Trong thời gian qua, việc vi phạm các quy định của pháp luật BHXH về trích nộp BHXH, nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng BHXH vẫn diễn ra.
Bảng 4.7. Số tiền nợ BHXH ở huyện Yên Phong, giai đoạn 2015- 2017 STT Năm Số BHXH phải thu
(Triệu đồng) Số nợ (Triệu đồng) Tỷ lệ % nợ/ Số phải thu (%) 1 2015 997.698 10.674 1,07 2 2016 1.290.634 14.484 1,12 3 2017 559.475 18.727 3,35
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Qua bảng 4.7 cho thấy, số tiền nợ đọng qua các năm của BHXH huyện Yên Phong biến động tăng giảm không đều. Năm 2015 số tiền nợ BHXH là 10.674 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1.07% số BHXH phải thu, sang năm 2016 số nợ này đã tăng lên trên 14.484 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,12% số BHXH phải thu, sau đó năm 2017 số nợ tăng là 18.727 triệu đồng. Số nợ biến động theo tình hình hoạt động của đơn vị chủ yếu là các khối DN ngoài QD, DN có vốn ĐTNN. Năm 2017, tỉ lệ nợ tăng xấp xỉ 3 lần so với năm 2016 bởi vì, trong năm 2017, 2 công ty lớn là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam và công ty TNHH Samsung Display Việt Nam được chuyển về tham gia BHXH tại Văn phòng BHXH tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 4.8. Tình hình nợ BHXH ở huyện Yên Phong phân theo loại hình đơn vị sử dụng lao động, giai đoạn 2015-2017
STT Loại hình (Triệu 2015 đồng) 2016 (Triệu đồng) 2017 (Triệu đồng) So sánh (%) 16/15 17/16 quân Bình 1 Doanh nghiệp NN 1.783 2.743 934 154 34 72,36 2 DN có vốn ĐTNN 5.966 9.495 14.963 159 158 158,50 3 DN ngoài QD 2.671 2.24 2.502 84 112 96,99 4 HCSN, Đảng, Đoàn 226 0 259 0 0 0,00 5 Ngoài công lập 17 7 17 41 243 99,81 6 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 11 0 40 0 0 0 7 Phường, xã, thị trấn 0 0 7 0 0 0 8 Cán bộ xã phường KCT 0 0 5 0 0 0 Tổng 10.674 14.484 18.727 136 129 -
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy: Mỗi khối đơn vị SDLĐ đều có sự biến động nhất định qua các năm, trong đó tỷ lệ nợ BHXH khối DN NQD, và khối
DN có vốn ĐTNN là cao nhất. Năm 2014, do thực hiện chính sách thắt chặt quản lý, tiến hành sát nhập, giải thể nên số nợ của khối Doanh nghiệp NN là 1,390 tỷ chỉ chiếm 20,61% tổng nợ, nhưng bước sang các năm 2015, 2016 thì số nợ lại tăng 1.783 tỷ và 2.743 tỷ nhưng tỷ lệ trên tổng nợ giảm 16,70% và 18,94%, đến năm 2017 số nợ của khối này đã giảm đáng kể xuống còn 934 triệu, bằng 1/3 số nợ năm 2016. Khối DN có vốn ĐTNN qua các năm đều có xu hướng gia tăng số nợ và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trên tổng nợ năm 2015 số nợ 5.966 tỷ đồng chiếm 55.89% trên tổng nợ, sang năm 2017 số nợ tăng thành 14.963 tỷ đồng chiếm 79.90% tổng nợ. Khối DNNQD có số nợ biến động không đều qua các năm phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp số nợ năm 2015 là 2.671 tỷ đồng chiếm 25,02% tuy nhiên sang năm 2016 số nợ giảm còn 2.240 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 2.502 tỷ đồng chiếm 13,36%. Các khối còn lại có tỷ lệ nợ thấp và tỷ trọng nợ không cao trong năm.
Vậy các khối DN Ngoài QD và khối DN có vốn ĐTNN chiếm phần lớn số nợ hàng năm. Để có bức tranh tổng quát về tình trạng nợ BHXH ở huyện Yên Phong của các loại hình doanh nghiệp, chúng ta xem biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nợ BHXH theo loại hình đơn vị SDLĐ năm 2017
Nguồn: BHXH huyện Yên Phong (2015-2017) Trong năm 2017, tất cả các khối đơn vị đều nợ BHXH, trong đó có 3 khối nợ BHXH chính, chiếm đa phần đó là Doanh nghiệp NN, DN có vốn ĐTNN và khối DN ngoài QD trong đó nợ lớn nhất là DN có vốn ĐTNN 79,90% sau đó là DN ngoài Quốc doanh với 13,36% tiếp đến là DN NN với 4,99%. Việc đóng BHXH bắt buộc là công cụ để thực hiện đảm bảo ASXH, giúp NLĐ ổn đinh cuộc sống khí đã hết tuổi lao động. Tuy nhiên, hiện nay có không ít DN chỉ lo đến lợi nhuận
cá nhân mà quên lãng trách nhiệm của mình với NLĐ trong việc đóng BHXH. Chính điều này mà tình trạng nợ đọng tiền BHXH từ các DN ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ.
Việc thu hồi số nợ đọng này khó khăn là do các chế tài có tính khả thi thấp, áp dụng không đạt hiệu quả.
Đối với cơ quan BHXH, do không có chức năng sử phạt hoặc cưỡng chế, vì vậy chỉ có thể cử cán bộ nắm chắc tình hình phát triển của DN, thực hiện theo luật là tính lãi hàng tháng đối với số tiền chậm đóng qua 30 ngày. Tuy nhiên, hiện nay, do mức lãi xuất quy định thấp nên nhiều DN đã chấp nhận chịu lãi để chiếm dụng vốn.
Ngoài ra, đối với một số DN nợ đọng, nợ kéo dài và cố tình không nộp BHXH Việt Nam đã hướng dẫn và yêu cầu BHXH các địa phương làm thủ tục kiện DN ra toà, song đây cũng chỉ là biện pháp cuối cùng.
Giải pháp kiện DN ra toà cũng đã có nhưng chỉ mang ý nghĩa ở việc sử dụng một biện pháp cưỡng chế tư pháp, buộc DN thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, giải pháp này không mang tính toàn diện và không thể giải quyết căn nguyên, nguồn gốc của tình trạng nợ BHXH.
*Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng
Từ phía NLĐ: Nhận thức còn hạn chế, chưa thực sự hiểu rõ chế độ chính sách của Nhà nước, chưa dám đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình vì sức ép việc làm, lợi ích trước mắt.
Từ phía người SDLĐ: Ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của một số doanh nghiệp không nghiêm. Doanh nghiệp chỉ muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi NLĐ, tìm cách trốn tránh, đối phó với cơ quan chức năng, một số DN đưa ra lý do kinh doanh, làm ăn thua lỗ để trốn đóng BHXH cho NLĐ.
Từ phía cơ quan quản lý: Theo “Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đối với hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc: Phạt tiền với mức từ 12 - 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng”. Với mức phạt thấp như vậy, nhiều đơn vị SDLĐ chấp nhận bị phạt BHXH còn hơn phải trả lãi vay ngân hàng. Để giải quyết tình trạng nợ đọng tiền BHXH, ngày 18/02/2008 Liên Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông
tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXG-BTC- NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người SDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh, ngày 04/4/2013 Văn phòng Chính phủ có công văn số 2665/VPCP-KTTH chỉ đạo về việc xử lý nợ BHXH, BHYT. Tuy nhiên, chế tài này cũng khó thực hiện bởi số tiền gốc còn khó thu được thì việc thu tiền lãi càng khó khả thi, mặt khác việc kiểm soát tài khoản của các doanh nghiệp mở tại ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó hiệu quả đôn đốc, kiểm tra thu nộp BHXH gặp nhiều khó khăn.
Trong lĩnh vực tư pháp việc khởi kiện về BHXH còn mới, rất khó khăn trong việc thi hành án do các doanh nghiệp không có tính tuân thủ như thay đổi hoạt động trên địa bàn khác hoặc lại mở tài khoản tại ngân hàng khác khiến việc xử phạt gặp nhiều trở ngại.