Phương hướng và mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 93)

HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.3.1. Phương hướng và mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Yên Phong huyện Yên Phong

4.3.1.1. Những yêu cầu đặt ra đối với quản lý thu bảo hiểm xã hội của huyện Yên Phong trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay công tác quản lý thu BHXH của huyện cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý tối đa số đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH. Áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao số người tham gia BHXH với tăng mục tiêu tăng số thu, đảm bảo cho quỹ BHXH được phát triển bền vững, tiến tới BHXH toàn dân đúng tinh thần chỉ đạo theo Nghị quyết đại hội lần thứ XI của Đảng.

Thứ hai, quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động một cách chính xác, đầy đủ nhằm đảm bảo xác định đúng số phải thu. Quỹ BHXH phải được quản lý thu chi đúng mục đích, đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng quỹ BHXH, góp phần nâng cao hiệu quả của quỹ BHXH.

Thứ ba, thực hiện thường xuyên và kiên quyết hơn các biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dưới 1%. Kiên quyết xử phạt hành chính các đơn vị cố tình vi phạm pháp luật BHXH; đối với các đơn vị cố tình chây ỳ, nợ tiền BHXH thì khởi kiện ra toà án.

Thứ tư, Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cả bốn nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và cải cách tài chính công, trong đó tập trung vào nội dung cải cách thể chế. Từng bước trang bị và hiện đại hoá công nghệ thông tin vào công tác quản lý của ngành; chú trọng xây dựng thương hiệu ngành BHXH, nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện tỉnh Bắc Ninh đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ.

4.3.1.2. Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội của huyện Yên Phong

Dựa trên chiến lược của ngành BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo, BHXH huyện Yên Phong phối hợp với UBND huyện phấn đấu hoàn

thành mục tiêu đến năm 2020 đạt trên 50% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH, đạt trên 35% số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Phấn đấu mở rộng và tăng nhanh số NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch do BHXH Việt Nam giao. Quản lý chặt chẽ nguồn quỹ nhằm mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.

Trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong, tính đến năm 2020 Yên Phong cơ bản trở thành huyện công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh với sự hoạt động của khu công nghiệp: Khu công nghiệp Yên Phong, Cụm công nghiệp đa nghề xã Đông Thọ và các làng nghề. Dự báo từ nay đến năm 2020 các đơn vị sử dụng NLĐ và NLĐ bắt buộc phải tham gia BHXH theo Luật BHXH ở huyện Yên Phong tăng trưởng cao.

Trong những năm từ 2015 đến năm 2017 tốc độ tăng đơn vị SDLĐ bình quân trên địa bàn là 20%/năm; với số đơn vị tăng trung bình là 33 đơn vị/năm. Các đơn vị tăng nhanh từ năm 2014 đến 2017 do có sự đầu tư của các DN vào các khu công nghiệp kèm theo sự phát triển của các DN vừa và nhỏ phục vụ cho sự phát triển của khu công nghiệp. Muc tiêu đến năm 2020 BHXH Yên Phong trung bình mỗi năm tăng khoảng 100 đơn vị/năm sẽ có quản lý khoảng 760 đơn vị bắt buộc phải tham gia BHXH.

Cùng với sự gia tăng nhanh về số lượng đơn vị SDLĐ trên địa bàn thì lao động cũng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu từ năm 2018 đến năm 2021 số lao động tham gia tăng trung bình hàng năm 6%/năm tương ứng khoảng là 5.000 lao động đạt tổng là 110.000 lao động.

Cùng với mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHXH huyện Yên Phong phấn đấu đạt mức thu tăng trung bình hàng năm 23%/năm tương ứng 300.000 triệu đồng đến năm 2021 đạt 2.400.000 triệu đồng.

Ngoài ra còn các muc tiêu như giảm thiểu tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, phấn đấu hàng năm tỷ lệ nợ BHXH dưới 3%. Phấn đấu đến năm 2021, đạt từ 60-70% trở lên các đơn vị SDLĐ, NLĐ trên địa bàn huyện tham gia BHXH.

Thực hiện tốt chính sách BHXH cho người tham gia và thụ hưởng đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách.

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH. Từng bước trang bị và hiện đại

hoá công nghệ thông tin vào công tác quản lý của ngành.

Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý và giải quyết chế độ BHXH đối với các đơn vị, đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ, xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

4.3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4.3.2.1. Tăng cường quản lý và xử lý tình trạng trốn đóng và nợ đọng tiền BHXH

Tình trạng đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc diện đủ điều kiện đóng BHXH mà không tham gia BHXH, chứng tỏ công tác nắm bắt đối tượng tham gia chưa tốt, để khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

- Một là, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm BHXH, chọn một số đơn vị SDLĐ cố tình vi phạm mà lâu nay đã vận động, thuyết phục nhưng không chuyển biến lập hồ sơ khởi kiện ra Tòa án, truy cứu trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp căn cứ vào số tiền và số tháng nợ BHXH. Trường hợp đặc biệt, nếu NLĐ đã trích nộp 8% tiền lương cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không nộp cho cơ quan BHXH mà chiếm dụng tiền đóng của NLĐ để sử dụng vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến các quyền lợi, chế độ của NLĐ thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Hai là, Nhà nước nên điều chỉnh lãi phạt do chậm đóng BHXH bằng lãi suất cho vay quá hạn của ngân hàng. Hiện nay tỷ lệ lãi phạt do chậm đóng là 9,96% năm trong khi các doanh nghiệp vay ngân hàng với lãi suất từ 13% đến 17% năm dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp nợ BHXH ngày càng nhiều.

- Ba là, ban hành các văn bản phối hợp và quy định trách nhiệm cụ thể giữa cơ quan BHXH với ngành Lao động thương binh & xã hội và Liên đoàn lao động địa phương, thông qua hình thức xây dựng quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho NLĐ. Thực trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp báo cáo thuế với số lao động và quỹ lương lớn hơn số lao động và quỹ lương tham gia BHXH rất nhiều để được giảm thuế và trốn đóng BHXH. Để tránh tình trạng này đề nghị các cấp ban hành quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan BHXH.

- Bốn là, cần phải quy định mức tiền lương tiền công, thực tế của NLĐ làm căn cứ đóng BHXH thay vì căn cứ vào thang bảng lương như hiện nay. Làm như vậy, một mặt sẽ tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ. Bởi vì trong thực tế hiện nay, NLĐ khi nghỉ việc hưởng các chế độ BHXH với mức lương hưu và trợ cấp thấp hơn nhiều so với thu nhập nhận được khi đang công tác. Ví dụ, một NLĐ đóng BHXH theo căn cứ là mức thang bảng lương là 3.000.000 đồng/tháng, nhưng tiền lương thực tế là 6.000.000 đồng/tháng, do đó khi nghỉ hưu họ được hưởng mức lương là 2.250.000 đồng/tháng, chỉ bằng 50% so với số tiền nếu đóng BHXH theo mức lương thực tế.

Thực tế cho thấy, việc đơn vị SDLĐ chiếm dụng quỹ BHXH, không đóng hoặc đóng với mức tiền ít hơn cho NLĐ không những làm ảnh hưởng đến sự cân đối của quỹ BHXH mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Để khắc phục tình trạng này, cơ quan BHXH cần tăng cường thực hiện tốt một số biện pháp sau:.

Một là, cán bộ chuyên quản thu phải trực tiếp đi kiểm tra thường xuyên các đơn vị SDLĐ để nắm bắt những vướng mắc, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với doanh nghiệp trong việc đóng BHXH cho NLĐ để các đơn vị SDLĐ hiểu rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với NLĐ để thực hiện tốt việc đóng BHXH cho NLĐ; có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan BHXH trong việc kê khai, đăng ký tham gia đúng thời gian, đủ số lao động, đóng BHXH cho NLĐ đúng mức lương thực tế trả cho NLĐ.

Hai là, thực hiện đúng quy trình, thủ tục tham gia, đóng BHXH có ý nghĩa quan trọng, vì đây là cơ sở ban đầu xác định đối tượng, phạm vi, số lượng lao động, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, thời gian đóng và thời gian được tính hưởng BHXH, xác định về tuổi và thân nhân của NLĐ liên quan trực tiếp cả một quá trình làm việc của NLĐ từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng để thực hiện chế độ BHXH cho bản thân NLĐ hoặc cho thân nhân họ. Vì vậy, hồ sơ tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải hợp pháp và hợp lệ, NSDLĐ phải đảm bảo tư cách pháp nhân theo quy định để lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH. Đây là cơ sở để cơ quan BHXH có căn cứ thực hiện thu nộp BHXH, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ; tránh lạm dụng sơ hở để trục lợi BHXH, là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia

trong kê khai, xác nhận, lập hồ sơ tính hưởng BHXH; đồng thời là căn cứ xử phạt đối với NLĐ, NSDLĐ vi phạm BHXH và thực hiện tính lãi số tiền chưa đóng, chậm đóng BHXH theo quy định.

4.3.2.2. Hoàn thiện quy trình và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thu BHXH bắt buộc

Mục đích của việc Cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện thu BHXH bắt buộc là nhằm làm cho công tác thu được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao và kế hoạch thu đã đề ra.

Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện đổi mới và tăng cường công tác thu là: + Xây dựng và hoàn thiện quy trình thu phù hợp. Điều này tạo sự thuận lợi cho công thu được dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình.

+ Nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý thu bằng việc cập nhập và thực hiện đầy đủ quy định của Luật BHXH.

+ Tăng cường trao đổi giữa BHXH huyện và NSDLĐ thông qua các phương tiện kết nối điện thoại, các trang web, email…để giảm bớt phiền hà về thời gian và chi phí đi lại nhằm nắm bắt nhanh và kịp thời tình hình biến động về số lao động cũng như tổng quỹ lương của doanh nghiệp.

Điều vướng mắc lớn nhất trong công tác quản lý thu BHXH của huyện hiện nay là đối tượng tham gia rất lớn, quy trình thu còn nhiều điểm chưa phù hợp; các biện pháp thực hiện thu BHXH đạt hiệu quả chưa cao, còn có những lỗ hổng để đơn vị sử dụng lao động tìm cách né tránh nộp BHXH cho người lao động. Vì vậy việc hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH là đưa ra các biện pháp cụ thể theo từng loại hình quản lý. Quy trình thu phải được điều chỉnh phù hợp từ các khâu đăng ký, thực hiện cũng như việc quản lý tiền thu; đối chiếu kiểm tra số tiền thu của từng đơn vị và của từng người lao động trong các khu vực khác nhau nhằm giảm tới mức thấp nhất trong công tác quản lý thu BHXH, cụ thể như sau:

Đối tượng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp: Đối tượng tham gia BHXH trong khu vực này được hưởng tiền lương từ nguồn ngân sách Nhà nước. Do vậy xây dựng quy trình thu BHXH phải quy định thêm việc kết hợp chặt chẽ với hệ thống kho bạc để nắm bắt kịp thời điểm cấp phát lương để đốc

thu BHXH, hoặc xây dựng thêm hình thức uỷ nhiệm thu thông qua kho bạc (trích trừ trực tiếp từ hệ thống kho bạc Nhà nước) để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH. Hoặc có thể trừ thẳng vào lương trước khi cấp phát lương cho các đối tượng.

Đối tượng thuộc khu vực doanh nghiệp: Kiến nghị với cơ quan Nhà nước trong việc xác định mức tiền lương làm căn cứ thu BHXH của người lao động là mức tiền lương thực mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đồng thời xây dựng quy trình thu BHXH dựa trên mức tiền lương thực nhận này. Có như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH trên tổng quỹ tiền lương thực tế, tức là không có điều kiện gian lận BHXH nữa, thì cũng không còn cơ chế trốn tránh việc ký hợp động lao động, để ghi hạ mức lương trong hợp động lao động, do vậy mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động sẽ là mức tiền lương thực tế.Xét cho cùng chỉ có mức tiền lương thực tế mới là căn cứ chuẩn xác để thực hiện chế độ trích nộp BHXH với mục đích nhằm: đảm bảo cho toàn bộ số lao động trong doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH; tăng cường nguồn quỹ để đảm bảo nhu cầu thanh toán các chế độ BHXH một cách lâu dài.

4.3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa BHXH huyện với các cơ quan chức năng liên quan trong quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như ngân hàng, thông tin và truyền thông sẽ giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh tình trạng xảy ra thất thu, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi phát hiện sai phạm, cần áp dụng các biện pháp thích hợp từ vận động, thuyết phục đến xử phạt hành chính để thu hồi nợ đọng. Với các trường hợp đơn vị SDLĐ cố tình chây ỳ, dây dưa không nộp tiền BHXH thì cần kiên quyết tiến hành khởi kiện. BHXH huyện cần chọn cán bộ chuyên môn pháp lý, có năng lực để tham mưu trong việc phối hợp với TAND, tham gia vào quá trình tố tụng, thực hiện công tác thống kê, báo cáo việc khởi kiện, thu nợ các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo và thực hiện việc khởi kiện, đảm bảo chứng cứ.

Cần tăng cường hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính và các cơ quan khác với nhau. Đồng thời cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn sẽ cung cấp thông tin cho BHXH huyện; giúp nắm được một cách chính xác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH

trên địa bàn. Tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý cũng như tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Việc phối hợp của ngân hàng, kho bạc trong việc chuyển tiền thu và kiểm tra lại tổng quỹ lương xác minh chính xác số liệu của các đơn vị cung cấp, việc triển khai chế độ chính sách mới cần sự quan tâm của huyện ủy, Ủy ban nhân dân, phòng LĐTB&XH huyện góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện trong đó nghiệp vụ thu BHXH thúc đẩy hoạt động của ngành BHXH có hiệu quả.

Kết hợp với chi cục thuế và sở kế hoạch đầu tư để thống kê, nắm bắt đầy đủ số lượng ĐVSDLĐ và số lượng NLĐ trong khu vực kinh tế của huyện.

Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)