Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986, hệ thống bảo hiểm xã hội cũng đã có những cải cách đáng kể tạo nên những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển. Nhằm thực hiện việc tách chức năng quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội ra khỏi chức năng tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và để quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/CP ngày 16/02/1995 thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội từ Trung ương đến địa phương thuộc hai hệ thống Bộ
Lao động – Thương binh & Xã hội và Liên đoàn Lao động Việt Nam bao gồm
ba cấp là: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Theo Quyết định số 12/QĐ-TCCB của bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình
ngày 28/06/1995, Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Sơn thành lập trên cơ sở là một bộ phận trực tiếp làm công tác bảo hiểm xã hội để giúp Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Nhà nước quy định. BHXH huyện là đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh, có tư cách pháp Yếu, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận và sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của BHXH tỉnh Hòa Bình.
Ngay từ khi thành lập BHXH huyện Kỳ Sơn đã mau chóng ổn định tổ chức, duy trì thường xuyên có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi cho người lao động. huyện Kỳ Sơn cũng từng bước hoàn thiện và không ngừng phát triển, công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
a. Chức năng, nhiệm vụ
BHXH huyện Kỳ Sơn là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hòa Bình, chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện và sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện
của Giám đốc BHXH tỉnh Hòa Bình. BHXH huyện có chứcnăng giúp Giám đốc
BHXH trên địa bàn huyện. Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:
(1) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và các đơn vị đóng
trên địa bàn huyện. Lập danhsách lao động thuốc diện áp dụng loại hình BHXH
bắt buộc để thực hiện đóng góp BHXH như luật định.
(2) Hàng tháng phải nắm được danh sách số lượng các cán bộ công Yếu
viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn đã tham gia đóng BHXH.
(3) Hàng tháng các đơn vị phải làm phiếu báo tăng, giảm mức đóng BHXH so với danh sách đã đăng kí để BHXH kịp thời điều chỉnh.
(4) Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký, hướng BHXH hoặc làm thủ tục
để chuyển đi nơi khác theo như quy định của BHXH.
(5) Thực hiện thu BHXH.
(6) Tổ chức triển khai thực hiện chi trả các chế độ ngắn hạn (ốm đau,
thai sản, TNLĐ – BNN), chi lương hưu, chi trợ cấp chính sách, bảo trợ xã hội,
các chế độ về BHYT.
(7) Cấp sổ BHXH cho người lao động khi đã tham gia đóng BHXH, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện.
(8) Cấp thẻ BHYT cho người lao động và các đối tượng ưu đãi theo quy
định của Nhà nước (trẻ em dưới 6 tuổi, thân Yếu sĩ quan, công an, quân đội Yếu dân, người nghèo, cận nghèo).
(9) Thanh toán chi phí KCB cho các đối tượng khi đã có thẻ BHYT.
(10) Tiếp nhận các đối tượng hưu trí mới, quản lý các trường hợp chuyển
đến, chuyển đi.
(11) Tiếp nhận và giải quyết chế độ tử tuất cho thân Yếu của đối tượng tham gia.
(12) Theo dõi biến động trong kỳ về số đối tượng mới tham gia, đối tượng
hưởng chếđộ.
(13) Lập dự toán và thanh quyết toán các khoản trợ cấp theo đúng quy
định của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
(14) Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH của các cơ
quan, đơn vị, tổ chức.
luận kịp thời khi đối tượng yêu cầu.
(16) Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo như quy định của
Nhà nước và theo hướng dẫn của cơ quan BHXH cấp trên.
(17)- Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH huyện.
b. Hệ thống tổ chức bộ máy
Để thưc hiện nhiệm vụ BHXH tỉnh Hòa Bình giao, cơ quan BHXH huyện
phân chia thành 06bộ phận chức năng để thực hiện các chức năng một cách cụ
thể. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện Kỳ Sơn:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện
Nguồn: Phòng tổ chức CB - BHXH tỉnh Hòa Bình (2017)
- Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan BHXH huyện, phụ trách chung và
chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt trong hoạt động, công tác BHXH trong đơn vị.
- 02 Phó giám đốc:là người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho Giám
đốc. Phó giám đốc thay thế cho Giám đốc điều hành cơ quan khi Giám đốc đi vắng.
- Bộ phận thu: gồm các cán bộ, nhân viên làm nghiệp vụ thu BHXH. Bộ
phận này có các chức năng cơ bản như lập kế hoạch thu BHXH theo kỳ; hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT hàng tháng; báo cáo kết quả thu về BHXH tỉnh theo quy định...
- Bộ phận chế độ chính sách: gồm những cán bộ quản lý chính sách, cán GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận kế toán tài vụ Bộ phận cấp sổ thẻ Bộ phận giám định BHYT Bộ phận thu BHXH, BHYT, BHTN Bộ phận chế độ chính sách BHXH Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính
bộ lưu trữ hồ sơ, cán bộ BHYT. Nhiệm vụ chủ yếu như: quản lý hồ sơ của các đối tượng, theo dõi biến động các đối tượng hưởng, thôi hưởng chế độ...
- Bộ phận kế toán: bao gồm những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho
những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Ngoài ra còn chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho các đơn vị.
- Bộ phận cấp sổ thẻ: là bộ phận có trách nhiệm cấp sổ BHXH và thẻ
BHYT cho các đối tượng tham gia BHXH một cách kịp thời.
- Bộ phận giám định: chuyên theo dõi bệnh viện khám chữa bệnh tại trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn, kiểm tra thủ tục giấy tờ phiếu khám
chữa bệnh BHYT y tế và khám chữa bệnh tại bệnhviện...
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính: thực hiện công tác
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả khi có yêu cầu giải quyết của công dân, tổ chức. Nếu kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì phải nhập phần mềm quản tiếp nhận và quản lý hồ sơ in phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Như vậy nhờ sự phân chia thành các bộ phận chức năng, BHXH huyện Kỳ Sơn đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp nhờ mỗi bộ phận đều thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình.
c. Đội ngũ cán bộ, viên chức
BHXH huyện Kỳ Sơn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 06/1995, với số cán bộ công chức là 08 người. Sau hơn 22 năm cùng với
sự phát triển của ngành đến nay BHXH huyện tổng số 14 người viên chức và
nhân viên hợp đồng.
Đội ngũ cán bộ viên chức bao gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung, 02 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay thế cho Giám đốc điều hành cơ quan khi Giám đốc đi vắng, 03 người phụ trách bộ phận thu, 02 người ở bộ phận giám định, 02 người ở bộ phận cấp sổ thẻ, 01 người phụ trách bộ phận kế toán tài vụ, 01 người ở bộ phận chế độ chính sách (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộ viên chức BHXH huyện Kỳ Sơn
TT Cơ cấu cán bộ viên chức Số lượng (n=14) CC (%)
1 Giới tính - Nam - Nữ 06 08 42,86 57,14 2 Trình độ - Đại học - Trung cấp - Khác 12 01 01 85,71 7,14 7,14 Tổng cộng 14 100,00 Nguồn. Phòng tổ chức CB - BHXH tỉnh Hòa Bình (2017)
d. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Trụ sở của BHXH huyện Kỳ Sơn hiện có trụ sở khang trang, phòng làm việc rộng rãi.
Tính đến nay, 100% cán bộ viên chức được trang bị máy vi tính để ứng dụng nhanh các phần mềm nghiệp vụ vào quản lý các mặt hoạt động công tác cũng như giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.
Ngoài ra BHXH huyện Kỳ Sơn còn được BHXH tỉnh giao cho 15 chiếc máy in, 01 máy photo, 01 máy chiếu để phục vụ công việc hàng ngày.