Từ năm 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã nhiều lần thay đổi quy định về quản lý thu BHXH. Hiện nay BHXH huyện Yên Phong đang thực hiện quy định về quản lý tiền thu BHXH bắt buộc theo Quyết định số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Quy định cụ thể như sau:
1. Hình thức đóng tiền: Đơn vị tham gia đóng BHXH bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt:
1.1. Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại các ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1.2. Tiền mặt:
Đối với đơn vị: Nộp trực tiếp tại các ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. 2. Chuyển tiền thu
BHXH huyện, BHXH tỉnh chuyển toàn bộ số tiền đã thu BHXH kịp thời về tài khoản chuyên thu của BHXH cấp trên theo quy định.
Số tiền thực thu BHXH là số tiền đã chuyển vào tài khoản chuyên thu của BHXH các cấp theo chứng từ báo có của ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất cứ mục đích gì trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Biểu đồ 4.2. Tổng số thu BHXH bắt buộc ở huyện Yên Phong, giai đoạn 2015-2017
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Bước vào thực hiện kế hoạch thu hàng năm, BHXH huyện Yên Phong đều triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực để đôn đốc công tác thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Qua số liệu biểu đồ 4.2 ta thấy: số đã thu BHXH bắt buộc hàng năm tại BHXH huyện Yên Phong năm 2016 cao nhất trong 3 năm. Năm 2017 số thu
BHXH bắt buộc tại huyện giảm xuống rất nhiều, nguyên nhân là do 2 công ty lớn của Hàn Quốc là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam và công ty TNHH Samsung Display Việt Nam được chuyển về Văn phòng BHXH tỉnh Bắc Ninh trực tiếp quản lý. Năm 2016, riêng tổng số thu của 2 đơn vị này là 914.526 triệu đồng, chiếm 71,66% tổng số thu BHXH bắt buộc của toàn huyện.
Bảng 4.5. Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối quản lý ở huyện Yên Phong, giai đoạn 2015-2017
STT Khối quản lý 2015 (triệu đổng) 2016 (triệu đồng) 2017 (triệu đồng) So sánh (%) 16/15 17/16 quân Bình 1 Khối DN Nhà Nước 6.457 8.879 12.749 138 144 140,97 2 Khối DN có vốn DTNN 865.292 1.206.216 457.979 139 38 72,68 3 Khối DN Ngoài quốc doanh 14.245 22.884 27.35 161 120 139,00 4 Khối HCSN,Đảng, Đoàn 31.013 34.411 37.083 111 108 109,49 5 Khối ngoài công lập 148 269 290 182 108 140,20 6 Khối phường xã, thị trấn, 2.467 2.91 3.002 118 108 112,89 7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 306 333 351 109 105 106,98 8 Cán bộ phường xã không chuyên trách 0 248 333 0 134 -
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Theo bảng số liệu 4.5, khối hành chính sự nghiệp và khối phường xã có số thu biến đổi đồng đều do số lao động tham gia BHXH bắt buộc ít biến động: trong 3 năm từ 2015-2017 nhà nước đã 2 lần tăng lương tối thiểu chung từ 1.150.000 lên 1.300.000, ngoài ra còn tốc độ tăng lương định kỳ ở khối hành chính sự nghiệp theo ngạch bậc, thang bảng lương do nhà nước quy định. Nguồn kinh phí đóng BHXH của các đơn vị hành chính sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp hàng năm nên tình trạng nợ đọng ở khối hành chính sự nghiệp hầu như không diễn ra.
Riêng khối DN có vốn ĐTNN có số thu tăng vượt lên năm 2016 so với năm 2015 tăng 341 tỷ đồng chiếm 94.52% số thu BHXH bắt buộc do số DN tăng, lao động tăng và mức lương tối thiểu vùng cũng tăng.
BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước luôn được quan tâm mở rộng cả phạm vi và đối tượng, từ chỗ chính sách BHXH chỉ thực hiện đối với những người làm công ăn lương khu vực nhà nước đến nay luật BHXH đã mở rộng diện bao phủ đến với mọi lao động ở các thành phần kinh tế, công tác thu BHXH được cấp uỷ, ban lãnh đạo đơn vị đặc biệt quan tâm chỉ đạo, xác định việc tăng trưởng quỹ BHXH bền vững gắn liền với nhiệm vụ mở rộng đối tượng thu BHXH bắt buộc, đó là nhiệm vụ trong tâm của toàn ngành.