Nhóm các yếu tố thuộc về người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 102)

4.2.1.1. Trình độ nhận thức của người lao động về BHTN

Theo điều tra cho thấy, phần lớn người lao động có nhận thức chưa đầy đư

về BHTN dẫn đến tình trạng kém hiểu biết, thiếu kiến thức cần thiết về BHTN.

có hiểu biết tạm gọi là vừa đủ(trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi) về BHXH;

có đến 78,13% số người lao động hiểu biết rất ít và hiểu biết không đầy đủ về

BHTN; vẫn còn có 6,25% số lao động được điều tra không biết gì thậm chí

chưa nghe nói đến BHTN.

Biểu đồ 4.5. Tỉ lệhiểu biết của người lao động về BHTN

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Khi được hỏi về những hiểu biết về quyền và nghĩa vụ thì có thể nhận thấy câu trả lời của người lao động rất chung chung và có phần lặp lại giống

nhau. Cụ thể, có đến 62,5% số người được hỏi trả lời rằng phải tham gia BHTN

vì pháp luật qui định; có 78,13% số người trả lời tham gia BHTN sẽ được hưởng

trợ cấp khi mất việc (biểu đồ 4.5). Nhìn chung mức độ hiểu biết của người lao

động chỉ dừng lại ở mức nắm được mức phải đóng góp BHTN và được hưởng trợ

cấp khi thất nghiệp sau khi tham gia đóng góp.

Bảng 4.15. Nhận thức của người lao động về Bảo hiểm thất nghiệp

TT Chỉ tiêu SL

(n=60)

CC

(%)

1 Phải tham gia BHTN theo luật BHTN 38 62,50 2 Người sử dụng lao động phải kí hợp đồng với người lao động 2 3,13 3 Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHTN

bằng 1% lương tháng của người lao động 11 18,75 4 Đơn vị có sử dụng từ10 lao động trở lên phải tham gia BHTN 2 3,13 5 Phải tham gia BHTN đủ từ 12 tháng trở lên 6 9,38

6 Không biết gì về BHTN 8 12,5

Phần lớn người lao động tham gia BHTN chỉ chú trọng vào việc được

hưởng trợ cấp sau khi mất việc chứ chưa chú ý tới các quyền lợi khác khi tham

gia BHTN như được hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm sau khi mất việc, mà

đây lại là những quyền lợi rất cơ bản thiết thực với người lao động.

Theo bảng 4.16, có tới 62,5% người lao động trả lời rằng họ phải tham gia BHTN vì theo Luật, trong khi có tới 12,5% người lao động không biết gì về bảo hiểm thất nghiệp. Điều này cũng cho thấy, nhận thực của người lao động chưa

thực sự ý thức được vai trò và ý nghĩa khi tham gia BHTN

Về những vướng mắc trong thực hiện BHTN, khi được hỏi có đến 50% số người trả lời do người lao động ít hiểu biết về BHTN, 25% số người trả lời do tuyên truyền, hướng dẫn của cơ quan BHTN chưa đầy đủ.

Bảng 4.16. Thực trạngngười lao động biết về quyền lợi được hưởng

khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

TT Quyền lợi được hưởng (n=60) SL CC (%)

1 Được hưởng trợ cấp BHTN khi mất việc và sau khi tham

gia theo luật BHTN 47 78,13

2 Hưởng trợ cấp bằng 60% tiền lương trung bình của 6

tháng liền kề theo thời gian hưởng theo quy định 2 3,13 3 Được hưởng trợ cấp TN. hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc 13 21,88 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Biểu đồ 4.6. Tỉ lệđánh giá mức thông tin tuyên truyền BHTN của người lao động

Khi được đánh giá về mức độ thông tin tuyên truyền có thể thấy có 25%

đánh giá ở mức độ tốt, 66,63% đánh giá mức độ bình thường, 9,38% đánh giá

mức độ kém. Như vậy có thể thấy công tác tuyên truyền về chính sách BHTN

chưa được người lao động đánh giá cao.

Việc thực hiện đúng các chính sách, chế độ BHTN của Nhà nước phụ

thuộc rất lớn vào sự hiểu biết về chính sách BHTN của đối tượng tham gia

BHTN bao gồm cả người sử dụng lao động và người lao động. Thực tếcho thấy,

hiện nay phần lớn người sử dụng lao động cũng như người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của

việc tham gia BHTN.

Bảng 4.17. Đánh giá mức độhiểu biết của người lao động về BHTN

TT Mức độ nhận thức Sốlượng (n=8) Tỷ lệ (%)

1 Đã được nghe và biết về BHTN 5 15,63

2 Đã nghe và hiểu chút ít về BHTN 25 78,13

3 Chưa nghe và không biết BHTN 2 6,25

Tổng số 32 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Để đánh giá hiểu biết của người lao động và người sử dụng lao động về

Luật BHTN và việc triển khai BHTN ở địa phương, chúng tôi đã tiến hành điều

tra một số người lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp thuộc tỉnh Hòa Bình. Về mức độ nhận thức của người lao động và người sử dụng lao

động chúng tôi chia theo 3 mức độ: đã được nghe và biết rõ về BHTN, đã nghe

và có hiểu biết chút ít về BHTN, chưa nghe và không biết về BHTN.

Trong số 32 người lao động được hỏi ý kiến, có 5 người chiếm 15,63% số

người được hỏi ý kiến nói rằng họ đã nghe, được tuyên truyền giải thích và có hiểu biết về Luật BHTN cũng như việc triển khai BHTN ở doanh nghiệp. Có 25 người chiếm 78,13% số người được hỏi ý kiến nói rằng họ có được nghe nói về BHTN những thật sự chưa hiểu lắm, do vậy quyết định có mua hay không mua là ở lãnh đạo doanh nghiệp. Thật đáng buồn cũng còn 2 người chiếm 6,25% số người được hỏi ý kiến nói rằng họ chưa nghe nên không hiểu biết gì vè BHTN

(bảng 4.18). Theo chúng tôi được biết những người ít hiểu biết hoặc không biết về BHTN là những người mới được ký hợp đồng làm việc ở các doanh nghiệp. Điều này đặt ra trách nhiệm cho công tác phổ biến và tuyên truyền về Luật BHTN và thực hiện BHTN ở các doanh nghiệp thời gian tới.

4.2.1.2. Ý thức của người lao động

Trước hết tâm lý của người lao động là không muốn bỏ tiền ra đóng góp

bất kỳ khoản gì, không muốn tham gia vì ngại những thủ tục phiền hà… Người

lao động nắm thông tin về BHTN rất kém vì vậy họ lo ngại về các thủ tục rườm

ra như: thủ tục đăng kí, nơi nhận trợ cấp, cách thức nhận trợ cấp,…

Việc người lao động khi mất việc làm được giải quyết hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng, lại đề nghị chuyển sang hưởng trợ cấp BHTN 1 lần gây khó

khăn cho việc kiểm soát của cơ quan chức năng. Phần lớn lao động đăng ký và

hưởng BHTN mới chỉ nhắm đến việc nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà ít quan tâm đến việc nhận sự tư vấn, giới thiệu việc làm hay được hỗ trợ học nghề. Cụ

thể, từ khi có chính sách BHTN đến nay, toàn tỉnh chưa phải chi bất kì một chi

phí nào cho người lao động thất nghiệp tham gia hỗ trợ học nghề, hay tìm kiếm

việc làm. Trong khi đó số lượng lượt người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm vẫn tăng cao qua các kì: năm 2015 là 762 lượt người, đến năm 2016 là

873 lượt người. Phân tích các nguyên nhân, có thể là do mức hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp theo quy định hiện nay là quá thấp (tối đa 1.000.000 đồng/người/tháng), danh mục ngành nghề đào tạo chưa thu hút người lao động tham gia. Mặt khác, do người lao động tìm được việc làm mới ngay sau khi mất việc nên không tham gia hỗ trợ học nghề. Đa số người lao động đăng ký thất nghiệp là lao động phổ thông, trong khi đó, nhu cầu của thị trường lao động hiện nay lại không đáp ứng được yêu cầu (lương thấp, môi trường làm việc không phù hợp). Hơn nữa, người lao động sợ khi được giới thiệu việc làm, 2 lần từ chối thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đó là người lao động còn người sử dụng lao động thì ta thấy rằng trong điều kiện cạnh tranh rất gay gắt, trong điều kiện hội nhập mà nước ta hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì bất kỳ một sự gia tăng chi phí đầu vào nào dù là

nhỏ cũng sẽ gây ảnh hướng sống còn đến hoạt động, sự sống của doanh nghiệp.

Vì thế xảy ra hiện tượng chây ỳ trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)