Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

2.1.4.1. Chính sách tiền lương – tiền công

Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền công cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.

2.1.4.2. Chính sách lao động việc làm

Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.

Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó chính sách lao động và việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, chính sách giải quyết việc làm và chống thất nghiệp là chính sách xã hội cơ bản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu chính sách lao động việc làm tác động trực tiếp làm tăng việc làm trong xã hội thì cũng trực tiếp tác động làm tăng số người tham gia BHXH.

Chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động, vì:

+ Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và Pháp luật.... Điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.

+ Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc làm sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH.

+ Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động và thu nhập cao; chủ sử dụng lao động cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí (Phạm Thị Định và Nguyễn Văn Định, 2015).

2.1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

- Tình hình phát triển kinh tế:

Trình độ phát triển của BHXH được quyết định bởi mức độ phát triển của nền kinh tế. Khi kinh tế càng phát triển thì BHXH ngành các hoàn thiện. Mặt

khác, khi nền kinh tế xã hội tốt ổn định thì các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh hoạt động thuận lợi và phát triến ổn định, do đó việc thanh toán tiền công, tiền lương cho NLĐ đúng kỳ đúng hạn, NLĐ yên tâm làm việc. Vì vậy, chủ SDLĐ và NLĐ sẵn sàng trích một phần tiền lương để đóng góp BHXH. Điều này sẽ góp phần làm tăng nguồn thu BHXH.

Ngược lại, nếu nền kinh tế kém phát triển thì các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động khó khăn, họ sẽ tìm cách trốn tránh đóng BHXH cho NLĐ; đồng thời NLĐ do công việc không ổn định, thu nhập thấp, cuộc sống gặp khó khăn nên cũng không muốn tham gia BHXH, từ đó dẫn đến thất thu BHXH.

- Số lượng đối tượng tham gia BHXH:

Khi nền kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm tăng lên vì các đơn vị SDLĐ sẽ mở rộng phát triển quy mô kinh doanh sản xuất. NLĐ ngày càng có điều kiện tham gia đóng BHXH gia tăng liên tục sẽ đặt ra những vấn đề và yêu cầu nhất định đối với việc tổ chức quản lý thu BHXH.

- Ý thức của người tham gia BHXH:

Nếu có điều kiện dân trí cao, khả năng cập nhật thông tin kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật của người dân được dễ dàng thì người dân (bao gồm NLĐ và NSDLĐ) sẽ nhanh chóng nhận biết được tầm quan trọng của BHXH. Nhờ đó, chính sách thu BHXH sẽ có điều kiện thuận lợi để đi vào cuộc sống. Điều đó ảnh hưởng tích cực đến quản lý thu BHXH, qua đó hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH như nợ đọng, trốn đóng BHXH. Ngược lại, nếu trình độ dân trí thấp thì quản lý thu BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn.

2.1.4.4. Năng lực của cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Chính sách BHXH luôn thay đổi không ngừng về chế độ, về cách thức thực hiện. Vì vậy, cán bộ BHXH đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, phải nắm bắt kịp thời những thay đổi của chế độ chính sách. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH.

Bên cạnh những nhân tố khách quan trên thì công tác quản lý thu BHXH còn chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH …cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo

đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng nhận định và phân tích tính hình, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc…Như vậy, công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.

2.1.4.5. Yếu tố thuộc về người lao động và các đơn vị sử dụng lao động

Người lao động và chủ sử dụng lao động có tác động rất lớn đến công tác thu BHXH. Nếu người lao động không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về BHXH thì sẽ không đấu tranh với chủ sử dụng lao động để đòi hỏi quyền lợi của mình. Ngược lại nếu người lao động mà hiểu biết về pháp luật BHXH họ sẽ đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình buộc người sử dụng lao động phải tham gia BHXH cho họ. Tuy nhiên có một số người lao động hiểu biết, nhận thức một cách đầy đủ về BHXH nhưng do ý thức, tâm lý, thói quen đó là chỉ nghĩ đến cái trước mắt không nghĩ đến cái lâu dài (cái trước mắt là không phải đóng 10.5% lương) mà thông đồng với chủ sử dụng lao động trốn đóng BHXH. Nếu như nhận thức, ý thức thức về BHXH của người lao động được nâng lên sẽ tác động tích cực đến công tác thu BHXH.

Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn tới việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)