Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

- Nguyễn Thị Hiếu (2010), “Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại

BHXH huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2010 ”, khóa luận tốt

nghiệp của trường Đại học Lao động – Xã hội. Tác giả thông qua việc nghiên cứu thực trạng công tác thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa để thấy được những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại đơn vị.

- Nguyễn Thị Hòa Trang (2010), “Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 – 2010, thực trạng và

giải pháp”, khóa luận tốt nghiệp của trường Đại học Lao động – Xã hội. Tác

giả làm rõ hơn vai trò của công tác quản lý thu đối với hoạt động thu BHXH bắt buộc, đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở địa phương.

- Phạm Trường Giang (2006), “Bàn về một số nhân tố tác động đến thu

BHXH ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội. Trong nghiên cứu của mình, tác

giả đã đưa ra một số nhân tố tác động đến hoạt động thu BHXH ở Việt Nam, bao gồm chính sách tiền lương, chính sách BHXH, nguồn lực lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hay tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; tác giả cũng phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tình trạng thất thu BHXH, tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH, như đa số các DN đăng ký mức

tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng thấp hơn so với thu nhập thực tế của NLĐ, hay quy định, chế tài xử phạt còn thiếu và chưa đủ mạnh. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy vai trò tích cực của các nhân tố đó đến công tác thu BHXH bao gồm: Thực hiện tốt công tác thu BHXH và giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH, tăng chế tài sử phạt. Bài viết đã nêu nên một cách tổng quát nhất về các nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH tại Việt Nam, tuy chưa đi vào chi tiết cụ thể nhưng đó là cơ sở để tác giả khai thác.

- Cao Văn Sang (2008), “Giải pháp quản lý thu BHXH tại thành phố Hồ

Chí Minh”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tr.4. Từ thực tế hoạt động thu BHXH tại

thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã phân tích những mặt đã làm được như phát triển đối tượng tham gia BHXH và thu BHXH, quản lý đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt thành phố là địa phương đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý thu BHXH và những mặt còn hạn chế của công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố do số lượng đơn vị, người tham gia BHXH đông và đa dạng nhiều thành phần nên ra tình trạng nhiều doanh nghiệp trốn tránh không tham gia BHXH cho NLĐ và nợ đọng tiền BHXH kéo dài; qua đó có cơ sở đưa ra những giải pháp bám sát tình hình thực tế, có hiệu lực cao đối với công tác quản lý thu BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh như tích cực phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể từ thành phố đến xã, phường để thống kê toàn bộ các đơn vị SDLĐ và NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc hay đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền các chế độ, chính sách, quyền lợi và trách nhiệm của chủ SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH. Qua bài viết tác giả hiểu hơn về công tác quản lý thu BHXH của thành phố có số thu lớn nhất cả nước.

- Vũ Quang Thọ (2012), “Tăng cường các giải pháp xử lý nợ đọng, trốn

đóng BHXH”, tạp chí BHXH Việt Nam (số 209). Tác giả tập trung nghiên cứu

thực trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH ở Việt Nam; sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin, dữ liệu từ cơ quan, doanh nghiệp và người lao động; đánh giá nguyên nhân thất thu và đưa ra giải pháp xử lý nợ đọng, trốn đóng BHXH. Tuy nhiên bài viết cũng chỉ nếu nên những giải pháp chung như tăng cường tuyên truyền và thanh tra kiểm tra chưa đi sâu vào phân tích đánh giá cụ thể số liệu để áp dụng vào từng địa phương.

- Lê Mạnh Hùng (2013), “Biện pháp quản lý chống thất thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” Nghiên cứu chống thất thu BHXH hay chính

chống tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH trên một địa phương đã nêu lên tình trạng né tránh đóng BHXH cho người lao động dẫn đến thiệt thòi cho người lao động, khiến họ không an tâm làm việc, ổn định công tác. Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp đối với cơ quan BHXH hay doanh nghiệp bao gồm nhóm biện pháp về thực thi các quy định của luật pháp, chủ trương, chính sách; nhóm biện pháp đối với cơ quan BHXH; nhóm biện pháp đối với doanh nghiệp; nhóm biện pháp liên quan đến mức đóng BHXH nhằm quản lý việc thu BHXH trên đại bản tỉnh Phú Thọ mang lại hiệu quả tốt hơn. Nhìn chung bài viết đã tổng quát việc chống thất thu BHXH trên đia bàn tỉnh Phú Thọ tuy nhiên các nhóm giải pháp đưa ra chưa thể đạt hiệu quả ngay lập tức, nhóm giải với doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền cho doanh nghiệp và người lao động, chưa thể khiến họ hiểu và tuân theo vẫn cần các biện pháp mạnh hơn.

- Ngô Thị Minh Chi (2013), “Công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình. Thực trạng

và giải pháp” bài viết đã phân tích, đánh giá tình hình tham gia BHXH bắt buộc

của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Quận Ba Đình, đây là khối doanh nghiệp có số thu BHXH cao theo đó là số nợ đọng cũng như trốn đóng của khối này cũng lớn nhất, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải quyết nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BHXH Quận Ba Đình. Từ nghiên cứu này ta có áp dụng vào khối doanh nghiệp khác để hoàn thiện quản lý thu BHXH. Như vậy, đã có rất nhiều những nghiên cứu, trên nhiều phương diện khác nhau, với nhiều nội dung và cách thức tiếp cận khác nhau. Những đề tài đó đã phần nào nêu lên những cơ sở lý luận cơ bản nhất về BHXH và những vấn đề liên quan đến BHXH, trong đó có thu BHXH. Đây sẽ là những nền tảng ban đầu để tác giả liên hệ, tiếp thu và làm mới theo từng thời kỳ để đưa vào luận văn.

- Trần Ngọc Tuấn (2012), “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Bài viết đã tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân, dựa trên các quy định về quản lý thu BHXH, phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH; những nhân tố tác động đến thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân. Trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn đề tài đã đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH đối với khu vực này trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013- 2020. Qua

đó nâng cao quản lý thu BHXH phải hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn ở hiện tại và tương lai.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh – 20 năm xây dựng và phát triển. Sách lưu hành nội bộ.

Tuy nhiên đối với thu bảo hiểm xã hội, để có thể thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào nguồn quỹ BHXH, cần tìm ra những điểm đang có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội của một huyện trong các nội dung quản lý cụ thể các nghiên cứu trên chưa thể hiện rõ. Vì vậy, bên cạnh các nội dung quản lý nói chung, tại luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu chi tiết các vấn đề quản lý, thu thập thông tin về thực trạng, đánh giá để tìm ra các khe hở trong quản lý, điều hành thu trên một địa bàn có số lượng đối tượng tham gia và số thu BHXH ngày càng lớn như huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó chỉ ra một số giải pháp cũng như kiến nghị để nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trong tương lai của các cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung và Cơ quan BHXH huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Yên Phong

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng.

Tọa độ địa lý của Yên Phong nằm trong khoảng vĩ độ (21°8’45”) đến (21°14;30”) độ vĩ Bắc; và khoảng kinh độ từ (105°54;30”) đến (106°4;15”) độ kinh Đông.

Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (Tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Phía đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh). Phía tây lấy Sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội).

Trung tâm huyện Yên Phong (Thị trấn Chờ) cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 15km về phía Đông; cách Thủ đô Hà Nội 29km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A 8km về phía Nam, có quốc lộ 18 chạy qua cách sân bay quốc tế Nội Bài 15km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 115km về phía Nam, quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với KCN và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông; tuyến quốc lộ 3B Hà Nội-Thái Nguyên, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

Phía Bắc có Sông Cầu, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thông đến Hải Dương, Hải Phòng tạo nên tiềm lực phát triển mạnh kinh tế, thương mại, dịch vụ.

Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng (đã có 73 di tích được cấp bằng công nhận cấp Quốc gia, cấp tỉnh). Lễ hội dân gian phong phú và đặc sắc, Yên Phong còn là vùng quê du lịch hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.

Yên Phong có địa danh nổi tiếng là dòng sông Như Nguyệt, nơi đây năm 1077, người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã chỉ huy quân và dân ta đánh tan 30 vạn quân xâm lược nhà Tống, chiến công đó mãi mãi đi vào trang sử hào hùng của dân

tộc Việt Nam. Những con người, những địa danh đó mãi khắc sâu trong tâm khảm của chúng ta, trường tồn với non sông đất nước (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội của huyện Yên Phong

Yên Phong là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Bắc Ninh gồm 13 xã, 1 thị trấn với quy mô dân số năm 2015 là 143.617 người, chủ yếu là dân số ở độ tuổi từ 15-55 tuổi chiếm 60,81% dân số toàn huyện (Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2015)).

Từ năm 2011 – 2016, huyện Yên Phong đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành và vượt hầu hết các mục tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ 2011 – 2016. Trong đó, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá, bình quân hàng năm đạt 13%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông nghiệp chiếm 18,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 47,2%; khu vực dịch vụ chiếm 34,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,54 triệu đồng, tăng 1,63 lần so với năm 2011. Thu ngân sách địa phương hàng năm đều hoàn thành vượt 20% so với chỉ tiêu được giao.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Phong đã tích cực chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới và công tác Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Diện tích gieo trồng bình quân là 11.200 ha/năm, trong đó lúa là 10.200 ha. Năng suất lúa hàng năm đạt 60,2 tạ/ha, tổng sản lượng thóc đạt 60.100 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 426 kg. Giá trị thu được trên 1 ha canh tác đạt 94,5 triệu đồng (tăng 16,5 triệu đồng so với năm 2011).

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 501.641 tỷ đồng, tăng 410% só với năm 2011, đem lại nguồn thu hơn 2.600 tỷ đồng/năm cho ngân sách của tỉnh.

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm. Đặc biệt, các loại hình dịch vụ phục vụ khu, cụm công nghiệp tiếp tục được chú trọng phát triển, tăng thu nhập cho người dân các địa phương khu vực lân cận.

Công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Chờ, các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch văn hóa lịch sử được quan tâm chú trọng, các công trình công cộng được quan tâm đầu tư xây dựng, hệ thống đường giao thông đã đạt kết quả

bước đầu như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; lập đồ án quy hoạch chung thị trấn Chờ và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giai đoạn 2016 – 2020, huyện Yên Phong sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, phấn đấu đạt tốc độ trưởng bình quân 8%/năm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 55%; khu vực dịch vụ đạt 35%; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm; thu ngân sách tăng bình quân 16%/năm…

Sự phát triển công nghiệp đã thúc đẩy kinh tế - xã hội Yên Phong có bước tăng trưởng nhanh. Trong 5 năm 2013-2017, tăng trưởng kinh tế đạt 9%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).

Năm 2017 tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định, với những kết quả đáng khích lệ: Tổng sản phẩm GRDP địa phương ước đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 8,5 % so với năm 2016. Khu vực nông nghiệp 685 tỷ đồng, về giá trị tăng 0,5 % so với năm 2016; khu vực công nghiệp, xây dựng 1.700 tỷ đồng; khu vực dịch vụ 1.600 tỷ đồng, tăng 14,8 % so với năm 2016; thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/ người/năm. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại tiếp tục được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng tiếp tục được coi trọng. Công tác giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, kịp thời, hiện đã thành lập và đưa Trung tâm Hành chính công vào hoạt động bước đầu phát huy hiệu quả.

Năm 2018, huyện Yên Phong phấn đấu một số chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 15.400 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương tăng 20 % so với dự toán tỉnh giao. Thu nhập bình quân đầu người 53 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 2,10 %. Phấn đấu có 03 xã: Yên Phụ, Trung Nghĩa và Văn Môn đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2018. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong sạch vững mạnh (Lê Khải và Hoàng Hiển, 2018).

3.1.3. Một số nét khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)