3.1.2.1. Phát triển kinh tế
Năm 2017, tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 2010) 1.828.606 triệu đồng đạt 107,9% so với KH và bằng 118,5% so với năm 2016. Trong đó:
+ Nông lâm nghiệp: 503.023 triệu đồng, chiếm 27,5%.
+ Công nghiệp - xây dựng: 271.360 triệu đồng, chiếm 14,83%.
+ Dịch vụ: 1.054.223 triệu đồng, chiếm 56,67%
a. Sản xuất nông nghiệp
Ngành nông nghiệp của huyện Kỳ Sơn luôn giữ vị trí quan trọng trong ngành kinh tế, là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư. Trong những năm
gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở
vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thật luôn được đưa vào phục vụ sản xuất cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm đưa hiệu quả kinh tế tăng cao.
* Trồng trọt: Năm 2017 tổng diện tích gieo trồng đạt 17.064,6 ha. Sản
lượng cây lương thực có hạt đạt: 54.290 tấn, bình quân lương thực 454 kg/người.
*Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi của huyện tiếp tục phát triển theo hướng
nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Năm 2017 chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tăng hơn năm 2016 cả về tổng số lượng gia súc, gia cầm và tổng giá trị sản phẩm. Trong năm 2017 số lượng đàn trâu là 21.162 con, số lượng đàn bò là 7.474 con. Số lượng đàn lợn là 246,8 nghìn con và gia cầm các loại là 1.382
nghìn con. Nguyên nhân của sựtăng số lượng đàn lợn và gia cầm hơn năm 2017
là do nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng đầu tư sản xuất của người chăn nuôi cũng tăng hơn.
* Lâm nghiệp: Diện tích rừng của huyện Kỳ Sơn đến năm 2017 là 35487,14
ha, chiếm 64,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 48,0%. Trong đó diện tích trồng rừng mới 1.870 ha, rừng trồng phân tán 40 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, công tác phòng chống cháy rừng luôn được quan tâm chú trọng.
b. Công nghiệp – xây dựng
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017đạt 281.370 triệu
đồng, đạt 111,7% so với KH và bằng 125% so với năm 2016
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển với tốc độ khá. Các doanh nghiệp và các hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất kinh doanh nên giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp những tháng cuối năm tăng khá. Tổng giả trị tiểu thủ công nghiệp (theo giá cố định) 252.780 triệu đồng. Các sản phẩm chủ yếu gồm: Khai thác
khoáng sản,sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, đã giải quyết nhiều
công ăn việc làm cho lao động địa phương, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
c. Ngành dịch vụ
Thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, thị trường
biến. Công tác kiểm tra, kiểm soát, bình ổn giá cả, thị trường hàng hóa được thực hiện tốt, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
Yếu dân. Giá trị thương mại - dịch vụ năm 2017 ước đạt 995,2 tỷ đồng,
chiếm 55,95% tổng giá trị sản xuất, đạt 105,3% so với KH và bằng 119% so với năm 2016.
3.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Tỉnh Hoà Bình nói chung và huyện Kỳ Sơn nói riêng có cấu trúc địa chất đa dạng và phức tạp bởi quá trình hình thành qua nhiều thời kỳ kiến tạo lớp vỏ nên Kỳ Sơn có nhiều loại đất khác nhau chia làm 2 nhóm đất chính đó là: Đất đồi núi và đất ruộng.
* Đất đồi núi bao gồm các loại đất: Đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng đỏ trên đất sét, đất nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất vàng nhạt trên đá sa thạch, đất đỏ vàng trên đá biến chất.
Đất đồi núi có đặc điểm sau: Do chịu ảnh hưởng của quá trình feralit trên đất thường chua, màu đỏ hay màu vàng, tích luỹ nhiều sắt, nhôm, địa hình dốc
nên hay bị xói mòn. Đá mẹ có nhiều loại khác nhau nên dẫn đến nhiều loại đất
khác nhau về độ dày, thành phần cơ giới và hàm lượng chất dinh dưỡng. Do vậy, nếu trồng trọt không đúng kỹ thuật đất thoái hoá rất nhanh, xói mòn mạnh, sỏi đá trơ lên mặt đất, đất chặt cứng, chua và nghèo dinh dưỡng.
* Đất ruộng bao gồm: đất phù sa không được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi, đất phù sa feralit biến đổi do trồng lúa nước, đất thung lũng chua, đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ.
Đất của huyện Kỳ Sơn nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ từ cát đến sét. Trong đó đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình chiếm tỷ trọng cao khoảng 60%, từ cát đến cát pha chiếm 20%, đất sét chiếm 20%. Nhìn chung đất có độ chua cao, hàm lượng lân và kali phù hợp nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng với các hệ sinh thái có tưới và không tưới.
Hạn chế lớn nhất đối với huyện Kỳ Sơn là đất phù sa úng nước, lầy, lụt, đất vùng đồi tầng canh tác mỏng có hiện tượng xói mòn bị đá ong hoá. Trong
tương lai cần cải tạo bằng cách bố trí hệ thống cây trồng thích hợp nhằm khắc
phục những yếu tố hạn chế và nâng cao hiệu quả kinh tế các loại đất.
nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu và không thể thay thế được. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì thế, số lượng và chất lượng đất đai quyết định lợi thế so sánh của từng vùng, cũng như cơ cấu sản
xuất của từng nông trại.Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Sử dụng đất đai một cách hiệu quả và hợp lý sẽ góp phần làm tăng nguồn thu nhập và ổn định kinh
tế- xã hội. Đất nông nghiệp với diện tích là 14.717,30 ha, chiếm 70,06% tổng
diện tích tự nhiên
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (CSHT) đóng vai trò quan trọng là vấn đề sống còn của nền kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện nói
riêng. Nhìn chung trong những năm qua CSHT của huyệnđều được nâng cấp và
cải tạo phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đến nay 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô tới xã, có trạm y tế và bưu điện văn hóa.
Hệ thống giao thông phát triển tương đối hoàn chỉnh, trong đó phát triển
cả giaothông đường bộ và giao thông đường thuỷ.
Trên địa bàn huyện có nhiều trục giao thông quan trọng và có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, như:
- Tuyến Quốc lộ 6 nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc đi qua địa
bàn huyện với chiều dài 13,7 km và chiều rộng mặt đường là 28 m. Đây là trục giao thông chính có ý nghĩa rất lớn tạo nên những điều kiện thuận lợi để Kỳ Sơn giao lưu với thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.
- Tỉnh lộ 445, tỉnh lộ 446 với tổng chiều dài là 29,5 km và chiều rộng mặt
đường là 5,5 m. Đây là trục đường giúp Kỳ Sơn thông thương với các huyện lâncận.
- Tuyến đường huyện lộ từ Dân Hạ - Độc Lập, đường Hợp Thịnh - Phú
Minh và các tuyến đường huyện khác với tổng chiều dài là 41,0 km và chiều
rộng đường từ 3 – 5 m. Đâylà các tuyến giúp các xã trong huyện có thể giao lưu,
trao đổi và hợp tác trong phát triển kinh tế xã hội.
- Sông Đà được coi là tuyến đường thuỷ quan trọng giúp huyện Kỳ Sơn
có thể giao lưu với các vùng lân cận.
Huyện đã có nhiều chính sách phát triển CSHT để phát triển cụm và khu công nghiệp, sự phát triển đó tác động trở lại tạo điều kiện nâng cấp, cải tạo
CSHT ngày càng kiên cố và chất lượng hơn (khi các doanh nghiệp có hỗ trợ, đóng góp xây dựng và phát triển kinh tế). Từ đó, tạo ra môi trường giao lưu văn
hóa - kinh tế - xã hội, đó sẽ là điều kiện tốt nhất cho các cơ sở sản xuất, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện.