Tổ chức thực hiện tuyên truyền về luật bảo hiểm thất nghiệp đến Ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 76 - 79)

Người sử dụng lao động và người lao động

Theo báo cáo của BHXH huyện Kỳ Sơn (2017), BHXH huyện đã xây

dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với đơn vị ở địa phương tăng cường đẩy mạnh nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc thù của địa bàn. Theo đó, công tác tuyên truyền tại BHXH huyện đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, đã chủ động tham mưu đề xuất kịp thời với Huyện ủy, UBND

huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ quan, các ngành, các đoàn thể và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện tuyên truyền về chính sách pháp luật BHTN trên địa bàn.

Thứ hai, Tích cực phối hợp với với các cơ quan như: Ban tuyên giáo

Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện; Liên đoàn lao động huyện; Trung tâm văn hóa huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Chi Cục thuế; Bưu điện; Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Đài Truyền thanh huyện, Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn; Đoàn thanh niên; UBND các xã, phường, thị trấn để tuyên truyền chính sách pháp luật BHTN đến người lao động, người sử dụng lao động.

Thứ ba, Các hình thức tuyên truyền đó là: tuyên truyền qua Đài Truyền

thanh huyện, loa truyền thanh xã, phường, thị trấn; thông qua các Hội nghị tuyên truyền, tư vấn, đối thoại; treo băng zôn, khẩu hiệu, tranh cổ động; tuyên truyền cổ động, lưu động trên các tuyến đường; cấp phát các tờ rơi, tờ gấp…

Thứ tư, BHXH huyện phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội

nghị đối thoại, các buổi giao lưu truyền thông. BHXH huyện đã tổ chức tuyên truyền được tất cả các xã trong huyện.

Và tổ chức tuyên truyền phát thanh trên hệ thống loa đài truyền thanh Đài

phát thanh huyệnthực hiện tốt, hiệu quả.

Tuy nhiên có thể thấy công tác tuyên truyền này chưa được chú trọng,

hình thức tuyên truyền chủ yếu qua hệ thống loa truyền thanh của huyện, sau đó

các xã tổ chức tiếp sóng đài phát thanh của huyện, chất lượng phát sóng lại kém, không phủ sóng hết địa bàn rộng cũng chỉ có 1 loa phóng thanh mà thời

lượng phát sóng ít.

Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả hơn BHXH trên địa bàn huyện thực hiện tổ chức các buổi tập huấn các nghiệp vụ về BHXH để người sử dụng lao động và người lao động nắm rõ hơn về luật BHXH thất nghiệp.

Bảng 4.2 Kết quả tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về BHXH

trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Kế hoạch Kết quả thực tế So sánh (TT/KH %) Kế hoạch Kết quả thực tế So sánh (TT/KH %) 1 Số lượng lớp Lớp 10 8 80,00 18 18 100,00 2 Thời gian tổ chức/lớp Ngày 0,5 0,5 100,00 1 1 100,00 3 SL học viên tham dự Người 500 450 90,00 520 480 92,30 4 S.lượng chuyên đề Ch.đề 5 4 80,00 7 7 100,00 5 Tài liệu Bộ 500 500 100,00 520 520 100,00 6 Số tiết giảng dạy Tiết/lớp 15 15 100,00 15 15 100,00

Lý thuyết Tiết/lớp 5 4 80,00 5 4 80,00

Trao đổi, thảo luận Tiết/lớp 5 5 100,00 5 5 100,00 Nguồn: BHXH huyện Kỳ Sơn (2018)

Kết quả điều tra cho thấy công tác tập huấn, tuyên truyền về BHXH trên địa bàn huyện Kỳ Sơn vẫn được chú trọng và duy trì thường duyên qua các năm. Cụ thể, hàng năm BHXH huyện thường xuyên tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao nhận thức và phổ biến những điểm mới của chính sách BHXH, BHXH thất nghiệp, cụ thể là năm 2016 trên địa bàn huyện tổ chức 10 lớp tập huấn về BHXH, hoàn thành 100% so với kế hoạch đặt ra. Thời gian tổ chức tập huấn, tuyên truyền luôn được duy trì là 1 lớp/ngày. Số lượng người tham dự các lớp tập huấn năm 2016 chỉ đạt 80% so với kế hoạch, tuy nhiên đến năm 2017 đạt 100% so với kế hoạch. Điều này cho thấy người dân huyện Kỳ Sơn có đang dần quan tâm đến chính sách BHXH, đặc biệt là BHXH thất nghiệp. Thông qua các lớp tập huấn trên, người dân có điều kiện trao đổi, thảo luận và được giải đáp nhiều thắc mắc

liên quan đến việc tham gia BHXH thất nghiệp, các thủ tục, lợi ích của BHXH

nói chung và BHXH thất nghiệpnói riêng. Bởi vậy, trong chương trình giảng dạy

cho các lớp tập huấn, số tiết lý thuyết theo kế hoạch đã được ban tổ chức của

BHXH huyện Kim Bôi rút ngắn bớt và thay vào đó là số tiết trao đổi, thảo luận

tăng lên (từ 5 tiết/lớp lên 7 tiết/lớp). Điều này cho thấy, BHXH huyện Kỳ Sơn đã và đang trú trọng hơn đến nguyện vọng của người lao động địa phương khi tham

Bảng 4.3 Đánh giá của người tham gia về mức độ phù hợp của cáclớp tập huấn, tuyên truyền về BHXH trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

TT Diễn giải Rất hợp lý Hợp lý Bình thường Chưa hợp lý SL (n=90) TL (%) SL (n=223) TL (%) SL (n=313) TL (%) SL (n=64) TL (%) 1 Nội dung tập huấn 30 25,0 53 44,2 32 26,7 5 4,2 2 Số ngày tập huấn 8 6,7 20 16,7 57 47,5 35 29,2 3 Địa điểm tổ chức 20 16,7 62 51,7 33 27,5 5 4,2 4 Thời gian lý thuyết/

thực hành 12 10,0 31 25,8 37 30,8 40 33,3 5 Tài liệu học tập 18 15,0 25 20,8 76 63,3 1 0,8 6 Thời điểm tổ chức

lớp học 2 1,7 32 26,7 78 65,0 8 6,7

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Cũng theo kết quả trên, khi hỏi 120 người đã từng tham gia lớp tập huấn về mức độ phù hợp của các lớp tập huấn, tuyên truyền thì họ thấy nội dung tập

huấn như vậy là đáp ứng được yêu cầu. Có tới 25% ý kiến cho rằng nội dung là

rất hợp lý, 44,2% thấy hợp lý và 26,7% thấy bình thường, chỉ có 5 ý kiến, tương đương với 4% cho rằng nội dung tập huấn chưa hợp lý. Lý do chưa hợp lý được

đưa từ phía người lao động là nội dung được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần và

chưa có điểm mới nổi bật. Về tài liệu học tập và việc phân chia thời gian lý thuyết/ thực hành, phần lớn ý kiến cho rằng đã hợp lý và rất hợp lý. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó thì việc tổ chức tập huấn vẫn còn gặp một số hạn chế. Cụ thể là gặp vấn đề về địa điểm tổ chức và thời điểm tổ chức lớp học, có tới 51,7% ý kiến cho rằng việc tổ chức như vậy là bình thường và chưa hợp lý là 5,2%. Đặc biệt có tới 28% ý kiến cho rằng số ngày học như vậy là chưa hợp lý

với người tham gia. Theo ý kiến của những người lao động và người sử dụng lao

động, thời gian tậphuấn khá dài, ảnh hưởng lớn đến công việc của họ hàng ngày.

Bởi vậy họ cho rằng nên rút ngắn số ngày tập huấn.

Kết quả trên cũng chỉ ra rằng, thời gian lý thuyết quá dài, khiến việc tập

huấn không hiệu quả, dễ gây nhàm chán. Do đó, có tới 26,7% số ý kiến cho

rằng thời gian lý thuyết so với thực hành chưa thực sự hợp lý. Cần có những ví dụ cụ thể hơn, những tình huống thực tế gắn với đặc điểm hoạt động sản

xuất, kinh doanh của người lao động và người sử dụng lao động hơn để họ dễ

nắm bắt luậthơn là chỉ nghe lý thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)