Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để tiến hành nghiên cứu, học viên sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Những tài liệu thứ cấp được thu thập từ những công bố chính thức của BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH Bắc Ninh, cơ quan BHXH huyện Yên Phong, chi cục thuế huyện Yên Phong, Phòng tài chính - kế hoạch, Phòng lao động – thương binh xã hội, phòng thống kê và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến ngành BHXH. Tài liệu thứ cấp thu thập bao gồm:

- Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của BHXH huyện Yên Phong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017.

- Báo cáo chuyên đề về công tác thu BHXH tại huyện Yên Phong với các nội dung như: Kết quả thu BHXH hàng năm, số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, số lao động tham gia BHXH, số đơn vị SDLĐ nợ tiền đóng BHXH, số tiền nợ BHXH, tình hình khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật BHXH...

- Các bài viết về chủ đề thu BHXH trên Báo BHXH, Tạp chí BHXH, - Tin bài trên trang Website của BHXH Việt Nam, BHXH huyện Yên Phong.

- Các tài liệu liên quan khác.

Mục đích của phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập kết quả nghiên cứu, số liệu có liên quan đến đề tài luận văn. Trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập được, học viên sẽ tiến hành phân tích thực trạng quản lý thu BHXH tại huyện Yên Phong.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập số liệu sơ cấp phục vụ đề tài nghiên cứu. Tiến hành điều tra 25 đơn vị sử dụng lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên toàn huyện, chủ yếu điều tra ở thị trấn Chờ và các xã tập trung nhiều doanh nghiệp như Yên Trung, Long Châu, Đông Thọ....Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua các phiếu điều tra được xây dựng sẵn nhằm phỏng vấn đại diện các doanh nghiệp: Giám đốc, Trưởng phòng nhân sự hoặc Kế toán phụ trách trực tiếp mảng bảo hiểm xã hội và một số lao động đang tham gia Bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp.

Sử dụng tổng cộng 225 phiếu điều tra gửi đến các doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp để thu thập thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp về công tác quản lý của huyện đối với BHXH; công tác phổ biến các văn bản liên quan đến thu BHXH; công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện BHXH bắt buộc và trình độ văn hoá, sự hiểu biết của người sử dụng lao động, người lao động về BHXH bắt buộc. Trong đó có 100 phiếu điều tra gửi đến 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm 10 phiếu cho cán bộ quản lý, 10 phiếu cho cán bộ phụ trách BHXH tại doanh nghiệp và 80 phiếu cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp này); 100 phiếu điều tra gửi đến 10 doanh nghiệp tư nhân (gồm 10 phiếu cho các cán bộ quản lý, 10 phiếu cho các cán bộ phụ trách BHXH tại doanh nghiệp và 80 phiếu cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp này); 25 phiếu điều tra gửi đến 5 đơn vị hành chính sự nghiệp (gồm 05 phiếu cho các cán bộ quản lý, 05 phiếu cho các cán bộ phụ trách BHXH tại đơn vị và 15 phiếu cho người lao động đang làm việc tại các đơn vị này).

Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu điều tra và phương pháp thu thập thông tin ĐỐI

TƯỢNG SỐ MẪU NỘI DUNG THU THẬP

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 1. Người sử dụng lao động + Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 10 doanh nghiệp (Gồm 1 cán bộ quản lý, 1 cán bộ phụ trách mảng BHXH, 8 lao động)

Thu thập thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp về công tác quản lý của huyện đối với BHXH; công tác phổ biến các văn bản liên quan đến thu BHXH; công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện BHXH

Phỏng vấn bằng phiếu điều tra + Doanh nghiệp tư nhân 10 doanh nghiệp (Gồm 1 cán bộ quản lý, 1 cán bộ phụ trách mảng BHXH, 8 lao động)

Thu thập thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp về công tác quản lý của huyện đối với BHXH; công tác phổ biến các văn bản liên quan đến thu BHXH; công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện BHXH

Phỏng vấn bằng phiếu điều tra + Đơn vị hành chính sự nghiệp 5 đơn vị (Gồm 1 cán bộ quản lý, 1 cán bộ phụ trách mảng BHXH, 3 lao động)

Thu thập thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp về công tác quản lý của huyện đối với BHXH; công tác phổ biến các văn bản liên quan đến thu BHXH; công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện BHXH

Phỏng vấn bằng phiếu điều tra

2. Cơ quan bảo hiểm

+ Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong Giám đốc và 05 cán bộ phụ trách công tác thu BHXH Phỏng vấn Giám đốc BHXH các huyện về công tác tổ chức, quản lý thu BHXH ở huyện. Những thành tựu đã đạt được và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Phỏng vấn sâu + Bảo hiểm xã hội huyện BHXH huyện Tiên Du, BHXH huyện Từ Sơn Phỏng vấn Giám đốc BHXH các huyện về công tác tổ chức, quản lý thu BHXH ở huyện. Những thành tựu đã đạt được và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Phỏng vấn sâu

3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát thường là số liệu tổng hợp chưa đồng nhất, vì vậy cần phải xử lý trước khi phân tích, đánh giá. Thông tin thu được trong quá trình điều tra phỏng vấn được cập nhật vào máy tính sau đó được xử lý bằng phần mềm Exel, sử dụng số tương đối, tuyệt đối.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc sử dụng một số công cụ như bảng, sơ đồ, đồ thị và các chỉ tiêu phản ánh số tương đối, tuyệt đối. Thông qua các chỉ tiêu về số phải thu, kết quả thu BHXH, số đơn vị nợ, số tiền nợ BHXH; số đơn vị tham gia BHXH; số đơn vị trốn đóng BHXH... qua các năm.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu, so sánh theo thời gian, theo nhóm đối tượng về thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, nhờ đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại của công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn nghiên cứu.

Tác giả sử dụng phương pháp để so sánh số liệu qua các mốc thời gian. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh kết quả thực hiện với các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh các chỉ tiêu qua các giai đoạn thời gian khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Các chỉ tiêu về số lượng và tỷ lệ tăng của các đơn vị SDLĐ. + Tổng số đơn vị, tỷ lệ tăng.

+ Tổng số đơn vị SDLĐ (năm n) = Tổng số đơn vị SDLĐ đang hoạt động tính đến ngày 31 tháng 12 (năm n).

- Số lượng và tỷ lệ tăng lao động trong các đơn vị SDLĐ

+ Tổng số lao động tại các đơn vị SDLĐ (năm n) = Tổng số lao động đang làm việc tại các đơn vị SDLĐ ( bao gồm lao đông không xác định thời hạn, lao động xác định thời hạn).

+ Tổng số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH hàng năm là số lượng đơn vị SDLĐ đang thực hiện đóng BHXH cho người lao động ở thời điểm 31 tháng 12 hàng năm.

- Số lượng và tỷ lệ tăng người lao động tham gia BHXH

+ Số lao động tham gia BHXH là số lượng lao động đang tham gia BHXH tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Nợ đọng BHXH và tỷ lệ nợ đọng BHXH:

+ Nợ đọng BHXH: Nợ đọng BHXH là khi tính đến ngày cuối tháng đơn vị chưa nộp tiền BHXH cho cơ quan BHXH đơn vị tính là triệu đồng.

Tỷ lệ tăng đơn vị SDLĐ năm (n) = Tổng số đơn vị SDLĐ năm (n) Tổng số đơn vị SDLĐ năm (n-1) - 1 X 100% Tỷ lệ tăng Lao động năm (n) Tổng số LĐ năm (n) Tổng số LĐ năm (n-1) - 1 X 100% Tỷ lệ tăng đơn vị SDLĐ tham gia BHXH năm (n)

Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH năm (n)

Số đơn vị SDLĐ tham gia BXHH năm (n-1)

-1 X 100 Tỷ lệ tăng lao động tham gia BHXH năm (n)

Số LĐ tham gia BHXH năm (n) Số LĐ tham gia BXHH năm (n-1)

-1 =

=

X 100%

+ Tỷ lệ nợ đọng BHXH là chỉ tiêu phản ánh tiến độ nộp tiền BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Tỷ lệ nợ đọng BHXH được đo bằng đơn vị tháng.

Số đơn vị nợ đọng BHXH, số đơn vị nợ đọng BHXH trên 3 tháng, số đơn vị nợ đọng BHXH trên 6 tháng, số đơn vị nợ đọng BHXH trên 12 tháng; tổng số tiền nợ đọng BHXH, số tiền nợ BHXH trên 3 tháng, số tiền nợ BHXH trên 6 tháng, số tiền BHXH trên 12 tháng; Tỷ lệ doanh nghiệp nợ đọng BHXH, tỷ lệ tiền nợ BHXH....

- Số tiền thu BHXH bắt buộc theo kế hoạch hàng năm;

- Số tiền thu BHXH bắt buộc thực tế hàng năm;

- Tỉ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc so với kế hoạch; - Số đợt kiểm tra; tỉ lệ giải quyết khiếu nại tố cáo; - Tỉ lệ đơn vị sử dụng lao động vi phạm luật BHXH;

3.2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Loại hình DN tham gia BHXH. - Mức độ tham gia BHXH của các DN.

- Trình độ học vấn chủ sử dụng lao động, nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về BHXH.

- Quy mô DN, công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH. - Thu nhập bình quân đầu người.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Là huyện công nghiệp mới của tỉnh Bắc Ninh có số đơn vị sử dụng lao động lớn bao gồm các Công ty cổ phần, Công ty liên doanh với nước ngoài và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.., số lượng lao động cao, đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2017, huyện Yên Phong có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, đơn vị được thành lập mới tuy nhiên tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH còn thấp. Để đảm bảo cho công tác thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định BHXH huyện Yên Phong đã phổ biến tới hầu hết các đơn vị SDLĐ để họ thực sự hiểu và quan tâm đến chính sách BHXH qua đó thực hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ. Hiện tại đơn vị đăng ký kinh doanh mới, BHXH huyện hàng tháng phối hợp danh sách của sở kế hoạch đầu tư các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đăng ký tham gia sẽ gửi công văn yêu cầu thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH.

Mỗi đơn vị tham gia đều có các đặc điểm và tích chất khác nhau để quản lý đối tượng tham gia được thuận lợi BHXH chia các đơn vị thành 8 loai hình đơn vị quản lý bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn; Ngoài công lập; Phường, xã, thị trấn; Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và Cán bộ xã phường không chuyên trách.

Theo điều 4, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị

với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);

1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).

3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Bảng 4.1. Số đơn vị đăng ký tham gia BHXH theo loại hình đơn vị SDLD STT Loại hình 2015 (Đơn vị SDLĐ) 2016 (Đơn vị SDLĐ) 2017 (Đơn vị SDLĐ) So sánh (%) 16/15 17/16 Bình quân 1 Doanh nghiệp NN 9 8 8 88.9 100.0 94.29 2 DN có vốn ĐTNN 79 87 100 110.0 115.0 112.47 3 DN ngoài QD 75 99 123 132.0 124.0 127.94 4 HCSN, Đảng, Đoàn 87 90 90 103.0 100.0 101.49 5 Ngoài công lập 3 3 5 100.0 167.0 129.23 6 Phường, xã, thị trấn 14 14 14 100.0 100.0 100.00 7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 11 9 9 82.0 100.0 90.55 8 Cán bộ xã phường KCT 0 14 14 - 100.0 - Tổng 278 324 363 117 112 114.47

Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Theo bảng 4.1, năm 2015 BHXH huyện Yên Phong quản lý tổng số là 278 đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, tính đến hến năm 2017 đã tăng thêm 85 đơn vị so với năm 2015 đạt 363 đơn vị SDLĐ tham gia BHXH (tăng 30,58%). Số liệu diễn biến qua các năm của từng loại hình đơn vị tham gia BHXH của các đơn vị thuộc khối DN có vốn ĐTNN, DNNQD có xu hướng tăng mạnh. Khối DNNN; HCSN, Đảng, Đoàn; Ngoài công lập; Phường, xã, thị trấn Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác biến động ít, từ năm 2016 có một khối mới là Cán bộ xã phường KCT, số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)