Xây dựng và thực hiện quy trình bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 71)

BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức quy trình chung cho toàn ngành dựa trên khung khổ quy định của chính phủ về thực hiện BHXH. Trong đó, phân cấp quản lý cho từng bước trong quy trình như sau:

* Tổ chức đăng ký lao động thất nghiệp, quản lý lao động thất nghiệp và tiếp nhận đăng ký nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp

Người lao động tham gia BHTN sẽ đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH khi bị mất việc làm, khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trong thời hạn 7 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp

đồng làm việc, người lao động phải đến cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ tham gia

BHTN để đăng ký thất nghiệp. Hàng tháng, thông báo với cơ quan BHXH về

tình trạng tìm việc làm trong thời gian đang hưởng TCTN. Trong thời haṇ 30

ngày tính theo ngày làm việc, kểtừ 55 ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp

đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất

nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội.

Cơ quan BHXH hướng dẫn thủ tục đăng ký thất nghiệp đối NLĐ. Hoàn tất

thủ tục đăng ký thất nghiệp: lập hồ sơ, cập nhật, lưu trữ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lao động thất nghiệp nhằm tránh sai sót, trùng lắp cũng như theo dõi được toàn bộ quá trình của từng người lao động thất nghiệp.

Cơ quan BHXH có nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp và theo dõi quá

trình của người lao động kể từ khi thất nghiệp, nhận trợ cấp thất nghiệp cho đến

khi tìm được việc làm mới.

Cơ quan BHXH phối hợp thường xuyên với các đơn vị doanh nghiệp đóng

trên địa bàn mình quản lý, để tiếp nhận thông tin về nhu cầu về lao động của họ,

làm cơ sở nguồn việc làm giới thiệu trực tiếp cho người lao động thất nghiệp

đóng trên cùng địa bàn hoặc chuyển tiếp nhu cầu lao động tới các đơn vị BHXH

Hộp 4.1. Các hoạt động tổ chức đăng ký bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo đúng quy trình và thực hiện đầy đủ

“Chúng tôi hàng năm đều tổ chức các đợt thông tin tuyên truyền, truyền thông đến người sử dụng lao động và người lao động để cảngười sử dụng lao động và người lao động chủđộng đăng ký bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”

Nguồn: Phỏng vấn sâuông Vũ Tuấn Hải, 37 tuổi, Phó giám đốc BHXH huyện KỳSơn, vào hồi 14h30 ngày 15/03/2018 tại văn phòng BHXH huyện KỳSơn * Quy trình thu bảo hiểm thất nghiệp:

- Hàng tháng, NSDLĐ đóng BHTN theo mức quy định tại khoản 2 Điều 102

Luật BHXH và trích tiền lương, tiền công của từng người lao động theo mức quy

định tại khoản 1 Điều 102 Luật BHXH để đóng cùng một lúc vào quỹ BHTN.

- Để quản lý từng đơn vị sử dụng lao động và từng người lao động trong

đơn vị tham gia BHTN, tránh chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, việc

phân cấp quản lý thu BHTN được thực hiện như phân cấp thu BHXH bắt buộc:

Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT tại địa bàn đó theo

phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân,

không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền

công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN và mỗi năm chuyển

một lần vào quỹ BHTN. Hàng năm, BHXH tỉnh và huyện tổng hợp về tình hình

lao động, tiền lương, tiền công và kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ về

BHTN chuyển về cơ quan tài chính cấp huyện, tỉnh đểđược cấp kinh phí.

* Quy trình về tổ chức giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp

- Phòng Thu thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện một mặt liên kết với các

doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để thu nhận thường xuyên nhu cầu lao

động của họ (về số lượng lao động, loại hình ngành nghề và trình độ ngành nghề

yêu cầu, giới tính…) và mặt khác liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm,

các cơ sở dạy nghề nhằm có thể tư vấn, giới thiệu kịp thời việc làm hoặc nghề

nghiệp cần đào tạo cho NLĐ thất nghiệp.

việc làm (nếu đủ khả năng) hoặc đến cơ quan BHXH yêu cầu giới thiệu việc làm,

đào tạo nghề cho mình để sớm có việc làm mới. NLĐ cần hoàn chỉnh các thủ tục

cần thiết theo yêu cầu của cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc phục

vụ cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. NLĐ phải có ý thức sẵn sàng làm việc

hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khiđược cơ quan BHXH giới thiệu.

- Cơ quan BHXH tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ đang

hưởng TCTN. NLĐ cũng được tư vấn học nghề phù hợp với khả năng nguyện

vọng của NLĐ đang thất nghiệp. Cơ quan BHXH sẽ bố trí cho NLĐ đang

hưởng TCTN hằng tháng được tham gia một khoá học nghề phù hợp tại các cơ

sở dạy nghề, nơi mà cơ quan BHXH đã ký hợp đồng đào tạo nghề. Cơ quan

BHXH trả kinh phí đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề theo hợp đồng ký

kết với mức kinh phí theo quy định của nhà nước về đào tạo nghề và khả năng

chi trả của quỹ BHTN.

- Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi được cơ quan

lao động giới thiệu trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hộp 4.2. Công tác giới thiệu việc làm được thực hiện tốt thông qua sốlượng

lao động đã có việc làm

“Trong vòng 3 năm từ 2015-2017, chúng tôi đã giới thiệu được…. người lao động tìm việc mới thông qua trung tâm giới thiệu việc làm. Những người ngày về cơ bản đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như được doanh nghiệp đào tạo bổ sung để phù hợp với chuyên môn và tay nghề”

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Đào Thị Kim Dung, 46 tuôi , chức vụ, kế toán thời gian

Sau khi chính sách BHTN được ban hành, Sở LĐ-TB&XH đã tham

mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai về BHTN đến các cấp, các

ngành và các tổ chức chính trị-xã hội. Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp cùng các

cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền vềBHTN đến đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến đã được áp dụng như tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội nghị kết hợp với tuyên truyền chính sách khác, tuyên truyền qua băng rôn khẩu hiệu. Do làm tốt công tác tuyên truyền nên đã giúp các

cơ quan, doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ hơn về BHTN, từng bước đưa

lao động, cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm giới thiệu việc làm đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ đăng kí thất nghiệp, xử lí hồ sơ, trình giám đốc Sở LĐ-TB&XH ra quyết định

cho hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trung tâm cũng đã thực hiện đúng quy trình giới thiệu việc làm và tiếp nhận thông báo tìm việc làm của người hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hướng dẫn người lao động làm thủ tục đểhưởng chếđộ trợ cấp 1 lần đối với người lao động đã tìm được việc làm mới. Trung tâm cũng thực hiện đúng thời gian, trình tự theo quy định, đảm bảo quyền lợi của người lao động với

những trường hợp chuyển đến và chuyển đi.

* UBND tỉnh: Thực hiện quản lý nhà nước về BHTN trong phạm vi toàn tỉnh.

* Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, tuyên truyền, phổ

biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Giới thiệu việc làm, các cơ sở

dạy nghề tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.

- Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết

định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Theo dõi, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

* Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ - TBXH

- Tổ chức tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, hồ sơ hưởng BHTN, xem xét và

thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ BHTN theo quy định.

- Tổ chức côngtác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN.

- Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người đang hưởng BHTN; tổ chức

dạy nghề phù hợp cho người đang hưởng BHTN.

- Lưu trữ hồ sơ của người lao động hưởng BHTN theo quy định.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ:

* Các cơ sở dạy nghề

Tổ chức thực hiện dạy nghề cho người thất nghiệp theo yêu cầu của Sở Lao

UBND huyện

Phòng LĐTB-XH Cơ quan BHXH huyện

Trung tâm DVVL Thu đóng góp

BHTN

Đào tạo nghề Chi trả các chếđộ

BHTN

Sơ đồ 4.1. Mối quan hệ giữa các cơ quan trong giải quyết BHTN

Quan hệ quản lí Nhà nước

Quan hệ chuyên môn, nghiệp vụ

* Bảo hiểm xã hội huyện

- Tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng lao động đăng ký tham gia và đóng

BHTN; tổ chức BHTN theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội về việc đóng BHTN cho

người lao động chậm nhất năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

- Tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp, cấp thẻ bảo hiểm y tế và giải quyết

quyền lợi về bảo hiểm y tế cho người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

- Thực hiện chi hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho Trung tâm Giới thiệu việc làm

thuộc Sở LĐTB & XH và chi hỗ trợ học nghề cho Cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.

Dừng chi trả các khoản trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm Chủ SDLĐ

Người hưởng thất nghiệp

kiếm việc làm, thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với người lao động đang hưởng trợ

cấp thất nghiệp khi có quyết định của Giám đốc Sở LĐTB & XH.

- Định kỳ hàng năm, trước 15 tháng 7 báo cáo Sở LĐTB & XH tình hình

thực hiện thu, chi BHTN của 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 1 báo cáo tình hình thu, chi BHTN của năm trước.

- Phối hợp với Sở LĐTB & XH và cơ quan liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết những vướng mắc phát sinh về BHTN.

* Người sử dụng lao động

- Xác định đối tượng tham gia BHTN và thực hiện thủ tục, trình tự tham gia

BHTN theo quy định của pháp luật.

- Thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động làm việc

tại đơn vị

- Đóng BHTN đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Bảo quản hồ sơ tham gia BHTN của người lao động và của người sử dụng

lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.

- Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về BHTN.

- Cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng BHTN của người lao

động đó trong thời hạn hai ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày người lao động yêu cầu.

- Cung cấp các văn bản cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN.

- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.”

* Người lao động

- Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định

Đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động -

Thương binh và Xã hội khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định, xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội.

- Tích cực tìm kiếm việc làm (ghi chép đầy đủ các thông tin để thông báo

về việc tìm việc làm theo quy định); chấp nhận việc làm phù hợp do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu.

nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp một tháng một lần theo quy định trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Thông báo cho Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất

nghiệp khi có việc làm, nhận quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, thực hiện nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư, áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)