Chính sách của nhà nước về BHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 107 - 109)

Mức hỗ trợ học nghề thấp và thời gian ngắn, khó khăn cho người lao động bị mất việc làm. Có đến 15,63% số người lao động cho rằng mức trợ cấp còn

thấp chưa hấp dẫn người lao động tham gia BHTN.

Ngoài ra, việc chưa có chế tài xử lí nghiêm ngặt những trường hợp vi phạm

Luật BHTN cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc thực hiện BHTN. Có

25% sốngười lao động cho rằng việc chưa có các chế tài xử lí nghiêm trường hợp vi phạm dẫn đến những vướng mắc thực hiện BHTN. Có 18,75% cho rằng điều kiện thanh toán dễ dàng, chưa có chế tài xử lí nghiêm ngặt là điểm còn thiếu sót,

chưa phù hợp của luật BHTN; có 11% số người lao động kiến nghị cần có biện pháp xử lí nghiêm với các trường hợp vi phạm Luật BHTN.

Số liệu điều tra cho thấy có tới 25% người sử dụng lao động cho rằng luật

BHTN chưa có chế tài xử lí nghiêm với trường hợp vi phạm. Chính việc thiếu sót này đã tạo điều kiện cho đối tượng tham gia vi phạm và tái phạm.

Cũng theo số liệu điều tra những khó khăn trong tài chính của doanh nghiệp dẫn tình trạng nợ đóng BHTN và tìm cách trốn đóng BHTN của doanh nghiệp. 25% sốngười sử dụng lao động cho rằng chính những khó khăn trong tài chính dẫn đến những vướng mắc của họ trong việc thực hiện đóng góp BHTN.

Cũng tương tự, 13% số người lao động cho rằng những khó khăn trong

tài chính là vấn đề, vướng mắc khiến họ gặp khó khăn trong thực hiện đóng góp BHTN. Khi thu nhập thấp, tài chính khó khăn, người lao động không muốn phải trích 1 phần thu nhập của mình đểđóng BHTN.

Bên cạnh những lý do trên có thể thấy các cơ quan hữu quan đùn đẩy trách

nhiệm cho nhau cũng là nguyên nhân làm cho Luật BHTN thực hiện không

nghiêm. Theo quy định của Luật về Bảo hiểm thất nghiệp nếu trong thời gian 3 tháng kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải

đăng ký thất nghiệp, 15 ngày sau đó, người lao động phải nộp đủ hồsơ hưởng trợ

cấp thất nghiệp. Như vậy trong vòng 75 ngày người lao động phải hoàn tất hồsơ,

nếu không sẽ bị từ chối hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người lao

động cho hay nơi họ làm việc cố tình gây khó khăn trong việc chốt sổ bảo hiểm xã hội. Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người thất nghiệp đã gặp nhiều vướng mắc. Nhiều người dù đã đăng ký từ sớm nhưng chưa được chốt sổ là do các doanh nghiệp làm thủ tục chốt sổkhông đúng quy trình, nhầm lẫn thông tin của họ. Hồsơ được gửi lên, Bảo hiểm xã hội rà soát thấy sai phải gửi trở lại để doanh nghiệp làm lại. Việc này sẽ khiến nhiều người lao động thất nghiệp không thể

nhận được trợ cấp đúng hạn.

Cơ quan chức năng lúng túng thừa nhận có nhiều vướng mắc phát sinh từ thực tế mà họ chưa lường hết được. Đơn cử, trong trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm thất nghiệp từ 3 tháng trở lên thì người lao động không được chốt sổ bảo hiểm xã hội, và như vậy sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp. Lỗi ở đây là của chủ doanh nghiệp, nhưng thiệt hại lại thuộc về người lao động. Và cơ quan chức năng thì chưa biết xử lý ra sao.

quyền lợi cho người lao động ra sao. Nếu doanh nghiệp không hợp tác trong việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng hạn thì cơ quan chức năng

cũng chưa biết phải áp dụng biện pháp hữuhiệu nào.

Giữa chính sách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và công tác bảo hiểm thất nghiệp nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và mức hưởng bảo hiểm xã hội của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, như vậy khi nhà nước nâng mức lương tối thiểu lên đồng nghĩa với việc mức đóng bảo hiểm xã hội cũng phải tăng lên.

Theo kết quả một điều tra mới đây của Bộ LĐTBXH: Doanh nghiệp nhà

nước có tốc độ tăng tiền lương quá nhanh so với tốc độ tăng năng suất lao động, còn Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiền lương tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng năng suất lao động. Hiện nay mức thu nhập thực tế mà các doanh nghiệp trả cho người lao động đã cao hơn nhiều so với lương tối thiểu. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều nộp BHXH theo mức lương tối thiểu

chứ không nộp theo mức thu nhập thực tế của người lao động. Việc các doanh

nghiệp không lấy mức thu nhập thực tế của người lao động làm cơ sở tính phần trăm nộp BHXH đã không chỉ làm thiệt thòi về quyền lợi cho người lao động mà còn gây thất thu quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 107 - 109)