Giải pháp tăng cường quản lý BHTN trên địa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 112 - 121)

Hòa Bình

4.3.2.1. Tăng cường quản lý thu BHTN

Theo quy định thì quỹ BHTN được hình thành từ 3 nguồn, đó là: Người

lao động, người sử dụng lao động, nhà nước.

Trong các nguồn trên thì nguồn từngười lao động và người sử dụng lao động là đáng được chú ý nhất. Trong nhưng năm qua, số thu BHTN đã có sự tăng lên đáng kể.

Trên thực tế người lao động rất mong muốn khi lao động cho các đơn vị học được hưởng những chính sách, trong đó có chính sách BHTN, nhưng đa phần họ chưa hiểu hết về quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi lao động cho các cơ quan, các doanh nghiệp. Ngược lại đối với doanh nghiệp họ luôn mong muốn phải đóng càng ít khoản càng tốt nên tìm mọi cách để lách luật, tránh phải tham gia đóng các

khoản trong đó có BHTN, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thu BHTN.

Nên để việc thu đạt hiệu quả cần xây dựng quy chế thu cho các đơn vị và phổ biến, triển khai tới người lao động để họ nắm được quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với BHTN.

Triển khai nhanh và giám sát thường xuyên khi thu BHTN, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.

4.4.2.2. Tăng cường quản lý chi BHTN

- Cần giám sát chặt chẽ khâu tiếp nhận, thẩm định và duyệt hồ sơ cho những người thất nghiệp. Đây là khâu quan trọng nhất giúp cho cán bộ quản lý BH TN một cách chính xác, tránh nhầm lẫn ngay tự khâu xét duyệt hồ sơ.

- Kiểm soát khâu kiểm tra và lên danh sách các cá nhân được hưởng quyền

lợi và chế độ khi bị thất nghiệp. Để tránh được sai sót và nhầm lẫn, cán bộ BH cần phải tìm hiểu các thông tin đáng tin cậyvề các cá nhân.

- Có kế hoạch chi trả BHTN và thực hiện theo kế hoạch cho chuẩn, hạn chế

tình trạng ngườ lao động có đầy đủ các thủ tục để giải quyết chế độ nhưng mãi không được thanh toán, những điều này làm giảm lòng tin từ người lao động tới cơ

quan BH, ảnh hưởng đến việc quản lý BHTN.

4.3.2.3. Nâng cao nhận thức của người lao động

a. Tăng cường công tác tuyên truyền về hệ thống pháp luật và quy định về Luật BHTN

Trong thời gian qua, BHXH huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về BHTN như: Phát tờ rơi, phát thanh trên các

phương tiện thông tin truyền thông các cấp, tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, các buổi tọa đàm, nói chuyện về chính sách BHTN trong đó có người lao động tham gia. Ngoài ra còn tổ chức các buổi hội diễn văn nghệ để quảng bá và ca ngợi ngành BHXH từ đó thu hút người lao động. Tuy nhiên các hình thức tổ chức trên không được thực hiện thường xuyên, nội dung chưa phong phú và hấp dẫn. Hơn nữa hình thức tổ chức chưa đa dạng do vậy hiệu quả đạt được không cao, số người tham gia nhiều chỉ mang tính hình thức. Vì thế cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền cả về nội dung và hình thức, những hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, sâu rộng với nhiều hình thức phong phú phù hợp với từng loại đối tượng

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ

BHTN, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia các

loại hình BHTN, người lao động khu vực phi chính thức để cán bộ, đảng viên và

Nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia

BHTN, góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội của tỉnh.

b. Về nội dung

Ngoài tuyên truyền về các chính sách BHTN, chế độ hưởng, các văn bản

của pháp luật, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ BHTN. Cầnđặc biệt

quan tâm tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo của BHTN. Làm được

điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của người lao động và chủ sử dụng lao động hiện nay là "bắt buộc" phải đóng BHTN. Giúp họ nhận thức được bản chất vấn đề, các quyền lợi được hưởng khi họ tham gia đóng BHTN.

c. Về hình thức

+ Củng cố và tăng cường hoạt động của Tạp chí BHXH.

Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc lịch sử trong công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội. Để phục vụ độc giả tốt hơn, tạp chí bảo hiểm xã hội phải đa dạng hoá nội dung và hình thức thực hiện. Trước hết là

đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên phải có những bài viết sát thực tế và có chất lượng cao. Đòi hỏi đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên trong và ngoài ngành phải có trình độ chuyên môn, trách nhiệm cao.

+ Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí...) để tuyên truyền sâu rộng hơn về bảo hiểm xã hội. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người.

+ Tăng cường thông tin tuyên truyền đối với các chủ thể như : các cán bộ xã phường bởi họ chính là những người nắm vững nhất nhất về số liệu và loại

hình doanh nghiệp trên địa bàn , từ đó họ có thể mang lại cho BHXH thông tin

rất quan trọng về những đơn vị , đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH,

BHYT, BHTN và cả những cá nhân, tổ chức không thuộc diện bắt buộc.

+ Thông qua các tổ chức công đoàn để tuyên truyền về chính sách BHXH,

BHYT, BHTN cho người lao động và từ đó để họ đấu tranh đòi người sử dụng

lao động phải nộp BHXH, BHYT cho người lao động .

+ Tổ chức các hội nghị các buổi tọa đàm nói chuyện về BHXH, BHYT, BHTN, trong đó có các đại diện của cơ quan bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động, đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về bảo hiểm xã hội giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của bảo hiểm xã hội, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời qua đó thu nhập tổng hợp các ý

kiến thắc mắc đóng góp từ phía người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra

các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các nội dung về BHXH, BHYT, BHTN được quy định trong luật BHXH, luật BHYT theo từng nội dung, theo từng chuyên đề với các hình thức: thi viết, tiểu phẩm văn nghệ, thi tuyên truyền viên giỏi...

+ Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ( báo chí ,đài truyền hình , truyền thanh ...) đưa thông tin các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT với số nợ lớn để cho người lao động và các cơ quan chức năng được biết, kiên quyết kiện ra tòa những đơn vị này để đảm bảo quyền lợi cho người lao động .

+ Tạo ra các ấn phẩm đẹp , hấp dẫn về BHXH, BHYT, BHTN.

+ Kết hợp với các bệnh viện, trạm xá để phát hành các tấm áp phích hay panô quảng cáo về các chế độ BHXH, BHYT, kết hợp với các doanh nghiệp nhằm phát hành và trưng bày ở văn phòng, xí nghiệp các tờ thông báo về các chế

độ như tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí …

+ Thiết lập một đường dây nóng nhằm giải đáp các thắc mắc có liên quan

đến các vấnđề của BHTN để người dân có thể tìm hiểu ngay khi có nhu cầu.

+ Phấn đấu mỗi cán bộ bảo hiểm xã hội là một tuyên truyền viên vì hơn ai hết họ hiểu rõ mục đích, bản chất, tác dụng và cách thức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội

- Phối hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện

BHTN theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lí cần chặt chẽ hơn trong

công tác.

- Nghiên cứu, đề xuất đểxây dựng, sửa đổi và bổ sung những điểm chưa

phù hợp của chính sách BHTN cho phù hợp với từng thời kì phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh, huyện nói riêng và đất nước nói chung, đóng góp cho cơ quan

BHXH Việt Nam và luật BHXH nhằm hoàn thiện hơn chính sách về BHTN.

- BHXH tỉnh Hòa Bình cần thực hiện tích cực hơn nữa các công tác: chỉ đạo

công tác BHTN của cấp huyện, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN, tư vấn,

giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp để họ nhanh chóng tìm được

việc làm mới, thực hiện việc trả trợ cấp thất nghiệp theo đúng chế độ, kịp thời,

thuận tiện. Bên cạnh đó phải lập kế hoạch tài chính cho chính sách BHTN trên cơ

sở dự báo biến động về lao động thất nghiệp hàng năm cũng như dự toán nguồn

kinh phí đểhỗ trợ cho công tác giới thiệu việc làm, hỗ trợ công tác đàotạo nghề.

- Hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng chế độ BHTN được thực hiện

thông qua hợp đồngký kết với các cơ sở đàotạo dạy nghề. Việc học nghề gì, thời

gian học kéo dài bao lâu, trình độ học nghề đạt đượcnhư thế nào... cần có sự thoả

thuận giữa cơ quan BHXH với người lao độngthất nghiệp trên cơ sở căn cứ vào

thực trạng cung - cầu trên thị trường lao động của địa phương, nhằm tạo khả

năng sớm tìm đượcviệc làm mới. Tương tự như vậy thì mức hỗ trợ đào tạo nghề

cũng được quy định cụ thể cho phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHTN.

d. Xây dựng cơ chế chính sách đối với người tham gia BHTN

Qua quá trình tổ chức, triển khai thực hiện BHTN khẳng định đây là chính sách đúng đắn có tác độngtrực tiếp, thiết thực tới NLĐ, NSDLĐ, góp phần

đảm bảo an sinh xã hội, được NLĐ, NSDLĐ đón nhận một cách tích cực, được

dư luận xã hội đánh giá là một trong những chính sách sớm đi vào cuộc sống.

cần sửa đổi, bổ sung như sau: Về đối tượng, phạm vi tham gia BHTN:.Về các

chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Mức hỗ trợ học nghề thấp và thời gian ngắn, khó

khăn cho người lao động. Quy định về hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình

độ, kỹ năng nghề đối với người lao độngđang đóng BHTN chưa có, người thất

nghiệp đã đóng BHTN nhưng chưa đủ điều kiện hưởng cũng chưa được hỗ trợ.

Về trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Quy định trong thời hạn 03

tháng kể từ ngày người lao độngmất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao độnghoặc

hợp đồnglàm việc phải đăng ký thất nghiệp; trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng

ký thất nghiệp phải nộp hồ sơ hưởng BHTN là tương đối ngắn, trong điều kiện

việc chốt sổ BHXH gặp khó khăn, xác nhận của người sử dụng lao động không

kịp thời, hơn nữa, nhiều trường hợp NLĐ chưa muốn đăng ký thất nghiệp ngay

do muốn tìm việc làm, không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc vì

những lý do cá nhân khác... Về nhận trợ cấp thất nghiệp của người thất nghiệp:

Sau khi Giám đốc Sở LĐ - TB &XH ký quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp,

Trung tâm Giới thiệu việc làm chuyển quyết định hưởng trợ cấp cho cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện việc chi trả, cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện việc lập

danh sách người đượchưởng trợ cấp thất nghiệp phân theo địa bàn cấp huyện và

chuyển cho BHXH cấp huyện chi trả, BHXH cấp huyện thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại trụ sở hoặc cử cán bộ của BHXH cấp huyện xuống tận xã chi trả hoặc đại lý chi trả tại mỗi xã vào một ngày nhất định

trong tháng (áp dụng như chi trả chế độ hưu trí, mất sức lao độngvà các chế độ

này tính theo tháng, không phù hợp với việc chi trả trợ cấp thất nghiệp là tính

theo ngày, ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày thứ 16 kể từ ngày người lao

động đăng ký thất nghiệp). Do vậy, người lao động thường nhận được trợ cấp

thất nghiệp chậm hơn rất nhiều so với thời gian nhận đượcQuyết định hưởng trợ

cấp thất nghiệp, không đảm bảo được mục đích của chính sách BHTN là hỗ trợ

cho người lao độngmột khoản kinh phí để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm

việc làm mới. Mặt khác, khi phát hiện các vấn đề vi phạm sẽ khó xử lý theo quy

định của pháp luật, nhất là đối với các trường hợp tạm dừng, chấm dứt hưởng

BHTN. Trách nhiệm của NSDLĐ: Chưa quy định cụ thể trách nhiệm của

NSDLĐ trong việc thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động,

đây là vấn đề rất quan trọng trong việc quản lý và thực hiện chính sách BHTN.

Về bộ máy thực hiện BHTN: Chưa được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, hạn

chính còn phức tạp. Quy định về trình tự thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng

gây khó khăn cho NLĐ. Người lao động phải đi lại nhiều lần, chậm được nhận

trợ cấp thất nghiệp, dẫn đến lãng phí tiền của, thời gian, công sức của NLĐ. Hiện

nay, đã có chế tài về việc xử phạt đốivới các vi phạm về BHTN nhưng còn chưa

nghiêm khắc. Nhiều trường hợp bao gồm cả NLĐ và NSDLĐ vi phạm BHTN

nhưng chế tài xử lí ở mức độrất nhẹ: Phạt hành chính cho khắc phục hậu quả, rút

kinh nghiệm. Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHTN trong thời gian tới, cần

thực hiện đồng bộ các giải pháp sau : Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật về BHTN: Tiếp tục tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách BHTN. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật BHTN, nhằm bổ sung chế tài xử lí trường hợp vi phạm luật BHTN,

các quy định hạn chế, ngăn ngừa thất nghiệp, đồng thời hoàn thiện các chế độ

bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và quản lý lao động, …. Quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN cho phù hợp với thực

tế triển khai thực hiện chính sách, như: vấn đề đối tượng áp dụng, hỗ trợ học

nghề, trình tự thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và

người lao động, chi phí cho hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cán bộ của

trung tâm giới thiệu việc làm đốivới người thất nghiệp.

4.3.2.4. Xây dựng hệ thống chế tài khen thưởng và xử phạt đối với người tham

gia và vi phạm về BHTN

Cơ quan quản lý BHTN cần xây dựng một hệ thống chế tài rõ ràng về chế độ khen thưởng đối với những người sử dụng lao động, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, từ đó giúp họ có những động lực tìm hiểu, nâng cao nhận thức về BHTN. Bên cạnh đó còn có những chế tài xử phạt mạnh mẽ đối với những đơn vị và những cá nhân vi phạm.

Việc xây dựng chế tài xong cần đưa vào thực hiệnmột cách quyết liệt, bằng

tất cả các hình thức, tuyên truyền, triển khai thực hiện để tất cả những người có quyền, nghĩa vụ đều phải có nhận thức đúng đắn, từ đó nâng cao được hiệu quả việc quản lý BHTN.

4.3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức và thủ tục hành chính thực hiện quản

lý BHTN

a. Cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện quản lý BHTN

làm quan trọng cấp thiết, thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính sẽ nâng cao hiệu quả trong công tác quản, điều này giúp người tham gia BHTN hiểu rõ

hơn về bản chất, tính Yếuvăn của BHXH, các quyền lợi chính đáng khi họ tham

gia đóng BHTN. Các thủ tục thu nộp càng đơn giản gọn nhẹ càng giúp các đối

tượng tham gia cảm thấy phấn khởi, hào hứngvà tích cực hơn vào công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 112 - 121)