp,…
Việc người lao động khi mất việc làm được giải quyết hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng, lại đề nghị chuyển sang hưởng trợ cấp BHTN 1 lần gây khó
khăn cho việc kiểm soát của cơ quan chức năng. Phần lớn lao động đăng ký và
hưởng BHTN mới chỉ nhắm đến việc nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà ít quan
tâm đến việc nhận sự tư vấn, giới thiệu việc làm hay được hỗ trợ học nghề.
2.1.5.2. Nhóm các yếu tố từ người sử dụng lao động
a. Nhận thức của người sử dụng lao động về BHTN
Người sử dụng lao độngquyết định một phần không nhỏ đến việc quản lý
bảo hiểm thât ghiệp tại các địa phương. Về cơ bản không một doanh nghiệp nào muốn bỏ nhiều chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp khi đóng cho người lao động thì người sử dụng lao động cũng bỏ một phần hiện nay là 1% cho nên đôi khi vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, không tính đến sự gắn bó lâu dài giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc còn
chưa hiểu biết đúng đắn về BHTN, nên thường có hành vi vi phạm BHTN như
nợ không đóng hoặc tìm cách để trốn bảo hiểm.
b. Sự ủng hộ của các đơn vị sử dụng lao động đối với việc tham gia BHTN của
người lao động
Các đơn vị sử dụng lao động như các cơ quan, các đợn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp đóng chân hoạt động sản xuất kinh doanh để đăng ký giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có đầy đủ hồ sơ hợp lệ nên cư quan BHXH phải chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với ngươì lao động người lao động theo quy định, đa số các trường hợp này nhận trợ cấp thất nghiệp trong lúc đang mất việc làm, chủ Doanh nghiệp nắm bắt sự hiểu biết của người lao động về BHXH còn rất kém, họ lại tìm cách động viên người lao động trở lại làm việc với hình thức không ký hợp đồng lao động mà bằng hợp đồng miệng, người lao động được trả một khoản tiền công nhất định, không có tên trong trong danh sách tại bảng thanh toán lương của Doanh nghiệp, trong thời gian trở lại làm việc này người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được hưởng tiền công do
người sử dụng lao động trả. Chủ Doanh nghiệp sẽ được lợi là vẫn sử dụng được lao động để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà lại không phải bỏ tiền ra để đóng BHXH, BHYT, BHTN cho số người lao động bị mất việc làm lúc trước trở lại lao động, số tiền chủ Doanh nghiệp chốn đóng BHXH, BHYT, BHTN sẽ chánh né được các cơ quan chức năng có liên quan.
2.1.5.3. Nhóm các yếu tố từ cơ quan quản lý bảo hiểm
a. Công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Đối với bất kỳ một chính sách, một quyết định hay một thông tư của nhà nước đề đến được với người dân và họ tham gia một cách tích cực thì công tác tuyên truyền đều rất cần thiết. Đặc biệt đối với bảo hiểm thất nghiệp khi mà người dân
chưa hiểu rõ, hiểu hết quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
thị việc tuyên truyền lại càng trở nên quan trọng. Nếu có biện pháp tuyên truyền và phương pháp tuyên truyền phù hợp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của NLĐ,
hiệu quả của công tác tuyên truyền sẽ hạn chế được tình trạng trốn đóng, trục lợi
nguồn quỹ.
b. Trình độ năng lực cán bộ quản lý thu của ngành BHXH
Hiện nay công tác quản lý thu, chi BHXH TN rất phức tạp, khối lượng công việc nhiều, đa phần là quá tải đối với mỗi cán bộ, các văn bản luật, nghị định, hướng dẫn từ các cấp ban ngành được cập nhật thường xuyên, liên tục đòi hỏi người cán bộ phải chuyên tâm nghiên cứu, cần cù, có trách nhiệm với công việc đồng thời phải có 1 trình độ nhất định về toán học, kế toán cũng như sự hiểu biết
về hệ thống máy tính và công nghệ thông tin, đảm bảo được công tác quyết toán
thu hàng tháng với đơn vị phải chính xác, đúng với hướng dẫn của luật BHXH, kịp thời xử lí các phát sinh làm trái với luật BHXH ban hành, bên cạnh đó còn phát sinh một số đơn vị trốn đóng, hay lách luật với những thủ đoạntinh vi, bài bản, đòi hỏi người cán bộ vừa phải có năng lực tốt, vừa phải có tư cách đạo đức và ý chí bền bỉ thì công tác thu và quản lý thu BHXH mới thực sự thành công và không bị ảnh hưởng của tiêu cực.
c. Quy chế quản lý của cơ quan bảo hiểm
Một trong những điều hiện có tính chất quyết định để ban hành chính sách và thực hiện sự nghiệp BHTN là vấn đề tổ chức và cán bộ.
Cơ quan BHXH ở địa phương phải chủ động trong việc tuyên truyền, phổ
với người dân. Các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể ở từng khu vực có trách nhiệm ban hành các văn bản chỉ đạo theo phạm vi quản lý của mình và phối hợp với cơ quan BHXH ban hành những văn bản liên tịch để hướng dẫn tổ chức
thực hiện. Đồng thời làm tốt khâu giải thích những vướng mắc và các vấn đề dư
luận xã hội quan tâm liên quan đến nhận thức và yêu cầu tìm hiểu về chế độ, chính sách BHXH tự nguyện.
Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, trở thành niềm tin và thành những hành động cụ thể trong thực tiễn của mỗi cá nhân và của mọi người. Là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, thể hiện hiệu quả thực tế của cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực đó. Chính sách
BHTNcó thực sự trở thànhchỗ dựa vững chắc cho người dân khi gặp rủi ro, khi thất
nghiệp hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dịch vụ của cơ quan BHXH. Bởi lẽ, cơ quan BHXH là nơi cung cấp dịch vụ BHTN cho người dân, nếu như dịch vụ đó tốt và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của họ thì sẽ là nhu cầu thiết thực để họ tự nguyện tham gia. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và phát triển BHTN cho người dân.
2.1.5.4. Các văn bản quy định của nhà nước về BHTN
Điều kiện phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn Thu Bảo hiểm thất nghiệp nói riêng và chính sách an sinh xã hội của toàn Ngành BHXH nói chung, khi kinh tế xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp đang hoạt động cũng sẽ không đủ điều kiện để đóng BHXH cho người lao động, nguồn thu BHXH sẽ bị giảm sút, đồng thời khi nền kinh tế đi xuống, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động dẫn tới người lao động sẽ bị mất việc làm, tình trạng thất nghiệp tràn lan, bùng phát. Nguồn thu bị giảm sút nhưng chế độ về chính sách cho người lao động như :thất nghiệp, ốm đau, thai sản, hưu trí …vẫn phải tiếp tục, nguồn thu BHXH không đủ cho nguồn chi các chế độ BHXH sẽ làm cho nguồn quỹ BHXH bị thâm hụt, dẫn tới sự mất cân đối
giữa thu và chiBHXH.
Hiện nay, chưa có các biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý những trường
hợp vi phạm Luật BHXH đã dẫn tới tình trạng nợ đọng BHTN dây dưa kéo dài với số lượng lớn ở các đơn vị sử dụng lao động gây trở ngại đến việc giải quyết