Tổ chức thực hiện BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 82 - 88)

4.1.5.1 Thực trạng quản lý tiếp nhận đăng kí và giải quyết các thủ tục BHTN

cho người lao động

Trong quá trình thực hiện BHTN giai đoạn 2015 - 2017, qua tổng hợp, báo cáo của phòng BHTN. Ta thấy, kết quả tiếp nhận đăng kí, xử lí hồ sơ và ra quyết định hưởng chếđộ BHTN có sựthay đổi, tăng lên đáng kể qua các năm.

Bảng 4.7. Kết quả tiếp nhận đăng kí và giải quyết các thủ tục

cho người lao động

TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ

1 Sốlượng người đăng ký thất nghiệp

Người 672 1.251 3.701 186,16 295,84 234,68 2 Sốlượng người chuyển

hưởng BHTN địa phương khác Người 0 4 318 - 795,00 - 3 Số lượng người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp Người 954 2.236 4.439 234,38 198,52 215,71 4 Sốngười có quyết định hưởng trợ cấp chuyển từnơi khác đến Người 491 1.389 2.203 282,89 158,60 211,82

5 Sốlượng lượt người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm

Lượt người 1.259 2.042 4.272 162,19 209,21 184,21 6 Số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề Người 0 0 0 0 0 0

Nguồn: BHXH huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình (2015-2017) Có thể thấy lượng công việc cần tiếp nhận và giải quyết ngày càng tăng, tăng nhiều qua các kì. Số lao động đăng kí thất nghiệp tại địa phương cũng tăng

lên qua các năm. Cụ thể, năm 2015 có 672 người đăng kí, đến năm 2017 là 3.701

người đăng kí thất nghiệp. Số lượng lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm cũng tăng, chứng tỏ chính sách BHTN đang đi trở nên gần gũi với người lao động.

Tuy nhiên sốlượng được tư vấn, giới thiệu việc làm và số tiền hỗ trợ học nghề cho người lao động vẫn không thay đổi qua các năm, thể hiện người lao

động vẫn chưa quan tâm đến học nghề, công tác đào tạo, hỗ trợ học nghềchưa đủ

thu hút với người lao động thất nghiệp.

4.1.5.2. Thực trạng tổ chức quản lý thu BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn,

tỉnh Hòa Bình

Theo quy định thì quỹ BHTN được hình thành từ 3 nguồn, đó là: Người

Trong các nguồn trên thì nguồn từngười lao động và người sử dụng lao động là đáng được chú ý nhất. Trong nhưng năm qua, số thu BHTN đã có sự tăng lên đáng kể.

Bảng 4.8 Tổng thu BHTN và tốc độ phát triển thu BHTN

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%)

16/15 17/16 BQ

1 Khối HCSN Đảng Đoàn 2.116 2.276 2.512 107,56 110,37 108,96 2 Khối ngoài công lập 203 206 209 101,48 101,46 101,67 3 Khối DN nhà nước 745 790 784 106,04 99,24 102,58 4 Khối DN ngoài quốc doanh 2.482 2.582 2.846 104,03 110,22 107,08 5 Khối hợp tác xã 20 21 41 105,00 195,24 142,07

Tổng 5.566 5.875 6.392 105,55 108,80 107,16

Nguồn: Bảo Hiểm Xã Hội huyện Kỳ Sơn (2017) Số thu BHTN tăng nhanh qua các năm là do 2 nguyên nhân chủ yếu: số

đơn vị tham gia BHTN và số người lao động tham gia BHTN đều tăng qua các

năm và do sựđiều chỉnh tiền lương của nhà nước. Ngoài ra, do tốc độtăng trưởng kinh tế của nước ta qua các năm qua đều tăng và giữ mức ổn định nên góp phần

làm tăng mức thu nhập của người lao động. Các đối tượng tham gia BHTN ngày

càng tăng theo quy định của pháp luật, chứng tỏ chính sách BHTN đang ngày càng

được đi sâu vào đời sống.

a. Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHTN trong kì

Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch trong kì là tỉ lệ phần trăm tổng số tiền BHTN thực tế thu so với số thu BHTN theo kế hoạch.

Do hoạt động của ngành mang tính đặc thù cao, nên thông thường số thu

BHTN thường khác so với kế hoạch.

Có thể thấy sự chênh lệch giữa số thu BHTN thực tếở bảng 4.2 trên với tổng số BHTN phải thu ở bảng 4.3, số thu BHTN thực tế lớn hơn tổng số BHTN phải thu.

Con số thu BHTN theo kế hoạch còn có chênh lệch với số thu thực tế. Do tổng số thu BHTN thực tế còn phải phụ thuộc vào mức, tăng giảm cùng các phát

sinh lũy kế trong kì, số bù nợ của các DN từ kì trước dẫn đến sự sai lệch trong việc thu BHTN theo kế hoạch và thu BHTN thực tế.

Bảng 4.9. Tình hình hoàn thành kế hoạch thu BHTN (2015 – 2017)

TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ

1 Tổng số BHTN phải thu theo kế hoạch (I1) triệu đồng 5.455 5.850 6.104 107,2 104,3 105,8 2 Tổng số thu BHTN thực tế (I2) triệu đồng 5.566 5.875 6.392 105,6 108,8 107,2 3 Tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch thu (I2/I1) % 102,0 100,4 104,7 - - - Nguồn: BHXH huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (2017) b. Tỷ lệ nợđóng BHTN

Tỷ lệ nợ đóng BHTN là tỉ lệ phần trăm tổng số tiền BHTN nợđóng so với tổng số BHTN phải thu.

Qua bảng 4.10 ta thấy số tiền nợđóng BHTN qua các năm ngày càng tăng, cụ thể: - Năm 2015, số nợ BHTN là 58 triệu đồng, bằng 0,1% tổng số phải thu. Có tỉ lệ nợđóng thấp nhất trong các kì.

- Năm 2016, số nợ BHTN là 58 triệu đồng, bằng 0.25% tổng số phải thu. - Năm 2017, số nợ BHTN là 145 triệu đồng, bằng 0.37% tổng số phải thu. Có tỉ lệ nợđóng cao nhất trong các kì. Bảng 4.10. Tình hình nợđóng BHTN (2015 - 2017) TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1 Tổng số BHTN phải thu Tr.đồng 5.624 6.033 6.637 109,15 105,08 107,10 2 Số tiền nợ đóng BHTN Tr.đồng 58 158 245 272,41 155,06 205,52 3 Tỉ lệ chậm nợ đóng BHTN % 0,1 0,25 0,22 - - - ồn: BHXH huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình

Ta thấy được, hầu hết số nợ qua các năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, do tổng số phải thu BHTN tăng qua các năm. Do các doanh nghiệp

thường đóng BHTN sau khi đã quyết toán lương nên thường đóng vào đầu của tháng sau, dẫn đến tình trạng nợ gối đầu.

Tuy nhiên, xét về tỉ trọng số tiền nợ đóng so với tổng số phải thu thì ta thấy tỉ lệ nợđọng có chiều hướng tăng qua các năm.

Công ty CP Hương Sơn, Công ty SAHARA, có số lao động sử dụng lên

đến vài trăm, nhưng do hoạt động kinh doanh thời gian gần đây bị thua lỗ, dẫn

đến tình trạng nợ BHTN.

Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi cần có những biện pháp khắc phục, giải quyết trong thời gian tới nhằm thu nợđọng BHTN hay giảm tỉ lệ nợđọng.

4.1.5.3. Thực trạng tổ chức quản lý chi BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh

Hòa Bình

Chi trảtăng qua các năm, nhìn chung có thể thấy sốngười được chi trả trợ

cấp hàng tháng nhiều hơn hẳn số người được chi trả trợ cấp 1 lần. Tuy nhiên,

được biết đa phần người lao động thất nghiệp muốn được hưởng chi trả 1 lần. Do

người lao động thất nghiệp muốn được hưởng trợ cấp 1 lần, tiếp tục tìm công việc mới. Chỉ trả tăng qua các năm thể hiện áp lực công việc của cán bộ chi trả

càng lớn, tuy nhiên các cán bộ, nhân viên vẫn thực hiện tốt công việc của mình,

đáp ứng nhu cầu của người lao động thất nghiệp. Quá trình chi trả BHTN được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện chi bảo hiểm thất nghiệp Năm Tổng cộng TCTN hàng tháng TCTN 1 lần Sốlượt (người) Số tiền (tr.đồng) Sốlượt (người) Số tiền (tr.đồng) Sốlượt (người) Số tiền (tr.đồng) 2015 854 3.617 848 3.142 6 25 2016 1.005 3.922 1.002 3.906 3 16 2017 1.139 5.057 1.124 4.978 15 79 Nguồn: BHXH huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình (2017)

Trợ cấp BHTN được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình tiếp nhận chuyển về các địa phương để chi trả trực tiếp đến người lao động tăng đột biến

qua các năm. Cụ thể, năm 2015 số người được chi trả là 854 người với số tiền là

3.617 triệu đồng; đến năm 2016 số người được chi trả tăng lên 1.005 người với

số tiền chi trả là 3.922 triệu đồng; Năm 2017 số người được chi trả là 1.139

người với số tiền đã chi trả là 5.057 triệu đồng. Trong đó số số chi trợ cấp thất

nghiệp một lần như sau: Năm2015 có 6 người với số tiền 25triệuđồng; đến năm

2016 đã tăng lên 3 người, số tiền đã chi trả là 16 triệu đồng. đến năm 2017 đã tăng lên 13 người, số tiền đã chi trả là 79triệuđồng. Theo số liệu trên có thể thấy số người được chi trả trợcấp thất nghiệp chủ yếu là hưởng hàng tháng, số người

được chi trả trợ cấp 1 lần chiếm tỷ lệ rất ít.

Theo Điều 28 Quyết định số: 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành qui định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN trong đó có quy định chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau: Căn cứ vào Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động do Sở LĐTB&XH chuyển sang, trong thời gian tối đa 3 ngày làm việc BHXH tỉnh lập danh sách chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu cho những người có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp tại BHXH

huyện hoặc tại BHXH tỉnh và đảm bảo trong thời hạn 3 ngày tính theo ngày làm

việc kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan lao động, cơ quan BHXH phải chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho người lao động. Giao cho Giám đốc BHXH tỉnh quy định cụ thể thời gian giải quyết của từng bộ phận, từng cấp.

Theo nội dung tại Điều 28 Quyết định số: 828/QĐ-BHXH ngày

27/05/2016 nêu trên: Thời hạn BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Sở LĐTB&XH, kiểm tra, đối chiếu, thẩm định, sau đó lập danh sách chi trả và chuyển cho BHXH

cấp huyện để chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp, nếu giải quyết trong 5 ngày là quá

ít; Mặt khác, trong một tháng có nhiều đợt nhận hồ sơ từ sở LĐTB&XH nên việc lập danh sách chi trả thành nhiều đợt không kịp thời lại khó quản lý và tổng hợp. Việc bàn giao danh sách, biểu mẫu giữa BHXH tỉnh với BHXH cấp huyện phải đi lại nhiều lần gây lãng phí thời gian, tốn kém.

Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần tuy không nhiều, nhưng theo quy định hiện nay thì trước khi chi trả trợ cấp đối với các trường

hợp này thì căn cứ vào nơi cư trú, BHXH tỉnh và BHXHcấp huyện phải kiểm tra, xác

minh về quá trình tham gia BHXH, BHTN của người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn theo phân cấp thu BHXH nhằm tránh tình trạng người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vẫn đi làm rồi mới thực hiện chi trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, quy định này cũng mất rất nhiều thời gian.

Số liệu bảng 4.5cho thấy chỉ có 2 hoạt động chi trả cho những người được hưởng BHTN đó là chi trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và chi trợ cấp thất nghiệp 1 lần. Ngoài ra do hoạt động đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp không được thực hiện nên BHXH tỉnh Hòa Bình không thực hiện chi cho hoạt động

này. Số liệu bảng 4.5 cũng cho thấy số tiền chi trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và

chi trợ cấp thất nghiệp 1 lần ngày càng tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước.

4.1.5.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện BHTN ở huyện KỳSơn, tỉnh Hoà Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)