LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
4.3.1. Định hướng hoạt động của cơ quan BHXH huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới
Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía bắc, địa bàn rộng
lớn chủ yếu là đường miền núi giao thông đi lại khó khăn, các tổ chức, các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh đóng rải rác không tập trung nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, để công tác quản lý thu, chi BHXH, BHYT,
BHTN tại BHXH huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình đạt hiệu quả cao nhất cần có các phương hướng hoàn thiện như sau :
Tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý BHTN theo định kỳ hàng
năm, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý BHTN có kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
hoạt động quản lý BHTN.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị cho công chức, viên chức BHXH,
rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức, phát huy tinh thần làm việc tận tình chu đáo, tránh máy móc, cửa quyền, phấn đấu trở thành công chức, viên chức kiểu mẫu nhằm tránh phát sinh tiêu cực trong công tác quản lý
BHTN. Cán bộ làm công tác quản lý BHTNcần phải được đào tạo một cách hệ
thống cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn tư tưởng chính trị đạo đức.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính sâu rộng, rà soát các văn bản, quy định
về quản lý BHTN, tham mưu cho cấp trên và các cơ quan chức năng bổ sung, sửa
đổi các quy định nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý BHTN.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng: UBND các cấp, Tòa án, Sở Lao động thương binh xã hội… tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác
quản lý BHTN, đảm bảo đạt 100 % kế hoạch thu, chi hàng năm, đồng thời mở
rộng nguồn thu, đảm nguồn chi qua từng năm, góp phần ổn định và tăng trưởng
quỹ BHXH.
Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức đa
dạng phong phú về nội dung các chính sách BHTN và quyền lợi đối với người
lao động khi tham gia đóng BHTN.
cũng như các bộ phận nghiệp vụ ngành BHXH, cập nhật và nâng cấp hoàn chỉnh các phần mềm thu nhằm đáp ứng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý BHTN.
Thứ nhất: Đối với công tác lập kế hoạch thu, chi BHTN cần căn cứ trên
các số liệu tổng hợp thực tế, có độ chính xác cao, có tính khoa học, phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện (về số lao động, số doanh
nghiệp, ngành nghề kinh doanh, doanh thu hàng tháng ...). Công tác lập kế hoạch
cần có sự phối hợp giữa cán bộ quản lý thu, chi BHTN và các chuyên gia giỏi,
có trình độ, am hiểu và được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này, các cơ quan ban ngành chức năng ( Sở tài chính, Sở Lao động thương binh xã hội).
Thứ hai : Quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời cácđối tượng tham gia BHTN
theo quy định Luật BHXH, các biện pháp quản lý về số lao động tham gia BHTN, số doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn, tổng quỹ tiền lương, tiền công làm cơ sở
thu, chi BHTN ...phải được thực hiện chặt chẽ nhằm quản lý một cách khoa học,
chính xác, nắm bắt được tình hình thực tế và các biến động phát sinh đảm bảo quyền lợi của người lao động, giảm số nợ đọng BHTN đồng thời không làm thất thu BHTN.
Thứ ba: Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Thanh tra Lao động, Thanh tra Nhà nước, các tổ chức công quyền và các tổ chức chính trị xã hội để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lương làm căn cứ thu, chi
BHTN. Cần xử phạt nghiêm minh hoặc có hình thức xử lý cao đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, gian lận trách nhiệm tham gia và đóng BHTN.
Thứ tư: Quản lý BHTN phải gắn liền với quản lý chi các chế BHTN, việc
thực hiện chi trả các chế độ BHTN gắn liền với nghĩa vụ nộp BHTN không chỉ
đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn giúp người lao động hiểu rõ hơn
về bản chất của BHTN, những lợi ích mang lại cho họ khi tham gia BHTN, từ đó
góp phần tăng số người tham gia, tăng thu BHTN, đồng thời làm giảm tình trạng
nợ đọng và trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp.
Thứ năm: Hoàn thiện tổ chức bộ máy của ngành BHXH theo hướng cải cách hành chính gọn nhẹ, hiện đại, không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn của người cán bộ, công chức làm công tác quản lý BHTN.
Thứ sáu: Có các chế độ đãi ngộ, khen thưởng nhằm khuyến khích đối với
những đơn vị, cá nhân đạt thành tích tốt trong công tác quản lý BHTN, đạt 100%
chỉ tiêu kế hoạch thu hàng năm đề ra, không còn số nợ đọng BHXH trong năm, hoặc số nợ đọng giảm dần theo từng năm …
Thứ bảy: Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, hợp lý, khoa học có chiều sâu trong quản lý BHTN nhằm tinh giảm biên chế, góp phần quản lý chính xác, nhan gọn, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong quản lý BHTN.